“Tay to” sẽ tham gia cuộc chơi tỷ giá
Cùng với cơ chế tỷ giá mới, “tay to” sẽ tham gia gần như trực tiếp để kiến tạo thị trường
Ngày 4/1/2016, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực hiện cơ chế tỷ giá mới. Có một thông tin quan trọng khác ít được chú trong truyền thông là sự có mặt của “tay to”.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, đi cùng với cơ chế công bố tỷ giá trung tâm (có thể tăng/giảm hàng ngày), Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tham gia vào việc định hình kỳ vọng trên thị trường, gián tiếp tham gia kiến tạo thị trường.
Từ trước đến nay, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người mua bán sau cùng, nhưng có mặt đầu tiên khi thị trường cần can thiệp trước những biến động lớn hoặc có biểu hiện méo mó cung - cầu…
Tức là, khi cung - cầu mất cân đối, tỷ giá biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ là người mua vào hoặc bán ra để hỗ trợ thị trường cân bằng.
Tới đây, song song với cơ chế tỷ giá mới, vai trò của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng thể hiện rõ hơn khi dự kiến cơ quan này sẽ tham gia giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các ngân hàng thương mại.
Với cơ chế mới, tỷ giá trong tương lai khó đoán định. Để bảo hiểm rủi ro và chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh, trong đó có giao dịch kỳ hạn.
Cùng đó, theo Thông tư 15 Ngân hàng Nhà nước ban hành hồi tháng 10/2015, các nhu cầu mua USD thanh toán trong thời gian sau 3 ngày làm việc trở lên đều phải thực hiện theo giao dịch kỳ hạn.
Tỷ giá kỳ hạn phản ánh kỳ vọng của một bộ phận thành viên trên thị trường. Khi Ngân hàng Nhà nước tham gia giao dịch kỳ hạn, đồng nghĩa với việc cùng tham gia định hình kỳ vọng đó, có thể xem là một kỳ vọng hợp lý theo mục tiêu của nhà điều hành.
Sự tham gia này gắn với tầm của một “tay to”, là Ngân hàng Nhà nước. Một mặt, qua giao dịch kỳ hạn, Ngân hàng Nhà nước gián tiếp đưa ra cam kết đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch, tạo thêm niềm tin cho chính sách; mặt khác, tỷ giá kỳ hạn qua giao dịch cũng sẽ làm một tham chiếu quan trọng cho thị trường.
Cả hai yếu tố trên đều có thể hạn chế được yếu tố đầu cơ.
Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa thông tin chi tiết về sự tham gia và cơ chế giao dịch kỳ hạn nói trên. Song, tại thời điểm này có thể thấy, với kế hoạch dự kiến trên, sự tham gia của nhà điều hành vào thị trường sẽ nhiều hơn, có ảnh hưởng hơn, có điều kiện để chủ động hơn, nhưng cũng đòi hỏi chuyên nghiệp hơn.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, đi cùng với cơ chế công bố tỷ giá trung tâm (có thể tăng/giảm hàng ngày), Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tham gia vào việc định hình kỳ vọng trên thị trường, gián tiếp tham gia kiến tạo thị trường.
Từ trước đến nay, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người mua bán sau cùng, nhưng có mặt đầu tiên khi thị trường cần can thiệp trước những biến động lớn hoặc có biểu hiện méo mó cung - cầu…
Tức là, khi cung - cầu mất cân đối, tỷ giá biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ là người mua vào hoặc bán ra để hỗ trợ thị trường cân bằng.
Tới đây, song song với cơ chế tỷ giá mới, vai trò của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng thể hiện rõ hơn khi dự kiến cơ quan này sẽ tham gia giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các ngân hàng thương mại.
Với cơ chế mới, tỷ giá trong tương lai khó đoán định. Để bảo hiểm rủi ro và chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh, trong đó có giao dịch kỳ hạn.
Cùng đó, theo Thông tư 15 Ngân hàng Nhà nước ban hành hồi tháng 10/2015, các nhu cầu mua USD thanh toán trong thời gian sau 3 ngày làm việc trở lên đều phải thực hiện theo giao dịch kỳ hạn.
Tỷ giá kỳ hạn phản ánh kỳ vọng của một bộ phận thành viên trên thị trường. Khi Ngân hàng Nhà nước tham gia giao dịch kỳ hạn, đồng nghĩa với việc cùng tham gia định hình kỳ vọng đó, có thể xem là một kỳ vọng hợp lý theo mục tiêu của nhà điều hành.
Sự tham gia này gắn với tầm của một “tay to”, là Ngân hàng Nhà nước. Một mặt, qua giao dịch kỳ hạn, Ngân hàng Nhà nước gián tiếp đưa ra cam kết đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch, tạo thêm niềm tin cho chính sách; mặt khác, tỷ giá kỳ hạn qua giao dịch cũng sẽ làm một tham chiếu quan trọng cho thị trường.
Cả hai yếu tố trên đều có thể hạn chế được yếu tố đầu cơ.
Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa thông tin chi tiết về sự tham gia và cơ chế giao dịch kỳ hạn nói trên. Song, tại thời điểm này có thể thấy, với kế hoạch dự kiến trên, sự tham gia của nhà điều hành vào thị trường sẽ nhiều hơn, có ảnh hưởng hơn, có điều kiện để chủ động hơn, nhưng cũng đòi hỏi chuyên nghiệp hơn.