Thâm hụt ngân sách của Mỹ ngày càng tệ
Thâm hụt ngân sách của Mỹ năm tài khóa 2011 sẽ lên tới 1,48 nghìn tỷ USD, cao chưa từng có từ trước đến nay
Thâm hụt ngân sách của Mỹ năm tài khóa 2011 sẽ tăng khoảng 40% so với những dự báo đưa ra trước đây, chủ yếu do tác động từ thỏa thuận cắt giảm thuế khổng lồ mà Tổng thống Barack Obama đạt được với các nhà làm luật hồi tháng trước - Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) nước này cảnh báo.
Hãng tin Reuters cho biết, theo số liệu mà CBO vừa đưa ra, năm nay, Chính phủ Mỹ sẽ đạt mức bội chi 1,48 nghìn tỷ USD, cao chưa từng có trong lịch sử. Ở lần dự báo đưa ra hồi tháng 8 năm ngoái, CBO cho rằng, thâm hụt ngân sách của Washington năm nay sẽ là 1,07 nghìn tỷ USD.
Theo báo cáo của CBO, thỏa thuận gia hạn chính sách cắt giảm thuế từ thời Tổng thống Bush mà Tổng thống Obama đạt được mới đây sẽ làm thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng thêm 390 tỷ USD trong năm 2011, 407 tỷ USD trong năm 2012, và 120 tỷ USD trong năm 2013.
Tuy nhiên, CBO cũng cho rằng, mức thâm hụt ngân sách kỷ lục được dự báo cho năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9/2011 sẽ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn trong GDP nếu so với năm 2009. Theo cơ quan này, mức thâm hụt gần 1,5 nghìn tỷ USD của năm nay sẽ tương đương 9,8% GDP, cao hơn mức 8,9% của năm 2010, nhưng dưới mức 10% của năm 2009.
Giới phân tích cho rằng, những con số mới nhất mà CBO đưa ra có thể làm căng thẳng thêm cuộc tranh cãi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, cũng như giữa Quốc hội và Tổng thống Obama về cách tốt nhất để giải quyết khoản nợ công đang ngấp nghé ngưỡng 14 nghìn tỷ USD của nước này.
Những con số trên có thể là cơ sở để đảng Cộng hòa kêu gọi mạnh mẽ việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ liên bang, trong khi “lờ” đi những ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế. Bên cạnh đó, cuộc tranh luận về việc liệu mức trần nợ công của Mỹ có nên sớm được tăng thêm hay không cũng sẽ căng thẳng hơn. Hiện nợ công của nước này đã sắp sửa kịch trần.
Giám đốc CBO cảnh báo, nợ công của Mỹ sẽ lên tới 70% GDP trong năm nay, và 77% vào năm 2021 nếu chính sách chi tiêu và thuế hiện nay không được thay đổi. Theo giới phân tích, tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ sẽ là bền vững nếu ở mức 60%.
Trong bài phát biểu Thông điệp liên bang hôm 25/1, Tổng thống Obama đã kêu gọi giải quyết những thách thức về kinh tế và tài khóa của đất nước thông qua cải cách thuế và không tăng chi tiêu trong thời gian 5 năm cho nhiều chương trình nội địa. Theo ông Obama, những biện pháp này sẽ giúp Chính phủ Mỹ tiết kiệm được 400 tỷ USD trong 10 năm.
Ông Obama cũng cảnh báo rằng, việc giảm thuế cho tầng lớp những người giàu có theo thỏa thuận mới đây của ông là không bền vững. “Chúng ta không thể kéo dài mãi việc cắt giảm thuế cho tầng lớp người giàu chiếm 2% dân số được”, ông Obama nói.
Giới chuyên gia cho rằng, với 14 triệu người lao động Mỹ không có việc làm, tương đương tỷ lệ thất nghiệp 9,4% hiện nay, mức thâm hụt ngân sách cao sẽ còn đeo bám nước Mỹ dai dẳng. CBO dự báo, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm xuống 9,2% trong quý 4 năm nay, 8,2% vào quý 4 năm 2012 và 7,4% vào cuối năm 2013.
Cũng theo cơ quan này, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 2,8% trong năm 2012, sau đó tăng bình quân 3,4% trong thời kỳ 2013-2016.
Hãng tin Reuters cho biết, theo số liệu mà CBO vừa đưa ra, năm nay, Chính phủ Mỹ sẽ đạt mức bội chi 1,48 nghìn tỷ USD, cao chưa từng có trong lịch sử. Ở lần dự báo đưa ra hồi tháng 8 năm ngoái, CBO cho rằng, thâm hụt ngân sách của Washington năm nay sẽ là 1,07 nghìn tỷ USD.
Theo báo cáo của CBO, thỏa thuận gia hạn chính sách cắt giảm thuế từ thời Tổng thống Bush mà Tổng thống Obama đạt được mới đây sẽ làm thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng thêm 390 tỷ USD trong năm 2011, 407 tỷ USD trong năm 2012, và 120 tỷ USD trong năm 2013.
Tuy nhiên, CBO cũng cho rằng, mức thâm hụt ngân sách kỷ lục được dự báo cho năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9/2011 sẽ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn trong GDP nếu so với năm 2009. Theo cơ quan này, mức thâm hụt gần 1,5 nghìn tỷ USD của năm nay sẽ tương đương 9,8% GDP, cao hơn mức 8,9% của năm 2010, nhưng dưới mức 10% của năm 2009.
Giới phân tích cho rằng, những con số mới nhất mà CBO đưa ra có thể làm căng thẳng thêm cuộc tranh cãi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, cũng như giữa Quốc hội và Tổng thống Obama về cách tốt nhất để giải quyết khoản nợ công đang ngấp nghé ngưỡng 14 nghìn tỷ USD của nước này.
Những con số trên có thể là cơ sở để đảng Cộng hòa kêu gọi mạnh mẽ việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ liên bang, trong khi “lờ” đi những ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế. Bên cạnh đó, cuộc tranh luận về việc liệu mức trần nợ công của Mỹ có nên sớm được tăng thêm hay không cũng sẽ căng thẳng hơn. Hiện nợ công của nước này đã sắp sửa kịch trần.
Giám đốc CBO cảnh báo, nợ công của Mỹ sẽ lên tới 70% GDP trong năm nay, và 77% vào năm 2021 nếu chính sách chi tiêu và thuế hiện nay không được thay đổi. Theo giới phân tích, tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ sẽ là bền vững nếu ở mức 60%.
Trong bài phát biểu Thông điệp liên bang hôm 25/1, Tổng thống Obama đã kêu gọi giải quyết những thách thức về kinh tế và tài khóa của đất nước thông qua cải cách thuế và không tăng chi tiêu trong thời gian 5 năm cho nhiều chương trình nội địa. Theo ông Obama, những biện pháp này sẽ giúp Chính phủ Mỹ tiết kiệm được 400 tỷ USD trong 10 năm.
Ông Obama cũng cảnh báo rằng, việc giảm thuế cho tầng lớp những người giàu có theo thỏa thuận mới đây của ông là không bền vững. “Chúng ta không thể kéo dài mãi việc cắt giảm thuế cho tầng lớp người giàu chiếm 2% dân số được”, ông Obama nói.
Giới chuyên gia cho rằng, với 14 triệu người lao động Mỹ không có việc làm, tương đương tỷ lệ thất nghiệp 9,4% hiện nay, mức thâm hụt ngân sách cao sẽ còn đeo bám nước Mỹ dai dẳng. CBO dự báo, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm xuống 9,2% trong quý 4 năm nay, 8,2% vào quý 4 năm 2012 và 7,4% vào cuối năm 2013.
Cũng theo cơ quan này, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 2,8% trong năm 2012, sau đó tăng bình quân 3,4% trong thời kỳ 2013-2016.