Tháng 3/2020, thế giới gần như rơi vào tình trạng tê liệt do các quốc gia phải áp lệnh phong tỏa, đóng cửa các hoạt động kinh doanh, giải trí không thiết yếu và hạn chế đi lại với hàng tỷ người. Ngành du lịch toàn cầu gần như đóng băng khi các điểm du lịch khắp thế giới phải đóng cửa.
Hiện tại, dù nhiều điểm du lịch đã mở cửa trở lại, cảnh tượng chật cứng du khách không còn. Cùng nhìn những điểm du lịch nổi tiếng thế giới sau khi trải qua một năm chưa từng có trong lịch sử, theo Business Insider.
CÔNG VIÊN GIẢI TRÍ DISNEY (FLORIDA, MỸ)
Đây là hình ảnh đông đúc tại khu công viên giải trí Walt Disney World Resort - được mệnh danh là "nơi hạnh phúc nhất hành tinh" - tại Orlando, Florida (Mỹ) vào ngày 15/3, một ngày trước khi phải đóng cửa hoàn toàn vì lệnh phong tỏa - Ảnh: Blogmickey
Ảnh bên trái được chụp vào ngày 16/3 tại Walt Disney World Resort - công viên Disney đầu tiên trên thế giới phải đóng cửa. Tới tháng 7 (ảnh phải), các công viên Disney được mở cửa trở lại và bắt đầu thu hút khách trở lại nhưng phải hạn chế lượng khác và thực hiện các biện pháp phòng dịch - Ảnh: Getty Images
QUẢNG TRƯỜNG ST. MARK'S (VENICE, ITALY)
Quảng trường St. Mark's tại Venice là một trong những điểm du khách nhất tại Italy, đón 26-30 triệu du khách ghé thăm mỗi năm - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, lệnh phong tỏa toàn quốc của chính phủ Italy hồi tháng 3 khiến nơi này được ví như "thị trấn ma" (ảnh trái). Vào dịp Giáng sinh (ảnh phải), vốn là thời điểm đông khách, quảng trường này vẫn chứng kiến cảnh tượng vắng vẻ - Ảnh: Getty Images
VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH (TRUNG QUỐC)
Theo tờ China Daily, Vạn Lý Trường Thành đón khoảng 10 triệu du khách mỗi năm, là một trong những điểm du lịch hút khách nhất tại Trung Quốc - Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, từ ngày 25/1, điểm du lịch này phải đóng cửa hoàn toàn và phải tới hết tháng 3 mới mở cửa trở lại nhưng phải hạn chế lượng khách và thực hiện các biện pháp phòng dịch như kiểm tra thân nhiệt - Ảnh: Getty Images
Tháng 11/2020, khu vực này đón trận tuyết đầu tiên của mùa đông và chỉ lác đác vài du khách leo lên Vạn Lý Trường Thành - Ảnh: Xinhua
TAJ MAHAL (ẤN ĐỘ)
Theo CNN, năm 2018, Iăng mộ nổi tiếng Taj Mahal tại Agra, Ấn Độ đón hơn 6,5 triệu du khách - Ảnh: Getty Images
Năm 2020, con số này sụt giảm mạnh do lăng mộ phải đóng cửa trong nhiều tháng - Ảnh: Getty Images
Ngày 21/9, Taj Mahal bắt đầu mở cửa trở lại và nhanh chóng thu hút đông dảo du khách tới tham qua, bất chấp diễn biến dịch bệnh phức tạp tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới - Ảnh: Getty Images
SUỐI NƯỚC NÓNG BLUE LAGOON (ICELAND)
Suối nước nóng Blue Lagoon là điểm du lịch đông khách nhất tại Iceland, đón 1,3 triệu lượt khách mỗi năm dù dân số nước này chỉ khoảng 330.000 người, theo BBC - Ảnh: Shutterstock
Ngày 23/3, Blue Lagoon đóng cửa khi dịch bệnh bùng phát tại Iceland và dự kiến tiếp tục ngừng đón khách tới hết tháng 1/2021 - Ảnh: Insider
THÁP EIFFEL
Tháp Eiffel là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Pháp với du khách trong người nước. Theo Tour Eiffel, ngọn tháp biểu tượng của nước Pháp này đón khoảng 7 triệu du khách mỗi năm. Trên đây là hình ảnh tại khu vực chân Tháp Eiffel được chụp vào ngày 26/4/2020 - Ảnh: Reuters
Tháp Eiffel đã phải đóng cửa trong nhiều tháng do dịch bệnh bùng phát. Tới mùa hè, nơi này đã mở cửa trở lại nhưng hạn chế lượng khách. Tuy nhiên, tới tháng 10, ngọn tháp lại phải đóng cửa do làn sóng dịch bệnh thứ hai bùng phát tại Pháp buộc nước này phải tái áp dụng lệnh phong tỏa - Ảnh: Reuters
THÁP NGHIÊNG PISA (ITALY)
Tháp nghiêng Pisa là một trong những điểm du lịch đông khách nhất tại Italy - Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, khi Italy trở thành một trong những ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới, những người duy nhất xuất hiện tại khu vực tòa tháp nổi tiếng này là nhân viên khử trùng - Ảnh: Getty Images
Tới tháng 5, nơi này mở cửa đón khách trở lại nhưng điểm khác là tất cả du khách phải đeo khẩu trang - Ảnh: Getty Images
QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ (NGA)
Quảng trường Đỏ ở Moscow là một trong những điểm du lịch hút khách nhất tại Nga, hấp dẫn với những nhà thờ mái vòm màu sắc biểu tượng - Ảnh: Getty Images
Theo Reuters, ngay từ ngày 28/1, Moscow đã áp dụng những biện pháp an toàn đặc biệt tại các điểm du lịch, trong đó có Quảng trường đỏ - Ảnh: Getty Images
Mùa đông năm nay, thủ đô Nga vẫn trang hoàng rực rỡ để đón Giáng sinh và năm mới, thu hút du khách địa phương vẫn đổ về đây, theo tờ Agence France-Presse. Trong ảnh là Quảng trường Đỏ được chụp vào ngày 27/12/2020 - Ảnh: Getty Images
CUNG ĐIỆN BUCKINGHAM (ANH)
Trước khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020, dù ngày nắng hay mưa, Cung điện Buckingham vẫn luôn chứng kiến hàng dài người đổ về xem cảnh đổi gác - Ảnh: Getty Images
Ngày 23/3/2020, Thủ tướng Anh Boris Johnson ban hành lệnh lưu trú tại nhà đối với toàn dân. Theo CNN, nước Anh chưa từng trải qua thời kỳ tương tự như thế này kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Tới mùa thu, cung điện bắt đầu hút khách trở lại nhưng rồi lại rơi vào cảnh vắng vẻ khi Anh tái phong tỏa vào đầu tháng 11 để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh mới - Ảnh: Getty Images.
TỬ CẤM THÀNH (TRUNG QUỐC)
Quần thể cung điện Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh là một trong những điểm thu hút nhiều du khách nhất Trung Quốc - Ảnh: iStock
Ngày 25/1, cũng như các điểm du lịch khác, Tử Cấm Thành ngừng đón khách vì dịch bệnh, khiến nơi này rơi vào cảnh vắng vẻ hiếm thấy - Ảnh: Shutterstock
Đến nay, điểm du lịch này đã mở cửa lại nhưng phải hạn chế lượng khách. Hình ảnh trên được chụp vào ngày 28/11/2020, khi khu vực này đón trận tuyết đầu tiên của mùa đông - Ảnh: Getty Images
BẢO TÀNG LOURVE (PHÁP)
Bảo tàng Louvre ở Paris, nơi có bức họa nổi tiếng "Mona Lisa", là bảo tàng đông khách nhất thế giới, theo Museums EU - Ảnh: Shutterstock
Sau nhiều tháng đóng cửa, bảo tàng này dự kiến mở cửa vào tháng 12/2020 nhưng khi Paris tái áp lệnh phong tỏa, nơi này tiếp tục ngừng đón khách cho tới khi có thông báo tiếp theo - Ảnh: Getty Images
THÀNH VANTICAN (ITALY)
Thành Vatican là nơi đặt ttrụ sở của Giáo hội Công giáo La Mã, đón hàng triệu du khách mỗi năm - Ảnh: Stringer
Khi Italy thực hiện phong tỏa và hạn chế đi lại, những đám đông chen chân tại Thành Vantican không còn. Nơi này giờ đây trở nên hoang vắng lạ thường - Ảnh: Reuters