Thấy gì từ tăng trưởng kinh tế 8 tháng?
Mới qua 8 tháng, nhưng mức nhập siêu của Việt Nam đã cao hơn mức nhập siêu trong cả năm từ trước tới nay
Theo ước tính của các cơ quan chức năng và các chuyên gia, các chỉ tiêu chủ yếu tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước như sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tiếp tục đạt tốc độ khá, có những ngành, lĩnh vực còn có xu hướng cao lên. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng tới 18,7% so với cùng kỳ năm trước, đưa tốc độ tăng chung trong 8 tháng lên cao hơn tốc độ tăng của 7 tháng (17,1% so với 17%). Khu vực trong nước và các ngành khác của khu vực vốn đầu tư nước ngoài vẫn dẫn đầu tốc độ tăng.
Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao. Trong tháng 8 có 97 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký đạt 733 triệu USD; có 51 lượt dự án cũ tăng vốn với số vốn đăng ký 118 triệu USD.
Tính chung 8 tháng có 814 dự án mới với số vốn đăng ký đạt 7,1 tỷ USD, tăng 64,6% so với cùng kỳ (một tốc độ tăng hiếm thấy so với cùng kỳ từ năm 1988 tới nay và cũng là tốc độ tăng mà không có ngành, lĩnh vực nào đạt được trong 8 tháng qua). Nếu kể cả 247 lượt dự án cũ tăng vốn khoảng trên 1,2 tỷ USD thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt trên 8,3 tỷ USD, tăng tới 39,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ trọng đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng vẫn cao nhất, nhưng đã giảm, còn tỷ trọng đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ tăng lên. Quy mô vốn bình quân một dự án đạt trên 8,7 triệu USD, cao hơn mức 6,1 triệu USD của cùng kỳ.
Lượng vốn đầu tư vào các vùng trọng điểm vẫn cao, nhưng đã có nhiều cái tên mà năm trước còn ít hoặc đã lâu không xuất hiện thì nay đã xuất hiện, như Thừa Thiên - Huế, Hậu Giang, Tây Ninh, Thái Bình, Hà Nam...
Lượng vốn thực hiện tính đến hết tháng 8 đạt khoảng trên 3 tỷ USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ. Khả năng cả năm sẽ vượt kỷ lục của năm trước (10,2 tỷ USD đăng ký và 4,1 tỷ USD thực hiện).
Thứ ba, xuất khẩu tiếp tục tăng khá và cả năm có thể đạt được kế hoạch đề ra.
Thứ tư, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã tăng chậm lại so với các tháng trước, sau các giải pháp kiềm chế lạm phát của Nhà nước.
Thứ năm, lượng khách quốc tế đã tăng khá trở lại và khả năng cả năm sẽ vượt 4,2 triệu lượt khách theo mục tiêu đề ra; tuy lượng khách đến từ các nước láng giềng vẫn tăng thấp hoặc giảm, nhưng lượng khách đến từ các nước có thu nhập cao, do đó có chi tiêu cao và ở dài ngày hơn đã tăng cao hơn nên thu nhập từ du lịch còn tăng cao hơn tốc độ tăng về lượng khách, khả năng cả năm sẽ vượt khá so với mức 3 tỷ USD của năm ngoái.
Bên cạnh những kết quả tích cực, kinh tế 8 tháng qua vẫn còn có những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước và tăng thấp hơn mục tiêu đề ra. Thiên tai, dịch bệnh tiếp tục tác động không tốt đến trồng trọt, chăn nuôi và đời sống và còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Tốc độ tăng giá tuy chậm lại nhưng tốc độ tăng của tháng 8 cũng như của 8 tháng đã cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (tháng 8 tăng 0,55% so với tăng 0,4%, 8 tháng tăng 6,77% so với 4,8%). Mới qua 8 tháng, tốc độ tăng giá đã cao hơn tốc độ tăng của cả năm 2006 (6,77% so với 6,6%). Nếu tốc độ tăng giá những tháng cuối năm cũng bằng tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước thì cả năm nay sẽ tăng tới 8,5%!
Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng có khả năng tăng cao hơn, nếu không tiếp tục và thực hiện quyết liệt hơn các biện pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là các biện pháp nhằm hút tiền từ lưu thông vào ngân hàng.
Nhập siêu cũng là vấn đề lớn hiện nay. Do nhập khẩu lớn hơn và tăng cao hơn so với xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (6,4 tỷ USD so với 2,8 tỷ USD, tức là cao gấp gần 2,3 lần), cả về tỷ lệ nhập siêu (20,5% so với 12,1%). Mới qua 8 tháng, nhưng mức nhập siêu của Việt Nam đã cao hơn mức nhập siêu trong cả năm từ trước tới nay và khả năng cả năm có thể vượt qua mốc 9 tỷ USD.
Đây là một cảnh báo không thể xem thường!
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tiếp tục đạt tốc độ khá, có những ngành, lĩnh vực còn có xu hướng cao lên. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng tới 18,7% so với cùng kỳ năm trước, đưa tốc độ tăng chung trong 8 tháng lên cao hơn tốc độ tăng của 7 tháng (17,1% so với 17%). Khu vực trong nước và các ngành khác của khu vực vốn đầu tư nước ngoài vẫn dẫn đầu tốc độ tăng.
Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao. Trong tháng 8 có 97 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký đạt 733 triệu USD; có 51 lượt dự án cũ tăng vốn với số vốn đăng ký 118 triệu USD.
Tính chung 8 tháng có 814 dự án mới với số vốn đăng ký đạt 7,1 tỷ USD, tăng 64,6% so với cùng kỳ (một tốc độ tăng hiếm thấy so với cùng kỳ từ năm 1988 tới nay và cũng là tốc độ tăng mà không có ngành, lĩnh vực nào đạt được trong 8 tháng qua). Nếu kể cả 247 lượt dự án cũ tăng vốn khoảng trên 1,2 tỷ USD thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt trên 8,3 tỷ USD, tăng tới 39,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ trọng đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng vẫn cao nhất, nhưng đã giảm, còn tỷ trọng đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ tăng lên. Quy mô vốn bình quân một dự án đạt trên 8,7 triệu USD, cao hơn mức 6,1 triệu USD của cùng kỳ.
Lượng vốn đầu tư vào các vùng trọng điểm vẫn cao, nhưng đã có nhiều cái tên mà năm trước còn ít hoặc đã lâu không xuất hiện thì nay đã xuất hiện, như Thừa Thiên - Huế, Hậu Giang, Tây Ninh, Thái Bình, Hà Nam...
Lượng vốn thực hiện tính đến hết tháng 8 đạt khoảng trên 3 tỷ USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ. Khả năng cả năm sẽ vượt kỷ lục của năm trước (10,2 tỷ USD đăng ký và 4,1 tỷ USD thực hiện).
Thứ ba, xuất khẩu tiếp tục tăng khá và cả năm có thể đạt được kế hoạch đề ra.
Thứ tư, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã tăng chậm lại so với các tháng trước, sau các giải pháp kiềm chế lạm phát của Nhà nước.
Thứ năm, lượng khách quốc tế đã tăng khá trở lại và khả năng cả năm sẽ vượt 4,2 triệu lượt khách theo mục tiêu đề ra; tuy lượng khách đến từ các nước láng giềng vẫn tăng thấp hoặc giảm, nhưng lượng khách đến từ các nước có thu nhập cao, do đó có chi tiêu cao và ở dài ngày hơn đã tăng cao hơn nên thu nhập từ du lịch còn tăng cao hơn tốc độ tăng về lượng khách, khả năng cả năm sẽ vượt khá so với mức 3 tỷ USD của năm ngoái.
Bên cạnh những kết quả tích cực, kinh tế 8 tháng qua vẫn còn có những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước và tăng thấp hơn mục tiêu đề ra. Thiên tai, dịch bệnh tiếp tục tác động không tốt đến trồng trọt, chăn nuôi và đời sống và còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Tốc độ tăng giá tuy chậm lại nhưng tốc độ tăng của tháng 8 cũng như của 8 tháng đã cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (tháng 8 tăng 0,55% so với tăng 0,4%, 8 tháng tăng 6,77% so với 4,8%). Mới qua 8 tháng, tốc độ tăng giá đã cao hơn tốc độ tăng của cả năm 2006 (6,77% so với 6,6%). Nếu tốc độ tăng giá những tháng cuối năm cũng bằng tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước thì cả năm nay sẽ tăng tới 8,5%!
Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng có khả năng tăng cao hơn, nếu không tiếp tục và thực hiện quyết liệt hơn các biện pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là các biện pháp nhằm hút tiền từ lưu thông vào ngân hàng.
Nhập siêu cũng là vấn đề lớn hiện nay. Do nhập khẩu lớn hơn và tăng cao hơn so với xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (6,4 tỷ USD so với 2,8 tỷ USD, tức là cao gấp gần 2,3 lần), cả về tỷ lệ nhập siêu (20,5% so với 12,1%). Mới qua 8 tháng, nhưng mức nhập siêu của Việt Nam đã cao hơn mức nhập siêu trong cả năm từ trước tới nay và khả năng cả năm có thể vượt qua mốc 9 tỷ USD.
Đây là một cảnh báo không thể xem thường!