“Thạch tín hữu cơ trong nước mắm gần như vô hại”
Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng kết luận khảo sát của Vinastas là “hồ đồ”
Hôm 17/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã công bố kết quả một cuộc khảo sát về nước mắm, được thực hiện trên 150 mẫu đóng chai, thuộc 88 nhãn hiệu được mua trực tiếp tại siêu thị, đại lý, chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng đặc sản trên 19 tỉnh thành trong cả nước.
Theo đó, 67% loại nước mắm được khảo sát - tương ứng 101 nhãn hiệu nước mắm - có hàm lượng thạch tín (asen) trên 1,0 mg và thậm chí 5 mg/l, trong khi theo quy định, hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/l. Kết quả khảo sát được công bố khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang.
“Vẫn an toàn”
Chiều tối 18/10, Phó tổng thư ký Vinastas Vương Ngọc Tuấn tiếp tục có cuộc trao đổi với báo chí, để nói rõ hơn về việc hàng loạt nước mắm có lượng thạch tín vượt ngưỡng.
Ông Tuấn khẳng định, quy trình khảo sát được thực hiện khách quan. Vinastas lấy 150 mẫu nước mắm từ các siêu thị, nhà phân phối, đại lý phân phối của doanh nghiệp, thậm chí mua tận tay ở doanh nghiệp. Sau đó, mã hoá đưa vào hai phòng thử nghiệm.
“Hai phòng thử nghiệm là Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng 3, nơi có các phòng thử nghiệm được công nhận, và Viện Y tế công cộng Tp.HCM, nơi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn, Bộ Y tế chỉ định kiểm định chất lượng nước mắm. Chúng tôi đã kiểm nghiệm đồng thời và cho ra kết quả. Quá trình khảo sát, thử nghiệm kéo dài từ tháng 8 đến bây giờ, là hơn một tháng rưỡi”, ông Tuấn nói.
Phó tổng thư ký Vinastas cũng cho biết, cuộc khảo sát này có nhà tài trợ, nhưng không thể tiết lộ chi tiết.
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh kết quả 101/150 mẫu có ngưỡng thạch tín tổng - bao gồm asen hữu cơ và asen vô cơ - không đạt quy định. Tuy nhiên, bản chất asen hữu cơ gần như không độc hại, còn asen vô cơ thì có. Sau đó, Vinastas tiếp tục lấy 20 mẫu của 101 mẫu có hàm lượng asen vượt ngưỡng để kiểm định, kết quả không phát hiện ra asen vô cơ, chứng tỏ là chỉ có asen hữu cơ trong nước mắm. Như vậy là nước mắm vẫn an toàn.
Đặc biệt, khảo sát của Vinastas nhấn mạnh, các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao thì tỷ lệ có hàm lượng asen cao càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.
Cho đến nay, Vinastas vẫn chưa công bố danh sách các nhãn hiệu nước mắm được khảo sát. Tuy nhiên, danh sách này được cho là đã bị rò rỉ tại một vài diễn đàn và mạng xã hội trên Internet, với nhiều loại “nước mắm truyền thống” thường được quảng bá có độ đạm cao thì nằm trong nhóm chứa asen vượt ngưỡng quy định. Ngược lại, một số nhãn hiệu bị xem là “nước mắm công nghiệp” thì nằm trong nhóm an toàn.
“Vô cơ mới độc”
Trao đổi với VnEconomy, TS. Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, quy chuẩn của Bộ Y tế liên quan đến asen được “ngầm hiểu” đó là thạch tín vô cơ.
“Người làm về an toàn thực phẩm, khi nói đến ngộ độc asen thì mặc định đó là vô cơ rồi. Trong chuyên môn ngầm hiểu như vậy”, ông Đáng nói.
Theo quy chuẩn của Bộ Y tế ban hành năm 2011 về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, hàm lượng thạch tín cũng được ghi chú rõ chỉ tính trên vô cơ, và hàm lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời là 0,015 mg/kg. Riêng với nước chấm, Bộ Y tế có giới hạn chung là 1,0 mg/l.
Do đó, ông Đáng cho rằng kết luận khảo sát của Vinastas như vậy là “hồ đồ”, nhân danh bảo vệ người tiêu dùng, nhưng chính là làm cho người tiêu dùng hoang mang.
Bà Trần Thuỳ Dung, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về nước mắm, đến từ Viện Kinh tế và quy hoạch thuỷ sản, cũng chất vấn Vinastas vì sao lại đưa asen hữu cơ - một chất gần như vô hại trong nước mắm - để đánh giá.
Theo bà Dung, asen tồn tại dưới nhiều dạng, asen vô cơ mới có thể gây ngộ độc, còn asen hữu cơ thường tồn tại trong thuỷ sản, và gần như vô hại.
“Báo cáo Thủ tướng”
Trao đổi với báo giới, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, từ ngày 12/10, đoàn thanh tra liên ngành gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra thị trường nước mắm tại Hà Nội, Tp.HCM, sau đó sẽ mở rộng tới một số địa phương khác có truyền thống sản xuất nước mắm như Phú Quốc (Kiên Giang)...
Mục đích đợt kiểm tra này để rà soát lại hồ sơ công bố đối với các sản phẩm nước mắm, quy trình sản xuất, giấy phép lưu hành, lấy mẫu xét nghiệm các loại nước mắm trên thị trường.
Ông Phong khẳng định ở Việt Nam không có khái niệm nước mắm công nghiệp hay thủ công. Tuy nhiên, nước mắm phải đảm bảo các yêu cầu về hàm lượng đạm, axit amin, đúng với hồ sơ công bố.
"Quan điểm của chúng tôi là việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng phải đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, việc thanh kiểm tra cũng cần đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, kết quả thanh tra sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 22/10", ông Phong nói.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu nước mắm, quy mô thị trường năm 2015 đạt khoảng 11.300 tỷ đồng. Doanh nghiệp chiếm tới hơn 70% thị phần nước mắm Việt hiện này là Masan Group.
Theo đó, 67% loại nước mắm được khảo sát - tương ứng 101 nhãn hiệu nước mắm - có hàm lượng thạch tín (asen) trên 1,0 mg và thậm chí 5 mg/l, trong khi theo quy định, hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/l. Kết quả khảo sát được công bố khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang.
“Vẫn an toàn”
Chiều tối 18/10, Phó tổng thư ký Vinastas Vương Ngọc Tuấn tiếp tục có cuộc trao đổi với báo chí, để nói rõ hơn về việc hàng loạt nước mắm có lượng thạch tín vượt ngưỡng.
Ông Tuấn khẳng định, quy trình khảo sát được thực hiện khách quan. Vinastas lấy 150 mẫu nước mắm từ các siêu thị, nhà phân phối, đại lý phân phối của doanh nghiệp, thậm chí mua tận tay ở doanh nghiệp. Sau đó, mã hoá đưa vào hai phòng thử nghiệm.
“Hai phòng thử nghiệm là Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng 3, nơi có các phòng thử nghiệm được công nhận, và Viện Y tế công cộng Tp.HCM, nơi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn, Bộ Y tế chỉ định kiểm định chất lượng nước mắm. Chúng tôi đã kiểm nghiệm đồng thời và cho ra kết quả. Quá trình khảo sát, thử nghiệm kéo dài từ tháng 8 đến bây giờ, là hơn một tháng rưỡi”, ông Tuấn nói.
Phó tổng thư ký Vinastas cũng cho biết, cuộc khảo sát này có nhà tài trợ, nhưng không thể tiết lộ chi tiết.
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh kết quả 101/150 mẫu có ngưỡng thạch tín tổng - bao gồm asen hữu cơ và asen vô cơ - không đạt quy định. Tuy nhiên, bản chất asen hữu cơ gần như không độc hại, còn asen vô cơ thì có. Sau đó, Vinastas tiếp tục lấy 20 mẫu của 101 mẫu có hàm lượng asen vượt ngưỡng để kiểm định, kết quả không phát hiện ra asen vô cơ, chứng tỏ là chỉ có asen hữu cơ trong nước mắm. Như vậy là nước mắm vẫn an toàn.
Đặc biệt, khảo sát của Vinastas nhấn mạnh, các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao thì tỷ lệ có hàm lượng asen cao càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.
Cho đến nay, Vinastas vẫn chưa công bố danh sách các nhãn hiệu nước mắm được khảo sát. Tuy nhiên, danh sách này được cho là đã bị rò rỉ tại một vài diễn đàn và mạng xã hội trên Internet, với nhiều loại “nước mắm truyền thống” thường được quảng bá có độ đạm cao thì nằm trong nhóm chứa asen vượt ngưỡng quy định. Ngược lại, một số nhãn hiệu bị xem là “nước mắm công nghiệp” thì nằm trong nhóm an toàn.
“Vô cơ mới độc”
Trao đổi với VnEconomy, TS. Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, quy chuẩn của Bộ Y tế liên quan đến asen được “ngầm hiểu” đó là thạch tín vô cơ.
“Người làm về an toàn thực phẩm, khi nói đến ngộ độc asen thì mặc định đó là vô cơ rồi. Trong chuyên môn ngầm hiểu như vậy”, ông Đáng nói.
Theo quy chuẩn của Bộ Y tế ban hành năm 2011 về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, hàm lượng thạch tín cũng được ghi chú rõ chỉ tính trên vô cơ, và hàm lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời là 0,015 mg/kg. Riêng với nước chấm, Bộ Y tế có giới hạn chung là 1,0 mg/l.
Do đó, ông Đáng cho rằng kết luận khảo sát của Vinastas như vậy là “hồ đồ”, nhân danh bảo vệ người tiêu dùng, nhưng chính là làm cho người tiêu dùng hoang mang.
Bà Trần Thuỳ Dung, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về nước mắm, đến từ Viện Kinh tế và quy hoạch thuỷ sản, cũng chất vấn Vinastas vì sao lại đưa asen hữu cơ - một chất gần như vô hại trong nước mắm - để đánh giá.
Theo bà Dung, asen tồn tại dưới nhiều dạng, asen vô cơ mới có thể gây ngộ độc, còn asen hữu cơ thường tồn tại trong thuỷ sản, và gần như vô hại.
“Báo cáo Thủ tướng”
Trao đổi với báo giới, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, từ ngày 12/10, đoàn thanh tra liên ngành gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra thị trường nước mắm tại Hà Nội, Tp.HCM, sau đó sẽ mở rộng tới một số địa phương khác có truyền thống sản xuất nước mắm như Phú Quốc (Kiên Giang)...
Mục đích đợt kiểm tra này để rà soát lại hồ sơ công bố đối với các sản phẩm nước mắm, quy trình sản xuất, giấy phép lưu hành, lấy mẫu xét nghiệm các loại nước mắm trên thị trường.
Ông Phong khẳng định ở Việt Nam không có khái niệm nước mắm công nghiệp hay thủ công. Tuy nhiên, nước mắm phải đảm bảo các yêu cầu về hàm lượng đạm, axit amin, đúng với hồ sơ công bố.
"Quan điểm của chúng tôi là việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng phải đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, việc thanh kiểm tra cũng cần đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, kết quả thanh tra sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 22/10", ông Phong nói.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu nước mắm, quy mô thị trường năm 2015 đạt khoảng 11.300 tỷ đồng. Doanh nghiệp chiếm tới hơn 70% thị phần nước mắm Việt hiện này là Masan Group.