Tăng thuế suất sàn nhiều loại tài nguyên
Luật đã điều chỉnh khung thuế suất theo hướng tăng thuế suất sàn của hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại
Sáng 25/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thuế tài nguyên với đa số phiếu thuận.
Gồm 4 chương, 11 điều, Luật Thuế tài nguyên quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế tài nguyên, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/ 7/ 2010.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận, đối tượng chịu thuế đã được quy định chi tiết hơn trong khung thuế suất. Đồng thời, để bảo đảm đúng thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên phù hợp với tình hình thực tiễn.
Cũng từ đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội, luật đã điều chỉnh khung thuế suất theo hướng tăng thuế suất sàn của hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số loại tài nguyên quý hiếm khác.
Theo đó, thuế suất của vàng từ 9 - 25%, đất hiếm từ 12 - 25%, dầu thô từ 6 - 40%...
Quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị không nên quy định lĩnh vực dầu khí như một ngoại lệ trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế. Vì vậy, không giao Chính phủ quy định, cần thực hiện theo quy định của luật quản lý thuế để bảo đảm tính công bằng.
Tiếp thu ý kiến đó, luật đã bỏ quy định: “Riêng việc kê khai, nộp thuế tài nguyên đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than do Chính phủ quy định” .
Về miễn, giảm thuế, dự luật cũng quy định, người nộp thuế gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế được xét miễn, giảm thuế tài nguyên phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả lại số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
Hải sản tự nhiên, cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt; nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt... cũng thuộc diện được miễn thuế.
Gồm 4 chương, 11 điều, Luật Thuế tài nguyên quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế tài nguyên, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/ 7/ 2010.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận, đối tượng chịu thuế đã được quy định chi tiết hơn trong khung thuế suất. Đồng thời, để bảo đảm đúng thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên phù hợp với tình hình thực tiễn.
Cũng từ đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội, luật đã điều chỉnh khung thuế suất theo hướng tăng thuế suất sàn của hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số loại tài nguyên quý hiếm khác.
Theo đó, thuế suất của vàng từ 9 - 25%, đất hiếm từ 12 - 25%, dầu thô từ 6 - 40%...
Quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị không nên quy định lĩnh vực dầu khí như một ngoại lệ trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế. Vì vậy, không giao Chính phủ quy định, cần thực hiện theo quy định của luật quản lý thuế để bảo đảm tính công bằng.
Tiếp thu ý kiến đó, luật đã bỏ quy định: “Riêng việc kê khai, nộp thuế tài nguyên đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than do Chính phủ quy định” .
Về miễn, giảm thuế, dự luật cũng quy định, người nộp thuế gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế được xét miễn, giảm thuế tài nguyên phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả lại số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
Hải sản tự nhiên, cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt; nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt... cũng thuộc diện được miễn thuế.