Tháng 8, cơ hội nào cho nhà đầu tư ngắn hạn?
Khả năng giảm điểm sâu của VN-Index là khó xảy ra khi ngưỡng hỗ trợ ở vùng 410-430 điểm tỏ ra khá mạnh
Khả năng giảm điểm sâu của VN-Index là khó xảy ra khi ngưỡng hỗ trợ ở vùng 410-430 điểm tỏ ra khá mạnh.
Tháng 7 cho thấy lạm phát tiếp tục ở mức ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân từ đầu năm so 12 tháng trước tăng 9,25% lần đầu tiên trong vòng 1 năm qua.
So với tháng 6, nhóm hàng hóa phương tiện đi lại tăng mạnh nhất ở mức 3,05% chủ yếu do tác động của điều chỉnh tăng giá xăng, tiếp sau đó là nhóm hàng vật liệu xây dựng tăng 1,89% do tác động của sự hồi phục mạnh của ngành xây dựng có tăng trưởng 12% so cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm.
Ngoài ra, mặc dù là tích cực song sản lượng công nghiệp tăng trưởng chậm lại đôi chút so ở mức 7,6% với 6 tháng đầu năm tăng 8,2%. Mức tăng trưởng hàng hóa bán lẻ vẫn khá vững đạt 8,5% nếu loại trừ yếu tố giá.
Xuất nhập tiếp tục thể hiện đà sút giảm, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 32,2 tỷ USD giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 7 tháng năm 2009 đạt 35,7 tỷ USD, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu ước đạt 3,4 tỷ USD, chỉ bằng gần 40% so với cùng kỳ.
Theo số liệu ước tính, giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo tháng vẫn tăng rất cao khi đạt khoảng 20.000 tỷ đồng - hơn gấp đôi so với mức giải ngân của tháng 6.
Dịch cúm H1N1 đã lan rộng hơn trong nước trong thời gian qua cũng sẽ là một thách thức lớn đối với việc mang lại hiệu quả cao từ kích thích kinh tế.
Khối ngoại mua ròng trị giá 1.797 tỷ đồng
Đối với thị trường chứng khoán, khép lại tháng 7 với phiên tăng điểm ấn tuợng hơn 14 điểm, VN-Index đóng cửa ở 466,35 điểm tăng 18,7 điểm so với cuối tháng 6, tương đương với 4,18%.
Thị trường trong tháng diễn biến khá phức tạp, sau khi giằng co và đi xuống ở những tuần đầu tháng, khi tâm lý của nhà đầu tư xấu đi trước những tin đồn về thắt chặt tiền tệ và các cổ phiếu lớn chào sàn đều có xu hướng giảm điểm như VCB, CTG, các chỉ số có xu hướng tăng trở lại vào cuối tháng, mặc dù vẫn phải đương đầu với một giai đoạn điều chỉnh.
Đóng góp lớn vào đợt tăng điểm trong tháng là VNM, FPT, HAG, SAM, REE. Trong khi đó khối cổ phiếu tài chính chia thành hai nhóm rõ rệt, nhóm mới lên sàn như BVH, VCB, CTG đều giảm điểm - đặc biệt BVH giảm tới 21,9% và với mức vốn hóa của mình BVH là cổ phiếu kéo VN-Index xuống mạnh nhất trong tháng.
Nhóm còn lại như SSI, STB, PVF có tăng điểm nhưng thấp hơn mức trung bình của thị trường. Khối lượng và giá trị giao dịch thấp hơn tháng trước khoảng 34%.
Một điểm đáng lưu ý là các nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7 liên tục mua ròng (chỉ có 1 phiên bán ròng) với giá trị mua ròng tổng cộng là 1.797 tỷ đồng, trong khi trong tháng 6 họ vẫn bán ròng 103 tỷ đồng.
Tỷ trọng giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh, trong tháng 7 giá trị mua vào của họ chiếm 14,23% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường - gần gấp đôi mức 7,64% của tháng 6.
Nhìn chung tâm lý nhà đầu tư có xu hướng vững dần lên khi không có dấu hiệu bán tháo và hoạt động mua gom ở vùng giá thấp vẫn diễn ra tích cực.
Cơ hội cho nhà đầu tư ngắn hạn là không nhiều
Hầu hết các công ty lớn đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2009 trong tháng 7, chỉ còn lại rất ít các công ty xin hoãn công bố báo cáo sang tháng 8 và có vẻ các nhà đầu tư cũng không trông đợi những kết quả tốt hơn dự kiến từ những công ty này.
Ngoài ra cũng không có nhiều những thông tin vĩ mô đặc biệt, không kể các thông tin hàng tháng, được công bố trong tháng này.
Do đó thị trường sẽ có thể chịu tác động nhiều hơn từ những yếu tố bên ngoài như diễn biến của thị trường thế giới, hoặc những kỳ vọng từ những thông tin riêng biệt của các cổ phiếu dẫn dắt thị trường (đặc biệt là những thông tin liên quan đến việc chia tách cổ phiếu).
Những chỉ số liên quan đến lạm phát cũng sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn, khi những lo ngại về thắt chặt tiền tệ vẫn chưa thể dịu bớt.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, nếu như VN-Index tích tụ vào hai phiên đầu tuần tháng 8, sau đó vượt qua ngưỡng 469 điểm một cách vững chắc kèm theo khối lượng và giao dịch lớn để hấp thụ các cổ phiếu ở vùng đỉnh của ngày 27 và 28 tháng 7, thì thị trường sẽ có thêm cơ hội tăng điểm trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư có độ ngại rủi ro thấp có thể xem xét mua vào trong hai phiên giao dịch ngày thứ Hai và thứ Ba. Tuy nhiên do lượng cổ phiếu đã trao tay ở vùng đỉnh ngắn hạn trước đó là khá lớn bởi vậy chỉ nên mua vào ở các vùng giá thấp hoặc hợp lý tùy theo sự biến động thực tế của thị trường.
Liệu dòng tiền có tiếp tục chảy mạnh vào kênh chứng khoán như thời điểm tháng 5 và đầu tháng 6 hay không? Dường như cho đến thời điểm hiện tại câu trả lời vẫn là ẩn số và phụ thuộc vào những tín hiệu rõ nét hơn của sự phục hồi nền kinh tế và chính sách vĩ mô.
Vùng hỗ trợ 428 - 441 điểm và kháng cự 469-482 sẽ rất quan trọng trong tháng 8, bất cứ một sự bứt phá ra khỏi hai vùng này đều tạo ra sự đảo chiều của xu hướng trong ngắn hạn.
Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục mua vào hoặc cơ cấu lại danh mục ở các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự nói trên.
Tháng 8 cũng là tháng mà thị trường sẽ phân hóa mạnh theo báo cáo kết quả kinh doanh quí 2, bởi vậy các cổ phiếu và chứng chỉ quĩ có nền tảng khả quan theo phân tích cơ bản sẽ được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất và có thể tạo cơ hội tăng giá trong khung thời gian từ cuối quí 3 và quí 4 nếu như nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu hồi phục chắc chắn.
Chúng tôi vẫn cho rằng thị trường đang ở mức cân bằng, và khả năng giảm điểm sâu là khó xảy ra khi ngưỡng hỗ trợ ở vùng 410-430 điểm tỏ ra khá mạnh.
Nhà đầu tư dài hạn có thể nhìn xa hơn tới kết quả kinh doanh của quý 3 và 4 để mua vào những cổ phiếu cơ bản tốt - có khả năng tăng trưởng trong các quý tới, đặc biệt tại những phiên thị trường điều chỉnh.
Cơ hội cho các nhà đầu tư ngắn hạn trong tháng 8 theo chúng tôi là không nhiều, do đó cần chấp nhận một mức lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn và cân nhắc việc giảm sử dụng đòn bẩy tài chính để giảm bớt rủi ro khi xu hướng của thị trường chưa thực sự rõ ràng.
* Các tác giả hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Tháng 7 cho thấy lạm phát tiếp tục ở mức ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân từ đầu năm so 12 tháng trước tăng 9,25% lần đầu tiên trong vòng 1 năm qua.
So với tháng 6, nhóm hàng hóa phương tiện đi lại tăng mạnh nhất ở mức 3,05% chủ yếu do tác động của điều chỉnh tăng giá xăng, tiếp sau đó là nhóm hàng vật liệu xây dựng tăng 1,89% do tác động của sự hồi phục mạnh của ngành xây dựng có tăng trưởng 12% so cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm.
Ngoài ra, mặc dù là tích cực song sản lượng công nghiệp tăng trưởng chậm lại đôi chút so ở mức 7,6% với 6 tháng đầu năm tăng 8,2%. Mức tăng trưởng hàng hóa bán lẻ vẫn khá vững đạt 8,5% nếu loại trừ yếu tố giá.
Xuất nhập tiếp tục thể hiện đà sút giảm, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 32,2 tỷ USD giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 7 tháng năm 2009 đạt 35,7 tỷ USD, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu ước đạt 3,4 tỷ USD, chỉ bằng gần 40% so với cùng kỳ.
Theo số liệu ước tính, giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo tháng vẫn tăng rất cao khi đạt khoảng 20.000 tỷ đồng - hơn gấp đôi so với mức giải ngân của tháng 6.
Dịch cúm H1N1 đã lan rộng hơn trong nước trong thời gian qua cũng sẽ là một thách thức lớn đối với việc mang lại hiệu quả cao từ kích thích kinh tế.
Khối ngoại mua ròng trị giá 1.797 tỷ đồng
Đối với thị trường chứng khoán, khép lại tháng 7 với phiên tăng điểm ấn tuợng hơn 14 điểm, VN-Index đóng cửa ở 466,35 điểm tăng 18,7 điểm so với cuối tháng 6, tương đương với 4,18%.
Thị trường trong tháng diễn biến khá phức tạp, sau khi giằng co và đi xuống ở những tuần đầu tháng, khi tâm lý của nhà đầu tư xấu đi trước những tin đồn về thắt chặt tiền tệ và các cổ phiếu lớn chào sàn đều có xu hướng giảm điểm như VCB, CTG, các chỉ số có xu hướng tăng trở lại vào cuối tháng, mặc dù vẫn phải đương đầu với một giai đoạn điều chỉnh.
Đóng góp lớn vào đợt tăng điểm trong tháng là VNM, FPT, HAG, SAM, REE. Trong khi đó khối cổ phiếu tài chính chia thành hai nhóm rõ rệt, nhóm mới lên sàn như BVH, VCB, CTG đều giảm điểm - đặc biệt BVH giảm tới 21,9% và với mức vốn hóa của mình BVH là cổ phiếu kéo VN-Index xuống mạnh nhất trong tháng.
Nhóm còn lại như SSI, STB, PVF có tăng điểm nhưng thấp hơn mức trung bình của thị trường. Khối lượng và giá trị giao dịch thấp hơn tháng trước khoảng 34%.
Một điểm đáng lưu ý là các nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7 liên tục mua ròng (chỉ có 1 phiên bán ròng) với giá trị mua ròng tổng cộng là 1.797 tỷ đồng, trong khi trong tháng 6 họ vẫn bán ròng 103 tỷ đồng.
Tỷ trọng giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh, trong tháng 7 giá trị mua vào của họ chiếm 14,23% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường - gần gấp đôi mức 7,64% của tháng 6.
Nhìn chung tâm lý nhà đầu tư có xu hướng vững dần lên khi không có dấu hiệu bán tháo và hoạt động mua gom ở vùng giá thấp vẫn diễn ra tích cực.
Cơ hội cho nhà đầu tư ngắn hạn là không nhiều
Hầu hết các công ty lớn đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2009 trong tháng 7, chỉ còn lại rất ít các công ty xin hoãn công bố báo cáo sang tháng 8 và có vẻ các nhà đầu tư cũng không trông đợi những kết quả tốt hơn dự kiến từ những công ty này.
Ngoài ra cũng không có nhiều những thông tin vĩ mô đặc biệt, không kể các thông tin hàng tháng, được công bố trong tháng này.
Do đó thị trường sẽ có thể chịu tác động nhiều hơn từ những yếu tố bên ngoài như diễn biến của thị trường thế giới, hoặc những kỳ vọng từ những thông tin riêng biệt của các cổ phiếu dẫn dắt thị trường (đặc biệt là những thông tin liên quan đến việc chia tách cổ phiếu).
Những chỉ số liên quan đến lạm phát cũng sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn, khi những lo ngại về thắt chặt tiền tệ vẫn chưa thể dịu bớt.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, nếu như VN-Index tích tụ vào hai phiên đầu tuần tháng 8, sau đó vượt qua ngưỡng 469 điểm một cách vững chắc kèm theo khối lượng và giao dịch lớn để hấp thụ các cổ phiếu ở vùng đỉnh của ngày 27 và 28 tháng 7, thì thị trường sẽ có thêm cơ hội tăng điểm trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư có độ ngại rủi ro thấp có thể xem xét mua vào trong hai phiên giao dịch ngày thứ Hai và thứ Ba. Tuy nhiên do lượng cổ phiếu đã trao tay ở vùng đỉnh ngắn hạn trước đó là khá lớn bởi vậy chỉ nên mua vào ở các vùng giá thấp hoặc hợp lý tùy theo sự biến động thực tế của thị trường.
Liệu dòng tiền có tiếp tục chảy mạnh vào kênh chứng khoán như thời điểm tháng 5 và đầu tháng 6 hay không? Dường như cho đến thời điểm hiện tại câu trả lời vẫn là ẩn số và phụ thuộc vào những tín hiệu rõ nét hơn của sự phục hồi nền kinh tế và chính sách vĩ mô.
Vùng hỗ trợ 428 - 441 điểm và kháng cự 469-482 sẽ rất quan trọng trong tháng 8, bất cứ một sự bứt phá ra khỏi hai vùng này đều tạo ra sự đảo chiều của xu hướng trong ngắn hạn.
Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục mua vào hoặc cơ cấu lại danh mục ở các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự nói trên.
Tháng 8 cũng là tháng mà thị trường sẽ phân hóa mạnh theo báo cáo kết quả kinh doanh quí 2, bởi vậy các cổ phiếu và chứng chỉ quĩ có nền tảng khả quan theo phân tích cơ bản sẽ được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất và có thể tạo cơ hội tăng giá trong khung thời gian từ cuối quí 3 và quí 4 nếu như nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu hồi phục chắc chắn.
Chúng tôi vẫn cho rằng thị trường đang ở mức cân bằng, và khả năng giảm điểm sâu là khó xảy ra khi ngưỡng hỗ trợ ở vùng 410-430 điểm tỏ ra khá mạnh.
Nhà đầu tư dài hạn có thể nhìn xa hơn tới kết quả kinh doanh của quý 3 và 4 để mua vào những cổ phiếu cơ bản tốt - có khả năng tăng trưởng trong các quý tới, đặc biệt tại những phiên thị trường điều chỉnh.
Cơ hội cho các nhà đầu tư ngắn hạn trong tháng 8 theo chúng tôi là không nhiều, do đó cần chấp nhận một mức lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn và cân nhắc việc giảm sử dụng đòn bẩy tài chính để giảm bớt rủi ro khi xu hướng của thị trường chưa thực sự rõ ràng.
* Các tác giả hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).