Tây Bắc “khát” vốn FDI
Giao thông xuống cấp và chất lượng nguồn nhân lực hạn chế là những trở ngại lớn nhất của vùng Tây Bắc trong thu hút FDI
Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, ngoài những nguồn vốn đầu tư cần thiết trong nước ra thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữ vai trò hết sức quan trọng và đặc biệt cần thiết đối với các tỉnh Tây Bắc.
Ông Doãn Văn Hưởng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, cho biết: trong 6 tỉnh Tây Bắc bao gồm: Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang thì Lào Cai là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng kinh tế hơn cả.
Thế nhưng trong quá trình xúc tiến đầu tư nếu chỉ mang những lợi thế mà cụ thể là tiềm năng thủy điện, đất đai, khoáng sản,... thì chưa thể kéo được các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI quy mô lớn vào Lào Cai khi mà kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông đi lại còn khó khăn, xuống cấp, khâu định hướng, quy hoạch chậm chạp, chi phí đầu tư cao, chính sách pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều rủi ro, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho quá trình phát triển công nghiệp ở mức độ cần thiết nhất.
Ông Hưởng cho rằng: hệ thống giao thông nghèo nàn, xuống cấp và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế chính là trở ngại lớn nhất làm cho Lào Cai nói riêng, các tỉnh Tây Bắc nói chung chưa thể kéo được các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư.
Tìm nhân tố tạo sức đột phá
Cũng chính vì điều này mà trong suốt 10 năm (1998-2007), cả khu vực rộng lớn này chỉ thu hút được 92 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 675 triệu USD và nếu tính thêm cả 9 tháng đầu năm 2008, thì toàn bộ khu vực Tây Bắc mới có được tất cả 95 dự án FDI với tổng vốn là 689,8 triệu USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng số vốn FDI đăng ký vào các tỉnh Tây Bắc chỉ chiếm 0,81% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước, trong đó Phú Thọ và Lào Cai là 2 địa phương dẫn đầu trong khu vực.
Riêng trong 9 tháng đầu năm 2008, thì cả vùng Tây Bắc chỉ có 2 địa phương là Lào Cai và Yên Bái là thu hút được dự án FDI mới, trong đó Lào Cai thu hút được 4 dự án với tổng số vốn đầu tư là 73,4 triệu USD và Yên Bái có 1 dự án với 3,2 triệu USD. Không chỉ hạn chế về số dự án FDI được cấp mới mà tỷ lệ vốn FDI đã được đưa vào thực hiện, triển khai tại các tỉnh Tây Bắc cũng đạt rất thấp. Tính trung bình từ 1998-2007 thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 10%.
Tại tỉnh Lào Cai, địa phương được đánh giá là “đắt khách” nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực Tây Bắc, tính đến tháng 9/2008, toàn tỉnh đã thu hút được tất cả 33 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 318,6 triệu USD. Thế nhưng số vốn đã được đưa vào thực hiện, triển khai mới chỉ đạt chưa đầy 23 triệu USD, chiếm tỷ lệ 7,2%.
Bên cạnh đó, thì hệ thống giao thông yếu kém, xuống cấp, chậm được đầu tư, nâng cấp, tốc độ giải phóng mặt bằng và các thủ tục hành chính ì ạch, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho quá trình phát triển công nghiệp cũng đã góp phần làm cho chi phí đầu tư vào khu vực Tây Bắc tăng cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác, đồng thời đã, đang là thách thức lớn cho thu hút đầu tư và giải ngân vốn FDI đối với các địa phương nơi đây.
Điều này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới, khi mà các dự án đường bộ, đường sắt trọng điểm của khu vực này chưa được nâng cấp và đầu tư mới hoàn thiện.
Trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc đến năm 2010, mục tiêu cơ bản cho giai đoạn 2001-2010 là duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế 11%/năm; GDP đầu người đạt 517,8USD; tỷ lệ huy động ngân sách là 20%/năm; tỷ lệ tích luỹ đầu tư là 11%/năm. Để đạt được kết quả này, thì từ nay đến năm 2010, các tỉnh Tây Bắc phải cần tổng số vốn đầu tư cho toàn vùng ít nhất là 10 tỷ USD, trong đó cần một lượng lớn từ các nguồn huy động vốn ODA, FDI và các thành phần kinh tế khác.
Thế nhưng nếu chỉ trông vào thực lực của mỗi địa phương hoặc có thêm phần ngoại lực từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước thì khả năng vực dậy vùng Tây Bắc với các thôn làng, trưởng bản sớm đạt được đúng mục tiêu đề ra là điều rất khó và lâu dài.
Về lâu dài để rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh, thành ở đồng bằng thì dứt khoát phải tìm ra được nhân tố đột phá cho cả vùng Tây Bắc.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, các tỉnh Tây Bắc dứt khoát phải tập trung cho phát triển nhanh lĩnh vực công nghiệp chứ nếu cứ trông chờ vào thực lực của mỗi địa phương với phương thức canh tác lạc hậu chỉ trông vào kinh tế nông nghiệp, vườn đồi, chăn nuôi... thì duy trì ở mức "đủ ăn" đã là rất khó.
Còn nếu phát triển nhanh, nâng cao tỷ trọng công nghiệp thì phải có “đầu tàu” với sức kéo mạnh của các nhà đầu tư lớn, sử dụng công nghệ cao, hiện đại, trong đó không thể thiếu doanh nghiệp FDI.
Mong chờ những dự án giao thông hoàn thành
Không thua kém với bất cứ địa phương nào về lợi thế kinh tế, nhất là tiềm năng đất đai, khoáng sản, thuỷ điện..., nhưng nói đến cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường sá, giao thông thì Tây Bắc vô cùng yếu.
Vấn đề gấp rút triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt đang được chính quyền và người dân các tỉnh Tây Bắc mong chờ, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, như tuyến đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai... đang xuống cấp và quá tải nghiêm trọng.
Ông Hưởng cho biết: do thiếu vốn, tốc độ giải phóng mặt bằng chậm đã làm cho các dự án triển khai chậm, riêng đối với công tác đầu tư, nâng cấp các dự án giao thông, trong đó có quốc lộ 70 - huyết mạch của Lào Cai thì gần như đang nằm bất động.
Thiết nghĩ để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Tây Bắc phát triển nhanh trong thời gian tới thì cùng với việc đẩy nhanh tiến độ phát triển giao thông, các tỉnh Tây Bắc cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý hoạt động thu hút đầu tư để đảm bảo tính thống nhất cao trong quản lý các hoạt động đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đăng ký và triển khai dự án đầu tư trong thời gian ngắn nhất.
Cùng với đó, thì công tác cải cách hành chính cần phải được tăng cường mạnh hơn nữa, nhất là đẩy mạnh mô hình một cửa liên thông. Kế đó là đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cần có cơ chế, chính sách thưởng cao cho các cá nhân, đơn vị kêu gọi được những dự án lớn, công nghệ cao vào Tây Bắc.
Mặt khác, cần nhanh chóng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu thu hút FDI. Hiện nay, các tỉnh trong khu vực Tây Bắc đang có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động có chất lượng cao như giám đốc điều hành, quản lý nhân sự, quản lý tài chính lại rất thiếu. Số lao động của vùng Tây Bắc chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề hạn chế.
Ông Doãn Văn Hưởng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, cho biết: trong 6 tỉnh Tây Bắc bao gồm: Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang thì Lào Cai là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng kinh tế hơn cả.
Thế nhưng trong quá trình xúc tiến đầu tư nếu chỉ mang những lợi thế mà cụ thể là tiềm năng thủy điện, đất đai, khoáng sản,... thì chưa thể kéo được các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI quy mô lớn vào Lào Cai khi mà kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông đi lại còn khó khăn, xuống cấp, khâu định hướng, quy hoạch chậm chạp, chi phí đầu tư cao, chính sách pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều rủi ro, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho quá trình phát triển công nghiệp ở mức độ cần thiết nhất.
Ông Hưởng cho rằng: hệ thống giao thông nghèo nàn, xuống cấp và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế chính là trở ngại lớn nhất làm cho Lào Cai nói riêng, các tỉnh Tây Bắc nói chung chưa thể kéo được các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư.
Tìm nhân tố tạo sức đột phá
Cũng chính vì điều này mà trong suốt 10 năm (1998-2007), cả khu vực rộng lớn này chỉ thu hút được 92 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 675 triệu USD và nếu tính thêm cả 9 tháng đầu năm 2008, thì toàn bộ khu vực Tây Bắc mới có được tất cả 95 dự án FDI với tổng vốn là 689,8 triệu USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng số vốn FDI đăng ký vào các tỉnh Tây Bắc chỉ chiếm 0,81% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước, trong đó Phú Thọ và Lào Cai là 2 địa phương dẫn đầu trong khu vực.
Riêng trong 9 tháng đầu năm 2008, thì cả vùng Tây Bắc chỉ có 2 địa phương là Lào Cai và Yên Bái là thu hút được dự án FDI mới, trong đó Lào Cai thu hút được 4 dự án với tổng số vốn đầu tư là 73,4 triệu USD và Yên Bái có 1 dự án với 3,2 triệu USD. Không chỉ hạn chế về số dự án FDI được cấp mới mà tỷ lệ vốn FDI đã được đưa vào thực hiện, triển khai tại các tỉnh Tây Bắc cũng đạt rất thấp. Tính trung bình từ 1998-2007 thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 10%.
Tại tỉnh Lào Cai, địa phương được đánh giá là “đắt khách” nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực Tây Bắc, tính đến tháng 9/2008, toàn tỉnh đã thu hút được tất cả 33 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 318,6 triệu USD. Thế nhưng số vốn đã được đưa vào thực hiện, triển khai mới chỉ đạt chưa đầy 23 triệu USD, chiếm tỷ lệ 7,2%.
Bên cạnh đó, thì hệ thống giao thông yếu kém, xuống cấp, chậm được đầu tư, nâng cấp, tốc độ giải phóng mặt bằng và các thủ tục hành chính ì ạch, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho quá trình phát triển công nghiệp cũng đã góp phần làm cho chi phí đầu tư vào khu vực Tây Bắc tăng cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác, đồng thời đã, đang là thách thức lớn cho thu hút đầu tư và giải ngân vốn FDI đối với các địa phương nơi đây.
Điều này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới, khi mà các dự án đường bộ, đường sắt trọng điểm của khu vực này chưa được nâng cấp và đầu tư mới hoàn thiện.
Trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc đến năm 2010, mục tiêu cơ bản cho giai đoạn 2001-2010 là duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế 11%/năm; GDP đầu người đạt 517,8USD; tỷ lệ huy động ngân sách là 20%/năm; tỷ lệ tích luỹ đầu tư là 11%/năm. Để đạt được kết quả này, thì từ nay đến năm 2010, các tỉnh Tây Bắc phải cần tổng số vốn đầu tư cho toàn vùng ít nhất là 10 tỷ USD, trong đó cần một lượng lớn từ các nguồn huy động vốn ODA, FDI và các thành phần kinh tế khác.
Thế nhưng nếu chỉ trông vào thực lực của mỗi địa phương hoặc có thêm phần ngoại lực từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước thì khả năng vực dậy vùng Tây Bắc với các thôn làng, trưởng bản sớm đạt được đúng mục tiêu đề ra là điều rất khó và lâu dài.
Về lâu dài để rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh, thành ở đồng bằng thì dứt khoát phải tìm ra được nhân tố đột phá cho cả vùng Tây Bắc.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, các tỉnh Tây Bắc dứt khoát phải tập trung cho phát triển nhanh lĩnh vực công nghiệp chứ nếu cứ trông chờ vào thực lực của mỗi địa phương với phương thức canh tác lạc hậu chỉ trông vào kinh tế nông nghiệp, vườn đồi, chăn nuôi... thì duy trì ở mức "đủ ăn" đã là rất khó.
Còn nếu phát triển nhanh, nâng cao tỷ trọng công nghiệp thì phải có “đầu tàu” với sức kéo mạnh của các nhà đầu tư lớn, sử dụng công nghệ cao, hiện đại, trong đó không thể thiếu doanh nghiệp FDI.
Mong chờ những dự án giao thông hoàn thành
Không thua kém với bất cứ địa phương nào về lợi thế kinh tế, nhất là tiềm năng đất đai, khoáng sản, thuỷ điện..., nhưng nói đến cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường sá, giao thông thì Tây Bắc vô cùng yếu.
Vấn đề gấp rút triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt đang được chính quyền và người dân các tỉnh Tây Bắc mong chờ, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, như tuyến đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai... đang xuống cấp và quá tải nghiêm trọng.
Ông Hưởng cho biết: do thiếu vốn, tốc độ giải phóng mặt bằng chậm đã làm cho các dự án triển khai chậm, riêng đối với công tác đầu tư, nâng cấp các dự án giao thông, trong đó có quốc lộ 70 - huyết mạch của Lào Cai thì gần như đang nằm bất động.
Thiết nghĩ để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Tây Bắc phát triển nhanh trong thời gian tới thì cùng với việc đẩy nhanh tiến độ phát triển giao thông, các tỉnh Tây Bắc cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý hoạt động thu hút đầu tư để đảm bảo tính thống nhất cao trong quản lý các hoạt động đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đăng ký và triển khai dự án đầu tư trong thời gian ngắn nhất.
Cùng với đó, thì công tác cải cách hành chính cần phải được tăng cường mạnh hơn nữa, nhất là đẩy mạnh mô hình một cửa liên thông. Kế đó là đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cần có cơ chế, chính sách thưởng cao cho các cá nhân, đơn vị kêu gọi được những dự án lớn, công nghệ cao vào Tây Bắc.
Mặt khác, cần nhanh chóng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu thu hút FDI. Hiện nay, các tỉnh trong khu vực Tây Bắc đang có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động có chất lượng cao như giám đốc điều hành, quản lý nhân sự, quản lý tài chính lại rất thiếu. Số lao động của vùng Tây Bắc chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề hạn chế.