Túi PE của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá tại Mỹ
Hai công ty của Mỹ đã đệ đơn kiện chống bán phá giá đối với túi PE đựng hàng hóa bán lẻ từ Việt Nam
Hai công ty của Mỹ đã đệ đơn kiện chống bán phá giá đối với túi PE đựng hàng hóa bán lẻ từ Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, ngày 31/3/2009, công ty luật King & Spalding LLP, đại diện cho bên nguyên là hai công ty Hilex Poly Co., LLC và Super Corporation đã đệ đơn đến Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻ (polyethylene retail carrier bags) nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan và Indonesia.
Ngoài ra, hai công ty này còn kiện chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻ nhập khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻ bị kiện là loại túi có độ dày từ 0,00889 mm đến 0,889 mm. Chiều dài và chiều rộng từ 15,24 cm đến 101,6 cm, thuộc mã HS 3923.21.0085 theo hệ thống mã số hài hòa của Mỹ (HTSUS).
Phía nguyên đơn đã đưa ra biên độ phá giá đối với mặt hàng túi PE đựng hàng hóa bán lẻ của Việt Nam là 30,7%, Đài Loan là 73,9% và Indonesia là 37,4%.
Biên độ nêu trên được tính toán dựa trên giá bình quân của tất cả các giao dịch nhập khẩu, còn nếu dựa trên giá trị bình quân của từng tháng thì biên độ phá giá của Việt Nam, Đài Loan và Indonesia lần lượt là 75,1%; 100,3% và 50,9%.
Bên nguyên đơn đã đề nghị Ấn Độ sẽ là nước thay thế cho Việt Nam trong việc tính toán biên độ phá giá.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, năm 2006 Mỹ nhập khẩu trên 3 tỷ túi PE đựng hàng hóa bán lẻ của Việt Nam, trị giá trên 19 triệu USD. Năm 2007 con số này là 7,2 tỷ chiếc trị giá 71,7 triệu USD. Năm 2008 là 7,1 tỷ chiếc trị giá trên 85,8 triệu USD.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Bộ Thương mại Mỹ sẽ xem xét và đưa ra quyết định có tiến hành điều tra vụ việc hay không.
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, ngày 31/3/2009, công ty luật King & Spalding LLP, đại diện cho bên nguyên là hai công ty Hilex Poly Co., LLC và Super Corporation đã đệ đơn đến Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻ (polyethylene retail carrier bags) nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan và Indonesia.
Ngoài ra, hai công ty này còn kiện chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻ nhập khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻ bị kiện là loại túi có độ dày từ 0,00889 mm đến 0,889 mm. Chiều dài và chiều rộng từ 15,24 cm đến 101,6 cm, thuộc mã HS 3923.21.0085 theo hệ thống mã số hài hòa của Mỹ (HTSUS).
Phía nguyên đơn đã đưa ra biên độ phá giá đối với mặt hàng túi PE đựng hàng hóa bán lẻ của Việt Nam là 30,7%, Đài Loan là 73,9% và Indonesia là 37,4%.
Biên độ nêu trên được tính toán dựa trên giá bình quân của tất cả các giao dịch nhập khẩu, còn nếu dựa trên giá trị bình quân của từng tháng thì biên độ phá giá của Việt Nam, Đài Loan và Indonesia lần lượt là 75,1%; 100,3% và 50,9%.
Bên nguyên đơn đã đề nghị Ấn Độ sẽ là nước thay thế cho Việt Nam trong việc tính toán biên độ phá giá.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, năm 2006 Mỹ nhập khẩu trên 3 tỷ túi PE đựng hàng hóa bán lẻ của Việt Nam, trị giá trên 19 triệu USD. Năm 2007 con số này là 7,2 tỷ chiếc trị giá 71,7 triệu USD. Năm 2008 là 7,1 tỷ chiếc trị giá trên 85,8 triệu USD.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Bộ Thương mại Mỹ sẽ xem xét và đưa ra quyết định có tiến hành điều tra vụ việc hay không.