Thử nhận diện 5 rào cản FDI vào miền Trung
Lượng vốn FDI chảy vào duyên hải miền Trung hiện rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, vì sao?
Lượng vốn FDI chảy vào duyên hải miền Trung hiện rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, vì sao?
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ năm 1987 đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án được cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD, kể cả vốn tăng thêm. Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD.
Trong khi đó, vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm, chỉ chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước.
Hạ tầng yếu
Theo người viết, việc̀ thu hút FDI vào duyên hải miền Trung đang gặp phải những rào cản chủ yếu sau:
Thứ nhất, hạ tầng và điều kiện tự nhiên của vùng không thuận lợi. Với địa hình hẹp và dốc, điều kiện thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, hạn hán bão lũ luôn là những mối đe dọa to lớn đối với duyên hải miền Trung, điều này rất dễ làm nản lòng nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cứng của vùng rất yếu kém, đặc biệt hệ thống giao thông nội vùng có chất lượng khá thấp. Nếu xem xét kết cấu hạ tầng kinh tế trên một đơn vị diện tích thì khu vực duyên hải miền Trung được đánh giá vào loại khá của cả nước, vì tỉnh nào cũng có sân bay, cảng biển, đường quốc lộ, đường sắt, đường dây 500KW… Tuy nhiên, đường sắt và đường bộ chất lượng thấp, lại đi qua nhiều làng mạc, đô thị và đường cắt ngang nên tốc độ lưu thông thấp, chỉ đạt 40-60km/giờ.
Hầu hết các sân bay trong khu vực đều là sân bay nhỏ, tần xuất bay thấp, các tuyến đường bay chủ yếu là tuyến nội địa, ít được đầu tư thỏa đáng. Cảng biển nhỏ, ít được đầu tư nên xuống cấp, các tàu hàng quốc tế có trọng tải lớn không thể vào ra tự do.
Thêm vào đó, hệ thống xử lý chất thải trong khu vực vừa thiếu vừa lạc hậu nên tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá phổ biến ở nhiều đô thị và khu công nghiệp.
Bên cạnh sự yếu kém của kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức độ yếu kém của kết cấu hạ tầng xã hội cũng đáng lo ngại. Cơ sở vật chất của hầu hết các cấp học, đặc biệt là bậc phổ thông, cao đẳng, đại học, các cơ sở đào tạo nghề còn nghèo nàn, lạc hậu, nhiều trường vẫn còn đang trong tình trạng thiếu các phương tiện thực hành cho học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, điều kiện sinh hoạt, học tập, giải trí và chăm sóc sức khoẻ cho người nước ngoài còn rất hạn chế. Cả miền Trung vẫn chưa có bệnh viện nước ngoài, chưa có cơ sở khám chữa bệnh cao cấp dành riêng cho người nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cung cấp bằng các dịch vụ y tế nào khi gặp những trục trặc về sức khỏe, đặc biệt là những căn bệnh cấp cứu đột xuất, khi mà miền Trung cách xa đáng kể về mặt không gian đối với hai trung tâm kinh tế xã hội của đất nước?
Một trục trặc đáng chú ý trong thu hút FDI của vùng là dịch vụ cao cấp phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài còn khan hiếm. Điều dễ thấy là khi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại vùng, bên cạnh mục tiêu lợi ích kinh tế thì họ cần được thụ hưởng các giá trị khác của cuộc sống, đặc biệt về đời sống tinh thần sau những giây phút làm việc căng thẳng. Họ cần có các dịch vụ cuộc sống chất lượng cao, các dịch vụ vui chơi giải trí phù hợp, các trường học tiêu chuẩn quốc tế dành cho con em họ.
Các dịch vụ cao cấp này có thể được đáp ứng ở mức nào đó tại Đà Nẵng - thủ phủ của miền Trung, song điều đó lại hoàn toàn là điều chưa thể đối với các địa phương còn lại, đặc biệt là các địa phương xa Đà Nẵng. Đây là một hạn chế của duyên hải miền Trung so với hai đầu đất nước trong thu hút FDI.
Thứ hai, thị trường nội địa ở duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, phân tán theo lãnh thổ, sức mua thấp. Mặt dù trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng duyên hải miền Trung là khá cao, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,8%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, song do xuất phát điểm thấp nên quy mô kinh tế còn khá nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 chỉ vào khoảng 400 USD, tỷ lệ hộ nghèo vào khoảng 23,3%.
Bên cạnh đó, khả năng tích lũy thấp nên vốn đầu tư nội sinh của vùng chỉ chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư (vốn trung ương chiếm khoảng 60%, vốn nước ngoài chiếm khoảng 10%)4.
Rõ ràng, năng lực nội sinh chưa đủ tạo nên cú huých đột phá cho sự tăng trưởng cao về kinh tế của vùng, và nguồn vốn FDI cần được xác định là “cứu cánh” cần thiết cho nền kinh tế của vùng trong thời gian tới.
Một vấn đề cần lưu ý nữa là hệ thống tài chính của miền Trung nói riêng còn nhiều yếu kém, trong khi các cơ sở hạ tầng tài chính có ý nghĩa rất lớn đến sự thành công của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các lĩnh vực về tín dụng, bảo hiểm, thanh toán ngoại thương, thị trường chứng khoán.
Chi phí cao
Thứ ba, chi phí đầu tư tại miền Trung khá cao, đặc biệt là chi phí vận tải. Các dự án đầu tư nhằm mục tiêu khai thác thị trường nội địa sẽ gặp khó khăn do sức mua của thị trường miền Trung còn thấp, việc sản xuất tại vùng sau đó đưa về tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hà Nội, Tp.HCM sẽ gặp khó khăn do giá bán đội chi phí vận chuyển. Các dự án đầu tư xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với đầu tư ở hai đầu đất nước do chi phí vận tải biển cao.
Thứ tư, dòng chảy đi của lao động có kỹ năng từ miền Trung đã gây cho vùng tình trạng thiếu lao động có tay nghề. Nguồn nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt thiếu hẳn đội ngũ lao động lành nghề, lao động đã qua đào tạo tại một số tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thấp.
Thực tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ vào khoảng 28,7%, trong khi đó con số này của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 33,7%, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 33,02%. Chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao của vùng duyên hải miền Trung cũng rất hạn chế, tỷ lệ lao động của vùng đã qua đào tạo cao đẳng - đại học cũng chỉ đạt 5,9%, trong khi đó tỷ lệ này của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 8,5%, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 7,5%.
Đặc biệt tại Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế mở đầu tiên của Việt Nam, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao đẳng đại học chỉ chiếm chưa đến 1%, trong khi nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao tại đây là rất lớn.
Việc đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa cần phải có thời gian, nhưng cũng không có gì bảo đảm họ sẽ ở lại trong vùng sau khi được đào tạo. Chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy những người đã ra đi sẽ quay trở lại ngay khi nhà đầu tư cần họ, sau khi họ đã có việc làm ổn định ở các trung tâm kinh tế ở phía Bắc hay phía Nam, trừ khi họ tìm thấy những động cơ rõ ràng và mạnh mẽ để khuyến khích họ trở lại miền Trung.
Rõ ràng, sự “lệch pha” về thời gian, chất lượng giữa cung và cầu lao động là vấn đề gây khó khăn trong thu hút đầu tư. Đây là lực cản cho một số địa phương trong thu hút các dự án FDI vào một số ngành sử dụng lao động kỹ năng có hiệu ứng với nhà máy lọc dầu như: thép, các dự án sau hóa dầu, công nghiệp cơ khí,…
Thiếu liên kết
Thứ năm, tính cục bộ địa phương trong thu hút FDI trong vùng còn nặng nề, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong vùng đã phá vỡ thế cân bằng chung. Tính hợp tác và liên kết trong thu hút đầu tư chưa được chú trọng.
Để xúc tiến đầu tư, hiện mỗi tỉnh đều độc lập tổ chức hội nghị, các chuyến viễn du kêu gọi riêng. Để xúc tiến du lịch, mỗi tỉnh một lễ hội đóng khung trong tỉnh của mình, trong khi đó, ai cũng hiểu du khách nước ngoài đến vùng đất này không phải đi thăm một nơi mà để thăm một loạt di sản, thắng cảnh nơi đây.
Tuy nhiên, thực tế hợp tác trong xúc tiến dường như là việc quá khó đối với các địa phương trong vùng. Ý tưởng về “Con đường di sản thế giới” do ông Paul Stoll - nguyên Tổng giám đốc Furama Resort - đưa ra, kêu gọi các địa phương trên con đường di sản ngồi lại hợp tác nhưng cũng không được nhiều lãnh đạo địa phương hưởng ứng, dù ai nấy đều cho là cần thiết.
Rõ ràng, làm sao có thể hội nhập khi ranh giới hành chính giữa các địa phương trong vùng vẫn còn rất đậm, cắt khúc sự phát triển tự nhiên của không gian kinh tế vùng?
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ năm 1987 đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án được cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD, kể cả vốn tăng thêm. Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD.
Trong khi đó, vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm, chỉ chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước.
Hạ tầng yếu
Theo người viết, việc̀ thu hút FDI vào duyên hải miền Trung đang gặp phải những rào cản chủ yếu sau:
Thứ nhất, hạ tầng và điều kiện tự nhiên của vùng không thuận lợi. Với địa hình hẹp và dốc, điều kiện thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, hạn hán bão lũ luôn là những mối đe dọa to lớn đối với duyên hải miền Trung, điều này rất dễ làm nản lòng nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cứng của vùng rất yếu kém, đặc biệt hệ thống giao thông nội vùng có chất lượng khá thấp. Nếu xem xét kết cấu hạ tầng kinh tế trên một đơn vị diện tích thì khu vực duyên hải miền Trung được đánh giá vào loại khá của cả nước, vì tỉnh nào cũng có sân bay, cảng biển, đường quốc lộ, đường sắt, đường dây 500KW… Tuy nhiên, đường sắt và đường bộ chất lượng thấp, lại đi qua nhiều làng mạc, đô thị và đường cắt ngang nên tốc độ lưu thông thấp, chỉ đạt 40-60km/giờ.
Hầu hết các sân bay trong khu vực đều là sân bay nhỏ, tần xuất bay thấp, các tuyến đường bay chủ yếu là tuyến nội địa, ít được đầu tư thỏa đáng. Cảng biển nhỏ, ít được đầu tư nên xuống cấp, các tàu hàng quốc tế có trọng tải lớn không thể vào ra tự do.
Thêm vào đó, hệ thống xử lý chất thải trong khu vực vừa thiếu vừa lạc hậu nên tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá phổ biến ở nhiều đô thị và khu công nghiệp.
Bên cạnh sự yếu kém của kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức độ yếu kém của kết cấu hạ tầng xã hội cũng đáng lo ngại. Cơ sở vật chất của hầu hết các cấp học, đặc biệt là bậc phổ thông, cao đẳng, đại học, các cơ sở đào tạo nghề còn nghèo nàn, lạc hậu, nhiều trường vẫn còn đang trong tình trạng thiếu các phương tiện thực hành cho học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, điều kiện sinh hoạt, học tập, giải trí và chăm sóc sức khoẻ cho người nước ngoài còn rất hạn chế. Cả miền Trung vẫn chưa có bệnh viện nước ngoài, chưa có cơ sở khám chữa bệnh cao cấp dành riêng cho người nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cung cấp bằng các dịch vụ y tế nào khi gặp những trục trặc về sức khỏe, đặc biệt là những căn bệnh cấp cứu đột xuất, khi mà miền Trung cách xa đáng kể về mặt không gian đối với hai trung tâm kinh tế xã hội của đất nước?
Một trục trặc đáng chú ý trong thu hút FDI của vùng là dịch vụ cao cấp phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài còn khan hiếm. Điều dễ thấy là khi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại vùng, bên cạnh mục tiêu lợi ích kinh tế thì họ cần được thụ hưởng các giá trị khác của cuộc sống, đặc biệt về đời sống tinh thần sau những giây phút làm việc căng thẳng. Họ cần có các dịch vụ cuộc sống chất lượng cao, các dịch vụ vui chơi giải trí phù hợp, các trường học tiêu chuẩn quốc tế dành cho con em họ.
Các dịch vụ cao cấp này có thể được đáp ứng ở mức nào đó tại Đà Nẵng - thủ phủ của miền Trung, song điều đó lại hoàn toàn là điều chưa thể đối với các địa phương còn lại, đặc biệt là các địa phương xa Đà Nẵng. Đây là một hạn chế của duyên hải miền Trung so với hai đầu đất nước trong thu hút FDI.
Thứ hai, thị trường nội địa ở duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, phân tán theo lãnh thổ, sức mua thấp. Mặt dù trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng duyên hải miền Trung là khá cao, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,8%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, song do xuất phát điểm thấp nên quy mô kinh tế còn khá nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 chỉ vào khoảng 400 USD, tỷ lệ hộ nghèo vào khoảng 23,3%.
Bên cạnh đó, khả năng tích lũy thấp nên vốn đầu tư nội sinh của vùng chỉ chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư (vốn trung ương chiếm khoảng 60%, vốn nước ngoài chiếm khoảng 10%)4.
Rõ ràng, năng lực nội sinh chưa đủ tạo nên cú huých đột phá cho sự tăng trưởng cao về kinh tế của vùng, và nguồn vốn FDI cần được xác định là “cứu cánh” cần thiết cho nền kinh tế của vùng trong thời gian tới.
Một vấn đề cần lưu ý nữa là hệ thống tài chính của miền Trung nói riêng còn nhiều yếu kém, trong khi các cơ sở hạ tầng tài chính có ý nghĩa rất lớn đến sự thành công của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các lĩnh vực về tín dụng, bảo hiểm, thanh toán ngoại thương, thị trường chứng khoán.
Chi phí cao
Thứ ba, chi phí đầu tư tại miền Trung khá cao, đặc biệt là chi phí vận tải. Các dự án đầu tư nhằm mục tiêu khai thác thị trường nội địa sẽ gặp khó khăn do sức mua của thị trường miền Trung còn thấp, việc sản xuất tại vùng sau đó đưa về tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hà Nội, Tp.HCM sẽ gặp khó khăn do giá bán đội chi phí vận chuyển. Các dự án đầu tư xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với đầu tư ở hai đầu đất nước do chi phí vận tải biển cao.
Thứ tư, dòng chảy đi của lao động có kỹ năng từ miền Trung đã gây cho vùng tình trạng thiếu lao động có tay nghề. Nguồn nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt thiếu hẳn đội ngũ lao động lành nghề, lao động đã qua đào tạo tại một số tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thấp.
Thực tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ vào khoảng 28,7%, trong khi đó con số này của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 33,7%, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 33,02%. Chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao của vùng duyên hải miền Trung cũng rất hạn chế, tỷ lệ lao động của vùng đã qua đào tạo cao đẳng - đại học cũng chỉ đạt 5,9%, trong khi đó tỷ lệ này của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 8,5%, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 7,5%.
Đặc biệt tại Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế mở đầu tiên của Việt Nam, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao đẳng đại học chỉ chiếm chưa đến 1%, trong khi nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao tại đây là rất lớn.
Việc đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa cần phải có thời gian, nhưng cũng không có gì bảo đảm họ sẽ ở lại trong vùng sau khi được đào tạo. Chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy những người đã ra đi sẽ quay trở lại ngay khi nhà đầu tư cần họ, sau khi họ đã có việc làm ổn định ở các trung tâm kinh tế ở phía Bắc hay phía Nam, trừ khi họ tìm thấy những động cơ rõ ràng và mạnh mẽ để khuyến khích họ trở lại miền Trung.
Rõ ràng, sự “lệch pha” về thời gian, chất lượng giữa cung và cầu lao động là vấn đề gây khó khăn trong thu hút đầu tư. Đây là lực cản cho một số địa phương trong thu hút các dự án FDI vào một số ngành sử dụng lao động kỹ năng có hiệu ứng với nhà máy lọc dầu như: thép, các dự án sau hóa dầu, công nghiệp cơ khí,…
Thiếu liên kết
Thứ năm, tính cục bộ địa phương trong thu hút FDI trong vùng còn nặng nề, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong vùng đã phá vỡ thế cân bằng chung. Tính hợp tác và liên kết trong thu hút đầu tư chưa được chú trọng.
Để xúc tiến đầu tư, hiện mỗi tỉnh đều độc lập tổ chức hội nghị, các chuyến viễn du kêu gọi riêng. Để xúc tiến du lịch, mỗi tỉnh một lễ hội đóng khung trong tỉnh của mình, trong khi đó, ai cũng hiểu du khách nước ngoài đến vùng đất này không phải đi thăm một nơi mà để thăm một loạt di sản, thắng cảnh nơi đây.
Tuy nhiên, thực tế hợp tác trong xúc tiến dường như là việc quá khó đối với các địa phương trong vùng. Ý tưởng về “Con đường di sản thế giới” do ông Paul Stoll - nguyên Tổng giám đốc Furama Resort - đưa ra, kêu gọi các địa phương trên con đường di sản ngồi lại hợp tác nhưng cũng không được nhiều lãnh đạo địa phương hưởng ứng, dù ai nấy đều cho là cần thiết.
Rõ ràng, làm sao có thể hội nhập khi ranh giới hành chính giữa các địa phương trong vùng vẫn còn rất đậm, cắt khúc sự phát triển tự nhiên của không gian kinh tế vùng?