Tham nhũng trong lĩnh vực khoáng sản và trách nhiệm giải trình
Chuẩn bị đối thoại “Tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam”
Sáng 17/5 tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ phối hợp cùng Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức Hội nghị bàn tròn chuẩn bị cho Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 9 với chủ đề: “Tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam”.
Ông Trần Đức Lượng, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, đến tháng 4/2011 cả nước có 121 giấy phép thăm dò, 3.882 giấy phép khai thác khoáng sản do UBND cấp tỉnh cấp đang còn hiệu lực và đang thực hiện. Trong đó 82% là giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, 16% giấy phép khai thác loại khoáng sản khác, còn lại là giấy phép tạm thu.
Còn số giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp từ năm 2003 đến tháng 6/2009 đang còn hiệu lực là 82 giấy phép thăm dò, 218 giấy phép khai thác khoáng sản.
Khi nói về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực khai khoáng, đại diện Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những sơ hở về cơ chế, chính sách là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.
Trong đó có việc quá chậm khi xây dựng Chiến lược phát triển tài nguyên khoáng sản Việt Nam để làm cở sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác trong từng giai đoạn. Trong pháp luật về khoáng sản còn “bỏ rơi” một số hoạt động khai thác khoáng sản theo hình thức thủ công, nhỏ lẻ như khai thác cát, sỏi...
Ngoài ra, việc mua bán hóa đơn giá trị gia tăng để hợp pháp hóa nguồn than trái phép vẫn diễn ra do những bất cập trong pháp luật. Việc phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho UBND cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
Bà Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chỉ ra những nguy cơ tham nhũng và dấu hiệu nhận biết. Như, hiện nay có nhiều nơi đơn vị khai thác đưa lao động, dụng cụ máy móc đến vùng không được khai thác nhưng lại không bị nghi ngờ, kiểm tra. Điều đó báo hiệu nguy cơ có việc khai thác trái phép, khai thác không đúng quy định của giấy phép.
Nguy cơ tham nhũng còn xảy ra ở khâu đấu giá quyền khai thác khoáng sản do những tiêu chuẩn lựa chọn doanh nghiệp tham gia đấu giá chưa minh bạch. Doanh nghiệp chưa đủ năng lực, không được cấp phép nhưng lại được quyền thuê thực hiện hoạt động khoáng sản. Dấu hiệu này cho thấy nguy cơ việc chuyển nhượng giấy phép để hưởng chênh lệch đang diễn ra.
Một dấu hiệu nữa cho thấy những hành vi tham nhũng trong khâu thăm dò. Đó là việc sử dụng máy móc khai thác trong khi thăm dò, thời gian thăm dò kéo dài bất thường, báo cáo trữ lượng khoáng sản thấp so với đánh giá tiềm năng trước đó hoặc doanh nghiệp đầu tư quá mức so với trữ lượng được báo cáo.
Một vấn đề được đại biểu tham dự Hội nghị quan tâm là trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản phải được quản lý như thế nào?.
Ông Phạm Quang Tú, Viện Tư vấn phát triển (CODE) cho rằng, các thông tin về nguồn thu chi của doanh nghiệp thường không được công bố rộng rãi, trừ một số công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, người dân không có cơ hội tiếp cận các thông tin này... Do đó trong các quy định pháp lý cần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp ngành khai khoáng để dễ kiểm soát.
Còn theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Định, tại các địa phương tình trạng cấp phép hoạt động không theo quy hoạch, cấp tràn lan, chia nhỏ để cấp hoặc cấp cho các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực... vẫn diễn ra và tham nhũng chính là ở đó. Tính công khai, minh bạch trong khai thác khoáng sản lại bị hạn chế do chưa phát huy được vai trò phản biện, giám sát của cả xã hội. Nguồn thu ngân sách từ hoạt động này bị thất thoát, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp vẫn diễn ra.
Nói về cạnh tranh, một luật sư đã hỏi tại hội nghị khi đưa đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì liệu các doanh nghiệp tư nhân có “đấu” được với các doanh nghiệp Nhà nước hay không?. Luật quy định là bình đẳng nhưng bình đẳng đến đâu lại do nhiều nguyên nhân khác chi phối...
Các chuyên gia quốc tế tham dự hội nghị đã đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường tính minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng. Đó là các doanh nghiệp khai khoáng bắt buộc phải công bố những khoản tiền phải trả cho Chính phủ để được cấp quyền khai thác. Chính phủ phải xây dựng các quy định pháp lý yêu cầu doanh nghiệp báo cáo thu nhập theo từng giai đoạn hoạt động.
Bên cạnh đó, các ban điều tiết độc lập cũng cần công bố các tiêu chuẩn minh bạch như một phần của hoạt động kế toán. Các nhóm xã hội cần sự tham gia vào việc giám sát và yêu cầu Chính phủ có trách nhiệm giải trình về nguồn thu nhập từ khai khoáng trong nước.
Ông Trần Đức Lượng, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, đến tháng 4/2011 cả nước có 121 giấy phép thăm dò, 3.882 giấy phép khai thác khoáng sản do UBND cấp tỉnh cấp đang còn hiệu lực và đang thực hiện. Trong đó 82% là giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, 16% giấy phép khai thác loại khoáng sản khác, còn lại là giấy phép tạm thu.
Còn số giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp từ năm 2003 đến tháng 6/2009 đang còn hiệu lực là 82 giấy phép thăm dò, 218 giấy phép khai thác khoáng sản.
Khi nói về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực khai khoáng, đại diện Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những sơ hở về cơ chế, chính sách là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.
Trong đó có việc quá chậm khi xây dựng Chiến lược phát triển tài nguyên khoáng sản Việt Nam để làm cở sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác trong từng giai đoạn. Trong pháp luật về khoáng sản còn “bỏ rơi” một số hoạt động khai thác khoáng sản theo hình thức thủ công, nhỏ lẻ như khai thác cát, sỏi...
Ngoài ra, việc mua bán hóa đơn giá trị gia tăng để hợp pháp hóa nguồn than trái phép vẫn diễn ra do những bất cập trong pháp luật. Việc phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho UBND cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
Bà Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chỉ ra những nguy cơ tham nhũng và dấu hiệu nhận biết. Như, hiện nay có nhiều nơi đơn vị khai thác đưa lao động, dụng cụ máy móc đến vùng không được khai thác nhưng lại không bị nghi ngờ, kiểm tra. Điều đó báo hiệu nguy cơ có việc khai thác trái phép, khai thác không đúng quy định của giấy phép.
Nguy cơ tham nhũng còn xảy ra ở khâu đấu giá quyền khai thác khoáng sản do những tiêu chuẩn lựa chọn doanh nghiệp tham gia đấu giá chưa minh bạch. Doanh nghiệp chưa đủ năng lực, không được cấp phép nhưng lại được quyền thuê thực hiện hoạt động khoáng sản. Dấu hiệu này cho thấy nguy cơ việc chuyển nhượng giấy phép để hưởng chênh lệch đang diễn ra.
Một dấu hiệu nữa cho thấy những hành vi tham nhũng trong khâu thăm dò. Đó là việc sử dụng máy móc khai thác trong khi thăm dò, thời gian thăm dò kéo dài bất thường, báo cáo trữ lượng khoáng sản thấp so với đánh giá tiềm năng trước đó hoặc doanh nghiệp đầu tư quá mức so với trữ lượng được báo cáo.
Một vấn đề được đại biểu tham dự Hội nghị quan tâm là trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản phải được quản lý như thế nào?.
Ông Phạm Quang Tú, Viện Tư vấn phát triển (CODE) cho rằng, các thông tin về nguồn thu chi của doanh nghiệp thường không được công bố rộng rãi, trừ một số công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, người dân không có cơ hội tiếp cận các thông tin này... Do đó trong các quy định pháp lý cần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp ngành khai khoáng để dễ kiểm soát.
Còn theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Định, tại các địa phương tình trạng cấp phép hoạt động không theo quy hoạch, cấp tràn lan, chia nhỏ để cấp hoặc cấp cho các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực... vẫn diễn ra và tham nhũng chính là ở đó. Tính công khai, minh bạch trong khai thác khoáng sản lại bị hạn chế do chưa phát huy được vai trò phản biện, giám sát của cả xã hội. Nguồn thu ngân sách từ hoạt động này bị thất thoát, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp vẫn diễn ra.
Nói về cạnh tranh, một luật sư đã hỏi tại hội nghị khi đưa đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì liệu các doanh nghiệp tư nhân có “đấu” được với các doanh nghiệp Nhà nước hay không?. Luật quy định là bình đẳng nhưng bình đẳng đến đâu lại do nhiều nguyên nhân khác chi phối...
Các chuyên gia quốc tế tham dự hội nghị đã đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường tính minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng. Đó là các doanh nghiệp khai khoáng bắt buộc phải công bố những khoản tiền phải trả cho Chính phủ để được cấp quyền khai thác. Chính phủ phải xây dựng các quy định pháp lý yêu cầu doanh nghiệp báo cáo thu nhập theo từng giai đoạn hoạt động.
Bên cạnh đó, các ban điều tiết độc lập cũng cần công bố các tiêu chuẩn minh bạch như một phần của hoạt động kế toán. Các nhóm xã hội cần sự tham gia vào việc giám sát và yêu cầu Chính phủ có trách nhiệm giải trình về nguồn thu nhập từ khai khoáng trong nước.