Thăm “vựa” quất của Hà Nội
Nơi đây từng là bãi sậy, nương dâu hữu ngạn sông Hồng thuộc địa phận Tứ Tổng, cửa ngõ phía bắc Hà Nội
Nơi đây từng là bãi sậy, nương dâu hữu ngạn sông Hồng thuộc địa phận Tứ Tổng, cửa ngõ phía bắc Hà Nội.
Sau ngày 17/2/1947, người dân nơi đây dùng thuyền nan đưa Trung đoàn Thủ đô vượt sông an toàn, thực dân Pháp đã phá đình, đốt nhà, khủng bố dã man, làng xóm xơ xác, tiêu điều. Ngày nay, nhà cao tầng đã mọc lên san sát như trong thành phố. Bãi sậy, nương dâu tan hoang năm xưa nay đã bát ngát sắc hồng quất cảnh, loại cây cao quý không thể thiếu đối với người Hà Thành mỗi khi xuân về.
Trong dịp về thăm Tứ Tổng (gồm 4 làng Nội, Ngoại, Vạn, Xuyên) ngày 6/1/1992, nay là phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, gặp lại những người dân quả cảm 45 năm trước chèo thuyền suốt đêm đưa 1.200 chiến sĩ quyết tử chiến đấu kiên cường trong 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, qua Sông Hồng ra chiến khu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lưu bút trong sổ vàng: “Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta, cán bộ và chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô và riêng bản thân tôi không bao giờ quên công lao đồng bào chiến sĩ Tứ Liên, Ngọc Thụy đã dùng thuyền đưa các chiến sĩ quyết tử Hà Nội an toàn vượt khỏi vòng vây quân Pháp trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc (tháng 2 năm 1947) và sau đó đã anh dũng chống lại trận càn quét khốc liệt của giặc. Đồng bào và chiến sĩ Tứ Tổng hãy phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, dũng cảm và thông minh, sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp theo con đường Bác Hồ đã chọn”.
Đi lên từ nghề trồng cây cảnh
Quất cảnh ở Hà Thành có nguồn gốc từ lâu đời. Xa xưa chỉ có ít gia đình khá giả ở Làng Tây Hồ trồng quất trước vườn nhà để cùng bạn đồng tuế, đồng môn thưởng thức vẻ đẹp thuần khiết của cây xanh, quả đỏ, hoa trắng ngát hương trong những ngày đón Tết, vui xuân. Tuy chưa biết tạo dáng đẹp cho quất, nhưng nhà nào có chậu quất cảnh xinh xinh bầy bên bàn trà ngày Tết, tiếng lành đồn xa, người trong làng biết đều trầm trồ khen và kính nể. Những gia đình phải lao động vất vả kiếm kế sinh nhai hàng ngày không có điều kiện trồng quất và chơi quất cảnh. Các công sở lớn trong nội thành, những ông quan to, bà lớn và những nhà buôn giàu có mới rước quất cảnh về trưng bầy, thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên ban tặng.
Sau hòa bình lập lại, cuộc sống người dân được cải thiện. Tứ Tổng có gia đình ông Giai, ông Lịch và ông Lưu, người xóm 4 trồng quất cảnh đầu tiên, nhưng không nhiều. Có được những cây quất cảnh đẹp là cả một quá trình lao động cần mẫn, công phu. Quất ưa chất đất phù sa, thoáng gió, có độ mát quanh năm. Phải biết xén cành, tỉa lá, bứt lộc, đảo gốc đúng ngày tháng, đúng mùa vụ. Cái đẹp không đến từ sự dễ dãi, pha tạp. Quất bán chạy trong những ngày áp Tết, thu nhập cao, nhiều gia đình trong xã đến tham quan và học kinh nghiệm trồng quất của các lão nông.
Từ khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp toàn xã, Tứ Liên có 252 hộ thuần nông sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ và trồng các loại rau cung cấp cho thành phố. Số còn lại sống bằng nghề dệt vải, làm thợ, xẻ gỗ và bổ củi thuê.
Thời buổi kinh tế thị trường, nhiều nghề cũ không còn phù hợp, Tứ Liên chuyển mạnh sang kinh doanh những ngành kinh tế có chất lượng cao. Được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn đất phù sa Sông Hồng mầu mỡ, người dân bản xứ phát triển nghề trồng quất cảnh, hoa tươi cung cấp cho thành phố. “Cơn bão đô thị hóa” khủng khiếp đã quét hết diện tích trồng quất trong vườn nhà và hầu hết diện tích đất 5%. Nhà thấp tầng, cao tầng mọc nhanh như nấm rừng.
Bà Ngô Thị Ngà, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp cho biết Tứ Liên đã khoanh khu vực trồng quất ngoài vùng đất bãi sông Hồng rộng 9 ha. Doanh thu từ 360 lô trồng quất cảnh đạt 9,2 tỷ đồng năm Mậu Tý. Dự báo doanh thu trong vụ thu hoạch quất cảnh Tết Kỷ Sửu này còn cao hơn nhiều. Chưa có thương hiệu chính thức do cơ quan chức năng của Nhà nước cấp, quất cảnh Tứ Liên đã có “thương hiệu” trong giới sành chơi quất cảnh ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố gần, xa.
Ông Đinh Bình Dương, nguyên chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp nhiều năm cũng như nhiều đại gia trồng quất có tiếng, rất kỹ tính trong bán hàng, luôn lấy “chữ Tín” làm trọng. Thuê người đào quất đưa vào chậu phải là người cẩn thận và mát tính, vừng quất không bị vỡ. Quất đèo đi cho khách thường được phủ lưới hoặc ni lông, tránh quả bị va đập. Quất bán cho khách thường có gắn mảnh giấy ghi rõ tên chủ vườn, số điện thoại, địa chỉ Tứ Liên, giữ được liên lạc thường xuyên giữa người trồng quất và người chơi quất.
Nhiều đại gia có tới hàng chục khách quen, định vị hàng năm. Khách quen mua ít dăm, bảy cây. Có người mua tới vài chục cây, ghi rõ địa chỉ vận chuyển quất tới từng nhà, hầu hết là nhà các sếp lãnh đạo và những người mà “thượng đế” hàm ý muốn nhờ vả, cầu cạnh sự giúp đỡ. Có tới hơn một nửa số hộ trồng quất thu nhập 40-50 chục triệu đồng mỗi vụ (9 tháng), trừ mọi chi phí giống má, thuốc sâu, phân bón và thuê mướn, mỗi lao động chính cũng có “lương tháng” từ 2 đến 3 triệu đồng. Không ít gia đình có thu nhập tới 100 triệu đồng trong vụ quất Tết.
Không chỉ người trồng quất có nguồn thu nhập cao, vùng quất cảnh Tứ Liên còn tạo việc làm cho hơn 500 người từ các tỉnh. Trước hết là những thợ sản xuất chậu hoa ở những làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh và Bát Tràng. Cạnh vùng quất rực rỡ mầu hồng tươi, trên bến, dưới thuyền bạt ngàn chậu sành, chậu sứ đựng quất đủ các kích cỡ, hình hài, phong phú nét hoa văn, mầu sắc hài hòa bắt mắt người chơi.
Vùng thuần nông Mễ Sở, Văn Giang, đất phù sa màu mỡ, lao động nông nhàn nhiều, được người trồng quất cảnh Tứ Liên hướng dẫn kỹ thuật, hơn 40 hộ chuyển mạnh sang trồng quất giống, tỉa cành, tạo tán, chăm sóc quất đảo vừng để tháng 4 âm lịch bứng gốc, thuê ô tô chở sang Tứ Liên. Nhiều gia đình thu nhập tới 30 triệu đồng trong mỗi vụ quất đảo.
Người lao động hàng ngày dong xe đạp tới Tứ Liên hoặc thuê nhà tạm trú cũng không ít, làm thuê những việc trồng quất, phun thuốc, gò quất vào tán hay đào quất bán. Quất loại vừa, chủ vườn thuê gò 30.000-40.000 đồng/gốc. Loại cây to, giá thuê tới 60.000 đồng/gốc. Mỗi ngày người lao động có thu nhập tới 200.000 đồng. Trong 10 ngày trước Tết, chủ vườn phải thuê một, hai người túc trực, sẵn sàng đào vừng, khiêng quất lên xe. Thuê gọn cả trong vụ bán quất, giá lao động 150.000 đồng/ngày; thuê từng ngày, giá 200.000 đồng.
Đội quân có xe máy đến từ Đông Anh, Mê Linh, từ Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa chở quất thuê cũng hùng hậu. Giá thuê chở mỗi cây quất đến các địa chỉ trong phố xá, giá thấp nhất 30.000 đồng. Những cây quất to, cao vật vưỡng, giá thuê chở tới 60.000-80.000 đồng. Sau 10 ngày chạy xe như con thoi, trừ mọi chi phí ăn, ở, xăng dầu, mỗi người cũng dủng dỉnh có 5 triệu đồng mang về mừng tuổi vợ, con.
Đang hình thành điểm tham quan, du lịch
Sau trận lụt lịch sử cuối tháng 11 vừa qua, tiết trời Hà Nội se lạnh hơn. Nắng hanh, gió nhẹ từ lòng sông Hồng phả lên làm cho cảnh sắc khu vực quất cảnh tươi tắn, huyền ảo. Khách tham quan thả bước trên những trục đường bê tông vãn cảnh, ngắm quất. Nhiều người luôn tay chụp ảnh, quay camera những hàng quất dáng như những cây thông trong đêm Noel, những cây quất thế uốn éo bốn, năm tán, hay những cây quất được các nghệ nhân tạo ý tưởng phu thê, phụ tử, tứ đại đồng đường.
Người mua quất đã tỏa vào vườn chọn những cây quất đẹp vừa với túi tiền, hợp với nơi trưng bày nhà mình để đánh dấu cây, đặt cọc trước. Từng qua đây nhiều vụ quất, khách đều ngỡ ngàng về sự đổi thay nhanh chóng ở Tứ Liên. Không còn đường lối gồ ghề, lầy lội, rác rưởi. Không còn cảnh người lao động đào quất, khiêng quất quần áo nhem nhuốc bùn đất.
Bà Ngô Thị Ngà cho biết, UBND quận Tây Hồ đã đầu tư đổ bê tông tuyến đê bối chạy dọc khu vực trồng quất Tứ Liên, tới khu vực trồng đào đất bãi Nhật Tân. Toàn tuyến dài 3.240 mét, rộng 5 mét, diện tích mặt bê tông 17.455 m2, tổng đầu tư 5,809 tỷ đồng, đã thi công xong. Khu trồng quất xây dựng đường bê tông dài 1.462,78 mét, gồm một tuyến chạy dọc sông, song song với tuyến đê bối và 4 tuyến ngang, diện tích mặt bê tông 8.047 m2, dự toán đầu tư 1,7 tỷ đồng, cũng đã hoàn thành.
Người trồng quất Tứ Liên, người các nơi đến làm thuê đi lại thuận tiện, ôtô, xe máy chở quất chạy nhong nhong trên các tuyến đường, nhanh gọn. Vùng quất cảnh Tứ Liên nối liền với vùng trồng đào đất bãi Nhật Tân tạo nên cảnh quan đẹp, là một trong những điểm vãn cảnh thu hút khách du lịch tới thăm.
Sau ngày 17/2/1947, người dân nơi đây dùng thuyền nan đưa Trung đoàn Thủ đô vượt sông an toàn, thực dân Pháp đã phá đình, đốt nhà, khủng bố dã man, làng xóm xơ xác, tiêu điều. Ngày nay, nhà cao tầng đã mọc lên san sát như trong thành phố. Bãi sậy, nương dâu tan hoang năm xưa nay đã bát ngát sắc hồng quất cảnh, loại cây cao quý không thể thiếu đối với người Hà Thành mỗi khi xuân về.
Trong dịp về thăm Tứ Tổng (gồm 4 làng Nội, Ngoại, Vạn, Xuyên) ngày 6/1/1992, nay là phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, gặp lại những người dân quả cảm 45 năm trước chèo thuyền suốt đêm đưa 1.200 chiến sĩ quyết tử chiến đấu kiên cường trong 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, qua Sông Hồng ra chiến khu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lưu bút trong sổ vàng: “Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta, cán bộ và chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô và riêng bản thân tôi không bao giờ quên công lao đồng bào chiến sĩ Tứ Liên, Ngọc Thụy đã dùng thuyền đưa các chiến sĩ quyết tử Hà Nội an toàn vượt khỏi vòng vây quân Pháp trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc (tháng 2 năm 1947) và sau đó đã anh dũng chống lại trận càn quét khốc liệt của giặc. Đồng bào và chiến sĩ Tứ Tổng hãy phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, dũng cảm và thông minh, sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp theo con đường Bác Hồ đã chọn”.
Đi lên từ nghề trồng cây cảnh
Quất cảnh ở Hà Thành có nguồn gốc từ lâu đời. Xa xưa chỉ có ít gia đình khá giả ở Làng Tây Hồ trồng quất trước vườn nhà để cùng bạn đồng tuế, đồng môn thưởng thức vẻ đẹp thuần khiết của cây xanh, quả đỏ, hoa trắng ngát hương trong những ngày đón Tết, vui xuân. Tuy chưa biết tạo dáng đẹp cho quất, nhưng nhà nào có chậu quất cảnh xinh xinh bầy bên bàn trà ngày Tết, tiếng lành đồn xa, người trong làng biết đều trầm trồ khen và kính nể. Những gia đình phải lao động vất vả kiếm kế sinh nhai hàng ngày không có điều kiện trồng quất và chơi quất cảnh. Các công sở lớn trong nội thành, những ông quan to, bà lớn và những nhà buôn giàu có mới rước quất cảnh về trưng bầy, thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên ban tặng.
Sau hòa bình lập lại, cuộc sống người dân được cải thiện. Tứ Tổng có gia đình ông Giai, ông Lịch và ông Lưu, người xóm 4 trồng quất cảnh đầu tiên, nhưng không nhiều. Có được những cây quất cảnh đẹp là cả một quá trình lao động cần mẫn, công phu. Quất ưa chất đất phù sa, thoáng gió, có độ mát quanh năm. Phải biết xén cành, tỉa lá, bứt lộc, đảo gốc đúng ngày tháng, đúng mùa vụ. Cái đẹp không đến từ sự dễ dãi, pha tạp. Quất bán chạy trong những ngày áp Tết, thu nhập cao, nhiều gia đình trong xã đến tham quan và học kinh nghiệm trồng quất của các lão nông.
Từ khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp toàn xã, Tứ Liên có 252 hộ thuần nông sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ và trồng các loại rau cung cấp cho thành phố. Số còn lại sống bằng nghề dệt vải, làm thợ, xẻ gỗ và bổ củi thuê.
Thời buổi kinh tế thị trường, nhiều nghề cũ không còn phù hợp, Tứ Liên chuyển mạnh sang kinh doanh những ngành kinh tế có chất lượng cao. Được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn đất phù sa Sông Hồng mầu mỡ, người dân bản xứ phát triển nghề trồng quất cảnh, hoa tươi cung cấp cho thành phố. “Cơn bão đô thị hóa” khủng khiếp đã quét hết diện tích trồng quất trong vườn nhà và hầu hết diện tích đất 5%. Nhà thấp tầng, cao tầng mọc nhanh như nấm rừng.
Bà Ngô Thị Ngà, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp cho biết Tứ Liên đã khoanh khu vực trồng quất ngoài vùng đất bãi sông Hồng rộng 9 ha. Doanh thu từ 360 lô trồng quất cảnh đạt 9,2 tỷ đồng năm Mậu Tý. Dự báo doanh thu trong vụ thu hoạch quất cảnh Tết Kỷ Sửu này còn cao hơn nhiều. Chưa có thương hiệu chính thức do cơ quan chức năng của Nhà nước cấp, quất cảnh Tứ Liên đã có “thương hiệu” trong giới sành chơi quất cảnh ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố gần, xa.
Ông Đinh Bình Dương, nguyên chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp nhiều năm cũng như nhiều đại gia trồng quất có tiếng, rất kỹ tính trong bán hàng, luôn lấy “chữ Tín” làm trọng. Thuê người đào quất đưa vào chậu phải là người cẩn thận và mát tính, vừng quất không bị vỡ. Quất đèo đi cho khách thường được phủ lưới hoặc ni lông, tránh quả bị va đập. Quất bán cho khách thường có gắn mảnh giấy ghi rõ tên chủ vườn, số điện thoại, địa chỉ Tứ Liên, giữ được liên lạc thường xuyên giữa người trồng quất và người chơi quất.
Nhiều đại gia có tới hàng chục khách quen, định vị hàng năm. Khách quen mua ít dăm, bảy cây. Có người mua tới vài chục cây, ghi rõ địa chỉ vận chuyển quất tới từng nhà, hầu hết là nhà các sếp lãnh đạo và những người mà “thượng đế” hàm ý muốn nhờ vả, cầu cạnh sự giúp đỡ. Có tới hơn một nửa số hộ trồng quất thu nhập 40-50 chục triệu đồng mỗi vụ (9 tháng), trừ mọi chi phí giống má, thuốc sâu, phân bón và thuê mướn, mỗi lao động chính cũng có “lương tháng” từ 2 đến 3 triệu đồng. Không ít gia đình có thu nhập tới 100 triệu đồng trong vụ quất Tết.
Không chỉ người trồng quất có nguồn thu nhập cao, vùng quất cảnh Tứ Liên còn tạo việc làm cho hơn 500 người từ các tỉnh. Trước hết là những thợ sản xuất chậu hoa ở những làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh và Bát Tràng. Cạnh vùng quất rực rỡ mầu hồng tươi, trên bến, dưới thuyền bạt ngàn chậu sành, chậu sứ đựng quất đủ các kích cỡ, hình hài, phong phú nét hoa văn, mầu sắc hài hòa bắt mắt người chơi.
Vùng thuần nông Mễ Sở, Văn Giang, đất phù sa màu mỡ, lao động nông nhàn nhiều, được người trồng quất cảnh Tứ Liên hướng dẫn kỹ thuật, hơn 40 hộ chuyển mạnh sang trồng quất giống, tỉa cành, tạo tán, chăm sóc quất đảo vừng để tháng 4 âm lịch bứng gốc, thuê ô tô chở sang Tứ Liên. Nhiều gia đình thu nhập tới 30 triệu đồng trong mỗi vụ quất đảo.
Người lao động hàng ngày dong xe đạp tới Tứ Liên hoặc thuê nhà tạm trú cũng không ít, làm thuê những việc trồng quất, phun thuốc, gò quất vào tán hay đào quất bán. Quất loại vừa, chủ vườn thuê gò 30.000-40.000 đồng/gốc. Loại cây to, giá thuê tới 60.000 đồng/gốc. Mỗi ngày người lao động có thu nhập tới 200.000 đồng. Trong 10 ngày trước Tết, chủ vườn phải thuê một, hai người túc trực, sẵn sàng đào vừng, khiêng quất lên xe. Thuê gọn cả trong vụ bán quất, giá lao động 150.000 đồng/ngày; thuê từng ngày, giá 200.000 đồng.
Đội quân có xe máy đến từ Đông Anh, Mê Linh, từ Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa chở quất thuê cũng hùng hậu. Giá thuê chở mỗi cây quất đến các địa chỉ trong phố xá, giá thấp nhất 30.000 đồng. Những cây quất to, cao vật vưỡng, giá thuê chở tới 60.000-80.000 đồng. Sau 10 ngày chạy xe như con thoi, trừ mọi chi phí ăn, ở, xăng dầu, mỗi người cũng dủng dỉnh có 5 triệu đồng mang về mừng tuổi vợ, con.
Đang hình thành điểm tham quan, du lịch
Sau trận lụt lịch sử cuối tháng 11 vừa qua, tiết trời Hà Nội se lạnh hơn. Nắng hanh, gió nhẹ từ lòng sông Hồng phả lên làm cho cảnh sắc khu vực quất cảnh tươi tắn, huyền ảo. Khách tham quan thả bước trên những trục đường bê tông vãn cảnh, ngắm quất. Nhiều người luôn tay chụp ảnh, quay camera những hàng quất dáng như những cây thông trong đêm Noel, những cây quất thế uốn éo bốn, năm tán, hay những cây quất được các nghệ nhân tạo ý tưởng phu thê, phụ tử, tứ đại đồng đường.
Người mua quất đã tỏa vào vườn chọn những cây quất đẹp vừa với túi tiền, hợp với nơi trưng bày nhà mình để đánh dấu cây, đặt cọc trước. Từng qua đây nhiều vụ quất, khách đều ngỡ ngàng về sự đổi thay nhanh chóng ở Tứ Liên. Không còn đường lối gồ ghề, lầy lội, rác rưởi. Không còn cảnh người lao động đào quất, khiêng quất quần áo nhem nhuốc bùn đất.
Bà Ngô Thị Ngà cho biết, UBND quận Tây Hồ đã đầu tư đổ bê tông tuyến đê bối chạy dọc khu vực trồng quất Tứ Liên, tới khu vực trồng đào đất bãi Nhật Tân. Toàn tuyến dài 3.240 mét, rộng 5 mét, diện tích mặt bê tông 17.455 m2, tổng đầu tư 5,809 tỷ đồng, đã thi công xong. Khu trồng quất xây dựng đường bê tông dài 1.462,78 mét, gồm một tuyến chạy dọc sông, song song với tuyến đê bối và 4 tuyến ngang, diện tích mặt bê tông 8.047 m2, dự toán đầu tư 1,7 tỷ đồng, cũng đã hoàn thành.
Người trồng quất Tứ Liên, người các nơi đến làm thuê đi lại thuận tiện, ôtô, xe máy chở quất chạy nhong nhong trên các tuyến đường, nhanh gọn. Vùng quất cảnh Tứ Liên nối liền với vùng trồng đào đất bãi Nhật Tân tạo nên cảnh quan đẹp, là một trong những điểm vãn cảnh thu hút khách du lịch tới thăm.