Tăng "sức đề kháng" cho doanh nghiệp trước rủi ro thương mại
Một biện pháp chống rủi ro thương mại hữu hiệu là các doanh nghiệp đoàn kết chống lại hành vi thương mại không công bằng
Trong khi khủng hoảng tài chính đang lan rộng chưa có điểm dừng, nhiều nước trên thế giới đã và đang đưa ra không ít chính sách nhằm kích thích kinh tế, bảo vệ sản xuất trong nước, duy trì việc làm, kiềm chế suy thoái.
Trong đó có việc tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước cần ứng phó ra sao trước thực tế này?
Quan tâm hơn đến công cụ phòng vệ
Theo Bộ Công Thương, trong 3 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã phải đối mặt với hai vụ kiện chống bán phá giá. Thứ nhất là vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm giày không thấm nước của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Canada. Thứ hai là vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng túi nhựa đựng hàng hóa bán lẻ bằng sợi Polyetylen của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Trong vụ kiện đối với mặt hàng túi nhựa, Hoa Kỳ đồng thời kiện cả chống bán phá giá và chống trợ cấp. Vụ việc này có nguy cơ trở thành một tiền lệ xấu đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác cũng đang có nguy cơ cao bị kiện từ các thị trường EU, Argentina, Brazil...
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lê Danh Vĩnh nhấn mạnh, bên cạnh xuất khẩu bị tác động nặng nề và nhu cầu thị trường giảm sút nghiêm trọng, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam còn bị hàng hóa nhập khẩu do ứ đọng hoặc giảm tiêu thụ tại các thị trường khác... tìm mọi cách thâm nhập thị trường và cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp, ngành hàng đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ hàng nhập khẩu và đang phải chịu thua lỗ kéo dài.
Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đối với sản xuất trong nước, trong đó về cơ bản là các biện pháp tăng thuế và chống gian lận thương mại.
Tuy nhiên, trước thực trạng trên, các doanh nghiệp, ngành hàng cũng cần phải chú trọng và tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ để góp phần bảo vệ và duy trì sản xuất trong nước. Đây là những biện pháp được WTO cho phép, đồng thời cũng đã được quy định đầy đủ và chặt chẽ trong pháp luật Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đức Thành, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), các biện pháp phòng vệ thương mại đóng vài trò như chiếc "van" an toàn chống đỡ trước sức ép của tự do hoá thương mại, đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi thương mại không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại cho sản xuất trong nước và bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
WTO cũng đã cho phép các nền kinh tế áp dụng các biện pháp này thông qua các hiệp định của WTO về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Những quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại cũng được thể hiện rõ trong các cam kết của hiệp định khu vực mậu dịch tự do AFTA, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc...
Việt Nam cũng đã ban hành các pháp lệnh về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Kèm theo đó là các nghị định hướng dẫn thi hành cụ thể.
Đối phó hay buông xuôi?
Trước những phán đoán tình hình các vụ kiện có nguy cơ ngày càng gia tăng khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, ông Nguyễn Đức Thành khuyến nghị, trong phương án kinh doanh, kế hoạch phát triển thị trường, phát triển xuất khẩu, các doanh nghiệp nên tính đến và coi việc các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như là một rủi ro kinh doanh với vị trí cũng như tầm quan trọng như các rủi ro kinh doanh khác.
Từ đó, doanh nghiệp phải có phương án phòng chống, đối phó như đối phó với các rủi ro thương mại khác, ứng xử một cách chủ động và tích cực khi các vụ kiện xảy ra. Điều đó cũng có vai trò rất lớn trong việc hạn chế những tác động tiêu cực đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam .
Thứ nữa, các doanh nghiệp phải hợp tác để tìm các biện pháp đối phó hợp lý thay vì lo ngại và trốn tránh, buông xuôi mỗi khi bị kiện bán phá giá như hiện nay. Bởi nếu cứ tiếp diễn như vậy sẽ gây hậu quả không tốt đối với hàng hóa Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại này theo đúng mục tiêu cốt lõi là tự vệ để tránh những cú sốc thương mại, ngăn cản nguy cơ do nhập khẩu ồ ạt gây tổn hại cho sản xuất trong nước.
Nếu các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam thấy rằng một loại hàng hóa nhập khẩu nào đó đang cạnh tranh trên thị trường nội địa, nếu như không bán phá giá thì không thể bán rẻ như thế được hoặc nếu không nhận được trợ cấp từ Chính phủ nước đó thì không thể cạnh tranh bằng giá rẻ như vậy, thì các doanh nghiệp phải cùng phối hợp để chống lại những hành vi thương mại không công bằng này.
Ông Nguyễn Văn Thụ, Phó chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự vệ ngay bằng cách chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tuy nhiên, để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước cũng như phòng tránh các vụ kiện có nguy cơ xảy ra hoặc đối phó với các vụ kiện đang diễn ra, các doanh nghiệp cần phải đoàn kết.
Còn để khắc phục bị kiện chống bán phá giá tại nước ngoài, chúng ta phải "vận động hành lang" các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, sử dụng cơ quan thương vụ bằng việc tăng cường đàm phán để giải quyết những vấn đề nảy sinh, cũng như nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, ông Thụ nói.
Trong đó có việc tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước cần ứng phó ra sao trước thực tế này?
Quan tâm hơn đến công cụ phòng vệ
Theo Bộ Công Thương, trong 3 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã phải đối mặt với hai vụ kiện chống bán phá giá. Thứ nhất là vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm giày không thấm nước của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Canada. Thứ hai là vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng túi nhựa đựng hàng hóa bán lẻ bằng sợi Polyetylen của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Trong vụ kiện đối với mặt hàng túi nhựa, Hoa Kỳ đồng thời kiện cả chống bán phá giá và chống trợ cấp. Vụ việc này có nguy cơ trở thành một tiền lệ xấu đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác cũng đang có nguy cơ cao bị kiện từ các thị trường EU, Argentina, Brazil...
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lê Danh Vĩnh nhấn mạnh, bên cạnh xuất khẩu bị tác động nặng nề và nhu cầu thị trường giảm sút nghiêm trọng, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam còn bị hàng hóa nhập khẩu do ứ đọng hoặc giảm tiêu thụ tại các thị trường khác... tìm mọi cách thâm nhập thị trường và cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp, ngành hàng đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ hàng nhập khẩu và đang phải chịu thua lỗ kéo dài.
Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đối với sản xuất trong nước, trong đó về cơ bản là các biện pháp tăng thuế và chống gian lận thương mại.
Tuy nhiên, trước thực trạng trên, các doanh nghiệp, ngành hàng cũng cần phải chú trọng và tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ để góp phần bảo vệ và duy trì sản xuất trong nước. Đây là những biện pháp được WTO cho phép, đồng thời cũng đã được quy định đầy đủ và chặt chẽ trong pháp luật Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đức Thành, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), các biện pháp phòng vệ thương mại đóng vài trò như chiếc "van" an toàn chống đỡ trước sức ép của tự do hoá thương mại, đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi thương mại không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại cho sản xuất trong nước và bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
WTO cũng đã cho phép các nền kinh tế áp dụng các biện pháp này thông qua các hiệp định của WTO về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Những quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại cũng được thể hiện rõ trong các cam kết của hiệp định khu vực mậu dịch tự do AFTA, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc...
Việt Nam cũng đã ban hành các pháp lệnh về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Kèm theo đó là các nghị định hướng dẫn thi hành cụ thể.
Đối phó hay buông xuôi?
Trước những phán đoán tình hình các vụ kiện có nguy cơ ngày càng gia tăng khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, ông Nguyễn Đức Thành khuyến nghị, trong phương án kinh doanh, kế hoạch phát triển thị trường, phát triển xuất khẩu, các doanh nghiệp nên tính đến và coi việc các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như là một rủi ro kinh doanh với vị trí cũng như tầm quan trọng như các rủi ro kinh doanh khác.
Từ đó, doanh nghiệp phải có phương án phòng chống, đối phó như đối phó với các rủi ro thương mại khác, ứng xử một cách chủ động và tích cực khi các vụ kiện xảy ra. Điều đó cũng có vai trò rất lớn trong việc hạn chế những tác động tiêu cực đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam .
Thứ nữa, các doanh nghiệp phải hợp tác để tìm các biện pháp đối phó hợp lý thay vì lo ngại và trốn tránh, buông xuôi mỗi khi bị kiện bán phá giá như hiện nay. Bởi nếu cứ tiếp diễn như vậy sẽ gây hậu quả không tốt đối với hàng hóa Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại này theo đúng mục tiêu cốt lõi là tự vệ để tránh những cú sốc thương mại, ngăn cản nguy cơ do nhập khẩu ồ ạt gây tổn hại cho sản xuất trong nước.
Nếu các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam thấy rằng một loại hàng hóa nhập khẩu nào đó đang cạnh tranh trên thị trường nội địa, nếu như không bán phá giá thì không thể bán rẻ như thế được hoặc nếu không nhận được trợ cấp từ Chính phủ nước đó thì không thể cạnh tranh bằng giá rẻ như vậy, thì các doanh nghiệp phải cùng phối hợp để chống lại những hành vi thương mại không công bằng này.
Ông Nguyễn Văn Thụ, Phó chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự vệ ngay bằng cách chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tuy nhiên, để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước cũng như phòng tránh các vụ kiện có nguy cơ xảy ra hoặc đối phó với các vụ kiện đang diễn ra, các doanh nghiệp cần phải đoàn kết.
Còn để khắc phục bị kiện chống bán phá giá tại nước ngoài, chúng ta phải "vận động hành lang" các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, sử dụng cơ quan thương vụ bằng việc tăng cường đàm phán để giải quyết những vấn đề nảy sinh, cũng như nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, ông Thụ nói.