Thế giới có thêm nhiều tiền để chống khủng hoảng
Trước sự lan rộng của khủng hoảng tài chính, FED và IMF vừa có những động thái mới nhằm hỗ trợ các quốc gia chống "bão"
Trước sự lan rộng của khủng hoảng tài chính, Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa có những động thái mới nhằm hỗ trợ các quốc gia trong cuộc chiến đẩy lùi cơn bão này.
Hôm qua (30/10), IMF tuyên bố sẽ cho các nền kinh tế đang nổi lên hiện đang ở trong tình trạng tài chính lành mạnh, nhưng lại gặp khó khăn trong việc vay vốn do khủng hoảng tài chính, vay số tiền lên tới 100 tỷ USD.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng thiết lập thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với các nước Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Singapore, với số tiền lên tới 30 tỷ USD cho mỗi thỏa thuận, cho phép các nước này có thể đổi đồng nội tệ sang USD để có thêm USD cho cuộc chiến chống khủng hoảng.
Việc phối hợp hành động này của IMF và FED nhằm mục đích phục hồi niềm tin cho các thị trường đang phát triển, nơi giá cổ phiếu và tiền tệ đang sụt giảm mạnh trong những ngày gần đây do sự tháo chạy của các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Thông tin về những động thái mới này, cùng với hy vọng về một làn sóng cắt giảm lãi suất toàn cầu mới, đã đẩy thị trường chứng khoán thế giới tăng mạnh mẽ trong ngày 30/10 này.
Điều kiện vay: Rất “thoáng”!
Chương trình cho vay mới công bố của IMF sẽ dành cho các quốc gia có tình hình tài chính tốt, tăng trưởng vững, nhưng lại bất ngờ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ doanh nghiệp hoặc chính phủ do sự tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài.
Những quốc gia thuộc nhóm này, trong đó có Brazil, Mexico và Hàn Quốc, vốn phụ thuộc vào dòng vốn từ bên ngoài cho hoạt động thương mại và đầu tư. Một số nước khác còn vay những khoản vay lớn bằng ngoại tệ, khiến sự mất giá trầm trọng của đồng nội tệ trong thời gian gần đây làm cho những khoản vay này vốn đã lớn, trở nên khổng lồ hơn.
Theo chương trình cho vay mới trên, các nước có thể vay nhiều gấp 5 lần hạn mức tín dụng của họ ở IMF, nhưng lại không phải đáp ứng những điều kiện ngặt nghèo thường đi kèm những khoản vay từ IMF, chẳng hạn như các quốc gia vay tiền buộc phải tăng lãi suất và cắt giảm chi tiêu công. Ví dụ, Brazil có thể vay từ IMF số tiền lên tới 25 tỷ USD mà không phải tuân thủ những điều kiện kiểu như vậy.
Mặc dù chỉ có kỳ hạn 3 tháng, nhưng những khoản vay này có thể được gia hạn tới 3 lần, giúp quốc gia vay tiền có thời gian gần 1 năm để trả nợ.
Tại Hàn Quốc, một loạt những thông tin tích cực, bao gồm thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với FED, kế hoạch cho vay của IMF, việc Quốc hội nước này chính thức thông qua kế hoạch 130 tỷ USD hỗ trợ ngành ngân hàng, và việc FED cắt giảm lãi suất, đã giúp “cắt cơn” mất giá của đồng Won trong ngày 30/10 này. Trong ngày, đồng Won tăng giá tới hơn 10% so với USD.
“Sẽ là một sai lầm lớn nếu chúng ta cho phép những căng thẳng trong hệ thống tài chính ở Mỹ và châu Âu lan rộng ra khắp thế giới và xói mòn các nền kinh tế khác”, ông Charles Dallara, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Tài chính Quốc tế - một tổ chức gồm hơn 300 ngân hàng trên toàn thế giới đã thúc đẩy IMF và FED đi tới những động thái nói trên - nhận xét.
Trước khi đi tới quyết định cho vay mới trên, do những diễn biến leo thang của khủng hoảng, IMF phải vào cuộc bằng cách thiết lập một chương trình cho vay khẩn cấp dành cho các nước đang phát triển.
Tới thời điểm này, IMF đã cho Hungary vay 15,7 tỷ USD, Ukraine vay 16,5 tỷ USD và Iceland vay 2,1 tỷ USD theo chương trình cho vay khẩn cấp này. Hiện IMF đang đàm phán cấp vốn vay cho Pakistan với một khoản vay có thể lớn hơn những khoản vay này. Danh sách các nước đang phải nhờ tới IMF còn có Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ và Serbia, và gần như chắc chắn danh sách này sẽ còn dài thêm trong thời gian tới.
IMF tuyên bố, số tiền dành cho chương trình mới công bố hoàn toàn thuộc nguồn quỹ của IMF. Hiện IMF đang có trong tay tổng số tiền khoảng 200 tỷ USD. IMF cũng có kế hoạch sẽ kêu gọi thêm đóng góp từ các quốc gia có dự trữ ngoại hối mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước xuất khẩu dầu lửa.
Trước đó, đã xuất hiện tin đồn rằng FED và các ngân hàng trung ương khác có thể “ra tay” hỗ trợ tài chính cho chương trình cho vay của IMF. Tuy nhiên, ông Dallara cho biết, FED sẽ không thực hiện được sự hỗ trợ này, vì đóng góp của Mỹ và IMF là thông qua Bộ Tài chính nước này.
“Chúng tôi có thể phải cần thêm nguồn lực. IMF không thể tự mình giải quyết được mọi chuyện”, Giám đốc điều hành IMF, ông Dominique Strauss-Kahn nói.
Cho vay, vẫn bị chỉ trích
FED đã bày tỏ thái độ hoan nghênh trước động thái của IMF. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson cũng cho rằng, việc FED hạ lãi suất và IMF thiết lập chương trình cho vay mới thể hiện sự hợp tác quốc tế chặt chẽ trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về chống khủng hoảng tại Washington vào ngày 15/11 tới.
Chương trình cho vay mới này đã mở rộng mạnh mẽ vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng hiện nay vào đúng thời điểm mà các nhà lãnh đạo của thế giới bắt đầu bàn đến chuyện thiết lập một trật tự tài chính toàn cầu mới.
Trong bối cảnh các nước phương Tây nằm dưới gánh nặng của những kế hoạch giải cứu khổng lồ cho ngành tài chính của chính họ, IMF dường như trở thành nguồn hỗ trợ duy nhất dành cho các thị trường đang nổi lên.
Điều này khiến một số người có quan điểm chỉ trích IMF cảm thấy bối rối.
Những nhà phê bình này cho rằng IMF đang “kê toa” những biện pháp tương tự đã từng gây ra không ít khó khăn không cần thiết cho các nước châu Á được IMF hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn 1 thập kỷ.
Các nhà phê bình dẫn chứng việc Iceland tăng lãi suất cơ bản thêm 3% lên mức 18% cách đây ít ngày nhằm nỗ lực ổn định giá trị đồng nội tệ Krona trong bối cảnh đồng tiền này mất giá theo chiều thẳng đứng sau sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ở nước này. Theo các quan chức của IMF, việc Iceland tăng lãi suất là một điều kiện để có được khẩn cấp từ quỹ này.
Nhà kinh tế Joseph Stiglitz, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế và từng giữ chức kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) lên tiếng chỉ trích IMF khá mạnh mẽ: “IMF vẫn sử dụng giọng điệu mà họ đã dùng trong những lần khủng hoảng trước, rằng chúng ta cần phải phục hồi niềm tin. Nhưng biện pháp của họ không lấy lại được niềm tin cho thị trường, mà chỉ dẫn tới những vụ phá sản mới”.
Ông cũng cho rằng, nếu IMF “kê toa” kiểu như vậy cho các quốc gia có sự bất ổn xã hội như Paksitan, mức độ rủi ro sẽ là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, ông Stiglitz cũng hoan nghênh chương trình cho vay mới của IMF.
Chính phủ Hungary mới đây cũng ra cảnh báo về việc vay tiền của IMF có thể tạo thêm gánh nặng đối với quốc gia này. Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hungary Peter Akos Bod cho rằng, khoản vay này có thể khiến Hungary phải tăng lãi suất nội tệ vốn đã ở mức cao của nước này. Một động thái như vậy có thể củng cố thêm thói quen của người dân và doanh nghiệp Hungary trong việc đi vay các khoản vay ngoại tệ.
Bên cạnh đó, không phải quốc gia nào cũng chào đón khoản vay của IMF. Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố nước này sẽ không vay bất kỳ khoản nào từ IMF. Chắc hẳn, Hàn Quốc vẫn còn nhớ rõ những gì xảy ra với đất nước này hồi khủng hoảng tài chính 1997. Khi đó, để vay tiền của IMF, Hàn Quốc và các nước châu Á đã phải “nghiến răng” tăng mạnh lãi suất.
Giám đốc điều hành IMF Strauss-Kahn thì cho biết, ông nhận thức được thái độ này của các nước và sẽ nỗ lực điều chỉnh các khoản vay cho phù hợp với điều kiện của các quốc gia vay tiền.
Làn sóng hạ lãi suất mới
Về phần mình, động thái thiết lập thỏa thuận hoán đổi tiền tệ mới của FED sẽ cho phép Hàn Quốc, Singapore, Mexico và Brazil tăng cung USD trên thị trường.
Tại các quốc gia này hiện đang diễn ra tình trạng khan hiếm USD, khiến tỷ giá đồng nội tệ so với USD giảm mạnh. Những thỏa thuận này cũng tương tự như thỏa thuận hoán đổi tiền tệ mà FED đã thiết lập trước đó với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương Australia, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và một số ngân hàng trung ương của các nước phát triển khác trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng tín dụng.
Với những thỏa thuận hoán đổi tiền tệ mới này, FED hiện đã có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với 13 ngân hàng trung ương trên thế giới.
Giới quan sát quốc tế cũng đang hết sức hy vọng vào một làn sóng cắt giảm lãi suất toàn cầu mới. Mở màn cho đợt cắt giảm này là các ngân hàng trung ương Trung Quốc và Nauy và FED trong đợt cắt giảm lãi suất ngày 29/10. Tiếp đó, trong ngày 30/10, hai vùng lãnh thổ Hồng Kông và Đài Loan cũng đã tiến hành hạ lãi suất.
Dự kiến, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng sẽ hành động tương tự trong những ngày tới.
(Theo IHT, Bloomberg)
Hôm qua (30/10), IMF tuyên bố sẽ cho các nền kinh tế đang nổi lên hiện đang ở trong tình trạng tài chính lành mạnh, nhưng lại gặp khó khăn trong việc vay vốn do khủng hoảng tài chính, vay số tiền lên tới 100 tỷ USD.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng thiết lập thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với các nước Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Singapore, với số tiền lên tới 30 tỷ USD cho mỗi thỏa thuận, cho phép các nước này có thể đổi đồng nội tệ sang USD để có thêm USD cho cuộc chiến chống khủng hoảng.
Việc phối hợp hành động này của IMF và FED nhằm mục đích phục hồi niềm tin cho các thị trường đang phát triển, nơi giá cổ phiếu và tiền tệ đang sụt giảm mạnh trong những ngày gần đây do sự tháo chạy của các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Thông tin về những động thái mới này, cùng với hy vọng về một làn sóng cắt giảm lãi suất toàn cầu mới, đã đẩy thị trường chứng khoán thế giới tăng mạnh mẽ trong ngày 30/10 này.
Điều kiện vay: Rất “thoáng”!
Chương trình cho vay mới công bố của IMF sẽ dành cho các quốc gia có tình hình tài chính tốt, tăng trưởng vững, nhưng lại bất ngờ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ doanh nghiệp hoặc chính phủ do sự tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài.
Những quốc gia thuộc nhóm này, trong đó có Brazil, Mexico và Hàn Quốc, vốn phụ thuộc vào dòng vốn từ bên ngoài cho hoạt động thương mại và đầu tư. Một số nước khác còn vay những khoản vay lớn bằng ngoại tệ, khiến sự mất giá trầm trọng của đồng nội tệ trong thời gian gần đây làm cho những khoản vay này vốn đã lớn, trở nên khổng lồ hơn.
Theo chương trình cho vay mới trên, các nước có thể vay nhiều gấp 5 lần hạn mức tín dụng của họ ở IMF, nhưng lại không phải đáp ứng những điều kiện ngặt nghèo thường đi kèm những khoản vay từ IMF, chẳng hạn như các quốc gia vay tiền buộc phải tăng lãi suất và cắt giảm chi tiêu công. Ví dụ, Brazil có thể vay từ IMF số tiền lên tới 25 tỷ USD mà không phải tuân thủ những điều kiện kiểu như vậy.
Mặc dù chỉ có kỳ hạn 3 tháng, nhưng những khoản vay này có thể được gia hạn tới 3 lần, giúp quốc gia vay tiền có thời gian gần 1 năm để trả nợ.
Tại Hàn Quốc, một loạt những thông tin tích cực, bao gồm thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với FED, kế hoạch cho vay của IMF, việc Quốc hội nước này chính thức thông qua kế hoạch 130 tỷ USD hỗ trợ ngành ngân hàng, và việc FED cắt giảm lãi suất, đã giúp “cắt cơn” mất giá của đồng Won trong ngày 30/10 này. Trong ngày, đồng Won tăng giá tới hơn 10% so với USD.
“Sẽ là một sai lầm lớn nếu chúng ta cho phép những căng thẳng trong hệ thống tài chính ở Mỹ và châu Âu lan rộng ra khắp thế giới và xói mòn các nền kinh tế khác”, ông Charles Dallara, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Tài chính Quốc tế - một tổ chức gồm hơn 300 ngân hàng trên toàn thế giới đã thúc đẩy IMF và FED đi tới những động thái nói trên - nhận xét.
Trước khi đi tới quyết định cho vay mới trên, do những diễn biến leo thang của khủng hoảng, IMF phải vào cuộc bằng cách thiết lập một chương trình cho vay khẩn cấp dành cho các nước đang phát triển.
Tới thời điểm này, IMF đã cho Hungary vay 15,7 tỷ USD, Ukraine vay 16,5 tỷ USD và Iceland vay 2,1 tỷ USD theo chương trình cho vay khẩn cấp này. Hiện IMF đang đàm phán cấp vốn vay cho Pakistan với một khoản vay có thể lớn hơn những khoản vay này. Danh sách các nước đang phải nhờ tới IMF còn có Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ và Serbia, và gần như chắc chắn danh sách này sẽ còn dài thêm trong thời gian tới.
IMF tuyên bố, số tiền dành cho chương trình mới công bố hoàn toàn thuộc nguồn quỹ của IMF. Hiện IMF đang có trong tay tổng số tiền khoảng 200 tỷ USD. IMF cũng có kế hoạch sẽ kêu gọi thêm đóng góp từ các quốc gia có dự trữ ngoại hối mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước xuất khẩu dầu lửa.
Trước đó, đã xuất hiện tin đồn rằng FED và các ngân hàng trung ương khác có thể “ra tay” hỗ trợ tài chính cho chương trình cho vay của IMF. Tuy nhiên, ông Dallara cho biết, FED sẽ không thực hiện được sự hỗ trợ này, vì đóng góp của Mỹ và IMF là thông qua Bộ Tài chính nước này.
“Chúng tôi có thể phải cần thêm nguồn lực. IMF không thể tự mình giải quyết được mọi chuyện”, Giám đốc điều hành IMF, ông Dominique Strauss-Kahn nói.
Cho vay, vẫn bị chỉ trích
FED đã bày tỏ thái độ hoan nghênh trước động thái của IMF. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson cũng cho rằng, việc FED hạ lãi suất và IMF thiết lập chương trình cho vay mới thể hiện sự hợp tác quốc tế chặt chẽ trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về chống khủng hoảng tại Washington vào ngày 15/11 tới.
Chương trình cho vay mới này đã mở rộng mạnh mẽ vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng hiện nay vào đúng thời điểm mà các nhà lãnh đạo của thế giới bắt đầu bàn đến chuyện thiết lập một trật tự tài chính toàn cầu mới.
Trong bối cảnh các nước phương Tây nằm dưới gánh nặng của những kế hoạch giải cứu khổng lồ cho ngành tài chính của chính họ, IMF dường như trở thành nguồn hỗ trợ duy nhất dành cho các thị trường đang nổi lên.
Điều này khiến một số người có quan điểm chỉ trích IMF cảm thấy bối rối.
Những nhà phê bình này cho rằng IMF đang “kê toa” những biện pháp tương tự đã từng gây ra không ít khó khăn không cần thiết cho các nước châu Á được IMF hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn 1 thập kỷ.
Các nhà phê bình dẫn chứng việc Iceland tăng lãi suất cơ bản thêm 3% lên mức 18% cách đây ít ngày nhằm nỗ lực ổn định giá trị đồng nội tệ Krona trong bối cảnh đồng tiền này mất giá theo chiều thẳng đứng sau sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ở nước này. Theo các quan chức của IMF, việc Iceland tăng lãi suất là một điều kiện để có được khẩn cấp từ quỹ này.
Nhà kinh tế Joseph Stiglitz, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế và từng giữ chức kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) lên tiếng chỉ trích IMF khá mạnh mẽ: “IMF vẫn sử dụng giọng điệu mà họ đã dùng trong những lần khủng hoảng trước, rằng chúng ta cần phải phục hồi niềm tin. Nhưng biện pháp của họ không lấy lại được niềm tin cho thị trường, mà chỉ dẫn tới những vụ phá sản mới”.
Ông cũng cho rằng, nếu IMF “kê toa” kiểu như vậy cho các quốc gia có sự bất ổn xã hội như Paksitan, mức độ rủi ro sẽ là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, ông Stiglitz cũng hoan nghênh chương trình cho vay mới của IMF.
Chính phủ Hungary mới đây cũng ra cảnh báo về việc vay tiền của IMF có thể tạo thêm gánh nặng đối với quốc gia này. Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hungary Peter Akos Bod cho rằng, khoản vay này có thể khiến Hungary phải tăng lãi suất nội tệ vốn đã ở mức cao của nước này. Một động thái như vậy có thể củng cố thêm thói quen của người dân và doanh nghiệp Hungary trong việc đi vay các khoản vay ngoại tệ.
Bên cạnh đó, không phải quốc gia nào cũng chào đón khoản vay của IMF. Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố nước này sẽ không vay bất kỳ khoản nào từ IMF. Chắc hẳn, Hàn Quốc vẫn còn nhớ rõ những gì xảy ra với đất nước này hồi khủng hoảng tài chính 1997. Khi đó, để vay tiền của IMF, Hàn Quốc và các nước châu Á đã phải “nghiến răng” tăng mạnh lãi suất.
Giám đốc điều hành IMF Strauss-Kahn thì cho biết, ông nhận thức được thái độ này của các nước và sẽ nỗ lực điều chỉnh các khoản vay cho phù hợp với điều kiện của các quốc gia vay tiền.
Làn sóng hạ lãi suất mới
Về phần mình, động thái thiết lập thỏa thuận hoán đổi tiền tệ mới của FED sẽ cho phép Hàn Quốc, Singapore, Mexico và Brazil tăng cung USD trên thị trường.
Tại các quốc gia này hiện đang diễn ra tình trạng khan hiếm USD, khiến tỷ giá đồng nội tệ so với USD giảm mạnh. Những thỏa thuận này cũng tương tự như thỏa thuận hoán đổi tiền tệ mà FED đã thiết lập trước đó với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương Australia, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và một số ngân hàng trung ương của các nước phát triển khác trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng tín dụng.
Với những thỏa thuận hoán đổi tiền tệ mới này, FED hiện đã có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với 13 ngân hàng trung ương trên thế giới.
Giới quan sát quốc tế cũng đang hết sức hy vọng vào một làn sóng cắt giảm lãi suất toàn cầu mới. Mở màn cho đợt cắt giảm này là các ngân hàng trung ương Trung Quốc và Nauy và FED trong đợt cắt giảm lãi suất ngày 29/10. Tiếp đó, trong ngày 30/10, hai vùng lãnh thổ Hồng Kông và Đài Loan cũng đã tiến hành hạ lãi suất.
Dự kiến, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng sẽ hành động tương tự trong những ngày tới.
(Theo IHT, Bloomberg)