Tăng trưởng đối mặt rủi ro tài chính toàn cầu
Liệu Việt Nam có đủ chắc chắn để cưỡng lại cơn bão bất ổn tài chính từ những rủi ro của thị trường thế chấp cấp hai tại Mỹ?
Châu Á đang gặp phải những bất ổn tài chính từ những rủi ro của thị trường thế chấp cấp hai (subprime) tại Mỹ. Liệu Việt Nam có đủ chắc chắn cưỡng lại được cơn bão này?
Đây là chủ đề xuyên suốt tại Diễn đàn “Tình hình kinh tế và thị trường châu Á: Phòng tránh các cơn bão tín dụng dưới tiêu chuẩn” do Citi Vietnam tổ chức vào 29/8/2007 tại Hà Nội.
Đánh giá về sự bùng nổ của thị trường vốn toàn cầu trong thời gian gần đây, ông Yiping Huang, Giám đốc điều hành và Trưởng bộ phận kinh tế và phân tích thị trường (EMA) khu vực châu Á của Citigroup nói: “Được khích lệ bởi bức tranh kinh tế toàn cầu đang khởi sắc, sự tích luỹ của đồng đôla dầu mỏ, lượng dự trữ của các ngân hàng trung ương tại châu Á và sự bùng nổ của các phương tiện đầu tư thay thế như cổ phiếu tư nhân và các quỹ bảo hiểm, tất cả các công ty thuộc mọi hạng mức tín nhiệm đều đã tham gia vào các thị trường vốn để phục vụ cho mục đích tăng trưởng và tìm nguồn vốn phục vụ cho các kế hoạch mở rộng quy mô”.
Hiệu ứng domino thị trường vốn toàn cầu
Theo ông Yiping Huang, những năm gần đây, các công ty trên khắp thế giới đang có nhiều cơ hội tiếp cận sâu vào tất cả các thị trường tài chính và cùng với đó là các đợt phát hành trên thị trường vốn tăng với tốc độ chóng mặt. Chẳng hạn, tổng giá trị phát hành trái phiếu và cổ phiếu ở Mỹ là 81 tỷ USD trong năm 1980, đã tăng lên 4 nghìn tỷ USD vào năm 2000 và đạt khoảng 7,5 nghìn tỷ USD vào năm 2006.
Sự tăng trưởng vô cùng ngoạn mục này của dòng vốn khả dụng, tính thanh khoản cao, đã cho phép các công ty có được rất nhiều lựa chọn chiến lược và tài chính với mức chi phí đi vay vô cùng hấp dẫn.
Nhưng cũng chỉ vài tuần qua, thị trường tài chính nhiều nước trên thế giới đã gặp hàng loạt nan giải về cơ cấu liên quan đến chủ yếu thế chấp cho vay bằng tiền đi vay và các nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDO/CLO).
Kết quả là các đợt phát hành trái phiếu đã bị giảm xuống, được tái cơ cấu hoặc bị rút khỏi thị trường, đặc biệt là tại các thị trường tỷ lệ lợi tức cao. Việc tiếp cận với các thị trường tín dụng cũng bị đình trệ và tất cả các tổ chức phát hành tại mọi hạng mức tín nhiệm đều phải chịu một mức chi phí vốn vay cao hơn.
Ông Yiping Huang phân tích, việc cho các công ty vay nợ ồ ạt đã kéo theo sự bùng nổ ghê gớm về các nghĩa vụ nợ có thế chấp (DCOs), dẫn đến việc phân tách rủi ro thế chấp thành nhiều loại rủi ro khác nhau, thích ứng với từng phân đoạn. Cụ thể, nếu như tổng phát hành tín dụng kiểm soát trên thế giới vào 2003 chỉ 100 tỷ USD thì con số này của 2007 đã lên tới 1,1 nghìn tỷ USD.
Và chính các quỹ tự bảo hiểm là người mua chính trong các đợt chào bán cổ phần nợ có thế chấp, chiếm khoảng từ 25 đến 33%. Vì giá trị của các tài sản thế chấp chủ yếu đã tuột dốc thảm hại nên các quỹ tự bảo hiểm đã phải gánh chịu nhiều mất mát nặng nề, buộc phải tái cơ cấu, thậm chí một vài quỹ đã phải ngừng hoạt động.
Ví dụ như, chỉ số ABX BBB biểu thị giá trị của các CDO chủ yếu có độ rủi ro cao nhất đã giảm từ 100 điểm vào đầu năm 2007 xuống còn khoảng 45 điểm vào cuối tháng 7/2007, khiến cho nỗi e ngại rủi ro trong các quỹ tự bảo hiểm tăng lên nhanh chóng, trong khi cho đến thời điểm này, các quỹ này vẫn coi đó là nguồn vốn khả dụng vô cùng quan trọng.
Thách thức đối với Việt Nam
Mặc dù khi định giá lại rủi ro đã xảy ra và trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang có chiều hướng tốt và hầu như chưa có công ty nào vỡ nợ, nhưng theo ông Yiping Huang, cho đến nay, các điều kiện trên thị trường tín dụng có vẻ như đang bị tổn thương bởi các trục trặc kỹ thuật.
Và chính hiện thực này đã và sẽ tác động mạnh mẽ đến những nền kinh tế mới nổi ở châu Á, trong đó có Việt Nam từ những kênh sau: rủi ro trực tiếp từ các khoản vay chứng khoán có thế chấp bằng bất động sản tại Mỹ; việc định giá lại rủi ro của doanh nghiệp; tiếp cận tín dụng bị hạn chế trong các ngành công nghiệp và khả năng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại.
Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam trước những thách thức trên thị trường tài chính toàn cầu vài tuần qua, ông Bong Arjonillo, Giám đốc phụ trách kinh doanh nguồn vốn và ngoại tệ Citi Vietnam nhận xét, mặc dù có nhiều niềm tin rằng, Việt Nam có thể cưỡng lại được “cơn bão” subprime Hoa Kỳ và thị trường tín dụng toàn cầu nhưng điều đó không có nghĩa Việt Nam không phải đối mặt với những thách thức hiện tại.
Trước hết, lạm phát chưa có dấu hiệu dịu đi do ảnh hưởng của tăng giá thực phẩm, vật liệu xây dựng trong khi chính sách giảm thuế nhập khẩu phải mất một thời gian mới phản ánh lên giá bán lẻ. Để đối phó với lạm phát, cùng với giả định giá dầu mỏ ổn định thì Chính phủ phải thật nỗ lực áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và quản lý tốt giá của các mặt hàng chủ chốt.
Thứ hai, đồng tiền Việt Nam (VND) đang bị yếu đi khoảng 0,8% kể từ cuối tháng 7/2007, trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đang náo động và Ngân hàng nhà nước mua thêm dự trữ ngoại tệ. Cùng lúc đó nhu cầu ngoại tệ (USD) cho nhập khẩu tăng; chênh lệch giá VND - USD trên thị trường liên ngân hàng đang được nới rộng cho thấy nhu cầu về VND giảm so với USD. Do đó, VND sẽ chịu nhiều áp lực trong kỳ tới do rủi ro ngoài ý muốn.
Thứ ba, cán cân thâm hụt thương mại tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ trong vòng 7 tháng qua do nhập khẩu tăng so với xuất khẩu.
Thứ tư, cho đến tháng 8/2007, các dòng vốn lớn từ nước ngoài tiếp tục được bơm thêm vào, cộng với lượng dự trữ ngoại tệ đã mua trước đó sẽ tăng chỉ số này lên 20 tuần nhập khẩu. Khi dự trữ tăng ngoại tệ tăng thì lượng tiền lưu thông tiếp tục dư thêm và đó là một thách thức cho chính sách điều hành tiền tệ.
Từ thực tế này, lời khuyên của ông Bong đối với các doanh nghiệp là cần sử dụng một số công cụ huy động vốn và các chiến lược tài chính doanh nghiệp nhằm thích ứng tốt hơn với sự thay đổi trên thị trường.
Cụ thể, các doanh nghiệp cần biết tái cân đối tỉ lệ suất tiền vay; sử dụng chiến lược quản lý nợ để kéo dài thời gian đáo hạn, cố định mức lãi suất hoặc mua lại nợ và trái phiếu tuỳ thời cơ; tận dụng thị trường nợ tại những nơi ít bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thế giới; sử dụng chứng khoán hoá; quy về việc coi trọng các biện pháp quản lý rủi ro.
Đối với việc điều hành vĩ mô, mặc dù một số chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang được “cách ly” khỏi những biến động trên thị trường tài chính thế giới nhưng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng Nhà nước, muốn nền kinh tế tăng trưởng ổn định, trước hết lạm phát phải thấp.
Ông Nghĩa nói: “Nếu theo đuổi quan điểm chấp nhận lạm phát cao để tăng trưởng thì sớm muộn gì cũng lãnh hậu quả vì nền kinh tế phải giảm xuống để chống lạm phát. Đó là quy luật thị trường và bất kỳ ý chí nào cũng phải thua. Nếu duy trì lạm phát ổn định, hệ thống kinh tế vĩ mô tốt thì nhà đầu tư sẽ yên tâm làm ăn lâu dài”.
Điều ông Nghĩa nói cũng nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia bởi lẽ, tăng trưởng bền vững thì sức đề kháng với biến động rủi ro từ bên ngoài sẽ tốt hơn.
Đây là chủ đề xuyên suốt tại Diễn đàn “Tình hình kinh tế và thị trường châu Á: Phòng tránh các cơn bão tín dụng dưới tiêu chuẩn” do Citi Vietnam tổ chức vào 29/8/2007 tại Hà Nội.
Đánh giá về sự bùng nổ của thị trường vốn toàn cầu trong thời gian gần đây, ông Yiping Huang, Giám đốc điều hành và Trưởng bộ phận kinh tế và phân tích thị trường (EMA) khu vực châu Á của Citigroup nói: “Được khích lệ bởi bức tranh kinh tế toàn cầu đang khởi sắc, sự tích luỹ của đồng đôla dầu mỏ, lượng dự trữ của các ngân hàng trung ương tại châu Á và sự bùng nổ của các phương tiện đầu tư thay thế như cổ phiếu tư nhân và các quỹ bảo hiểm, tất cả các công ty thuộc mọi hạng mức tín nhiệm đều đã tham gia vào các thị trường vốn để phục vụ cho mục đích tăng trưởng và tìm nguồn vốn phục vụ cho các kế hoạch mở rộng quy mô”.
Hiệu ứng domino thị trường vốn toàn cầu
Theo ông Yiping Huang, những năm gần đây, các công ty trên khắp thế giới đang có nhiều cơ hội tiếp cận sâu vào tất cả các thị trường tài chính và cùng với đó là các đợt phát hành trên thị trường vốn tăng với tốc độ chóng mặt. Chẳng hạn, tổng giá trị phát hành trái phiếu và cổ phiếu ở Mỹ là 81 tỷ USD trong năm 1980, đã tăng lên 4 nghìn tỷ USD vào năm 2000 và đạt khoảng 7,5 nghìn tỷ USD vào năm 2006.
Sự tăng trưởng vô cùng ngoạn mục này của dòng vốn khả dụng, tính thanh khoản cao, đã cho phép các công ty có được rất nhiều lựa chọn chiến lược và tài chính với mức chi phí đi vay vô cùng hấp dẫn.
Nhưng cũng chỉ vài tuần qua, thị trường tài chính nhiều nước trên thế giới đã gặp hàng loạt nan giải về cơ cấu liên quan đến chủ yếu thế chấp cho vay bằng tiền đi vay và các nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDO/CLO).
Kết quả là các đợt phát hành trái phiếu đã bị giảm xuống, được tái cơ cấu hoặc bị rút khỏi thị trường, đặc biệt là tại các thị trường tỷ lệ lợi tức cao. Việc tiếp cận với các thị trường tín dụng cũng bị đình trệ và tất cả các tổ chức phát hành tại mọi hạng mức tín nhiệm đều phải chịu một mức chi phí vốn vay cao hơn.
Ông Yiping Huang phân tích, việc cho các công ty vay nợ ồ ạt đã kéo theo sự bùng nổ ghê gớm về các nghĩa vụ nợ có thế chấp (DCOs), dẫn đến việc phân tách rủi ro thế chấp thành nhiều loại rủi ro khác nhau, thích ứng với từng phân đoạn. Cụ thể, nếu như tổng phát hành tín dụng kiểm soát trên thế giới vào 2003 chỉ 100 tỷ USD thì con số này của 2007 đã lên tới 1,1 nghìn tỷ USD.
Và chính các quỹ tự bảo hiểm là người mua chính trong các đợt chào bán cổ phần nợ có thế chấp, chiếm khoảng từ 25 đến 33%. Vì giá trị của các tài sản thế chấp chủ yếu đã tuột dốc thảm hại nên các quỹ tự bảo hiểm đã phải gánh chịu nhiều mất mát nặng nề, buộc phải tái cơ cấu, thậm chí một vài quỹ đã phải ngừng hoạt động.
Ví dụ như, chỉ số ABX BBB biểu thị giá trị của các CDO chủ yếu có độ rủi ro cao nhất đã giảm từ 100 điểm vào đầu năm 2007 xuống còn khoảng 45 điểm vào cuối tháng 7/2007, khiến cho nỗi e ngại rủi ro trong các quỹ tự bảo hiểm tăng lên nhanh chóng, trong khi cho đến thời điểm này, các quỹ này vẫn coi đó là nguồn vốn khả dụng vô cùng quan trọng.
Thách thức đối với Việt Nam
Mặc dù khi định giá lại rủi ro đã xảy ra và trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang có chiều hướng tốt và hầu như chưa có công ty nào vỡ nợ, nhưng theo ông Yiping Huang, cho đến nay, các điều kiện trên thị trường tín dụng có vẻ như đang bị tổn thương bởi các trục trặc kỹ thuật.
Và chính hiện thực này đã và sẽ tác động mạnh mẽ đến những nền kinh tế mới nổi ở châu Á, trong đó có Việt Nam từ những kênh sau: rủi ro trực tiếp từ các khoản vay chứng khoán có thế chấp bằng bất động sản tại Mỹ; việc định giá lại rủi ro của doanh nghiệp; tiếp cận tín dụng bị hạn chế trong các ngành công nghiệp và khả năng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại.
Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam trước những thách thức trên thị trường tài chính toàn cầu vài tuần qua, ông Bong Arjonillo, Giám đốc phụ trách kinh doanh nguồn vốn và ngoại tệ Citi Vietnam nhận xét, mặc dù có nhiều niềm tin rằng, Việt Nam có thể cưỡng lại được “cơn bão” subprime Hoa Kỳ và thị trường tín dụng toàn cầu nhưng điều đó không có nghĩa Việt Nam không phải đối mặt với những thách thức hiện tại.
Trước hết, lạm phát chưa có dấu hiệu dịu đi do ảnh hưởng của tăng giá thực phẩm, vật liệu xây dựng trong khi chính sách giảm thuế nhập khẩu phải mất một thời gian mới phản ánh lên giá bán lẻ. Để đối phó với lạm phát, cùng với giả định giá dầu mỏ ổn định thì Chính phủ phải thật nỗ lực áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và quản lý tốt giá của các mặt hàng chủ chốt.
Thứ hai, đồng tiền Việt Nam (VND) đang bị yếu đi khoảng 0,8% kể từ cuối tháng 7/2007, trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đang náo động và Ngân hàng nhà nước mua thêm dự trữ ngoại tệ. Cùng lúc đó nhu cầu ngoại tệ (USD) cho nhập khẩu tăng; chênh lệch giá VND - USD trên thị trường liên ngân hàng đang được nới rộng cho thấy nhu cầu về VND giảm so với USD. Do đó, VND sẽ chịu nhiều áp lực trong kỳ tới do rủi ro ngoài ý muốn.
Thứ ba, cán cân thâm hụt thương mại tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ trong vòng 7 tháng qua do nhập khẩu tăng so với xuất khẩu.
Thứ tư, cho đến tháng 8/2007, các dòng vốn lớn từ nước ngoài tiếp tục được bơm thêm vào, cộng với lượng dự trữ ngoại tệ đã mua trước đó sẽ tăng chỉ số này lên 20 tuần nhập khẩu. Khi dự trữ tăng ngoại tệ tăng thì lượng tiền lưu thông tiếp tục dư thêm và đó là một thách thức cho chính sách điều hành tiền tệ.
Từ thực tế này, lời khuyên của ông Bong đối với các doanh nghiệp là cần sử dụng một số công cụ huy động vốn và các chiến lược tài chính doanh nghiệp nhằm thích ứng tốt hơn với sự thay đổi trên thị trường.
Cụ thể, các doanh nghiệp cần biết tái cân đối tỉ lệ suất tiền vay; sử dụng chiến lược quản lý nợ để kéo dài thời gian đáo hạn, cố định mức lãi suất hoặc mua lại nợ và trái phiếu tuỳ thời cơ; tận dụng thị trường nợ tại những nơi ít bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thế giới; sử dụng chứng khoán hoá; quy về việc coi trọng các biện pháp quản lý rủi ro.
Đối với việc điều hành vĩ mô, mặc dù một số chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang được “cách ly” khỏi những biến động trên thị trường tài chính thế giới nhưng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng Nhà nước, muốn nền kinh tế tăng trưởng ổn định, trước hết lạm phát phải thấp.
Ông Nghĩa nói: “Nếu theo đuổi quan điểm chấp nhận lạm phát cao để tăng trưởng thì sớm muộn gì cũng lãnh hậu quả vì nền kinh tế phải giảm xuống để chống lạm phát. Đó là quy luật thị trường và bất kỳ ý chí nào cũng phải thua. Nếu duy trì lạm phát ổn định, hệ thống kinh tế vĩ mô tốt thì nhà đầu tư sẽ yên tâm làm ăn lâu dài”.
Điều ông Nghĩa nói cũng nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia bởi lẽ, tăng trưởng bền vững thì sức đề kháng với biến động rủi ro từ bên ngoài sẽ tốt hơn.