Thế giới mừng và lo cho vị tân Tổng thống Mỹ
Kết quả bầu cử ở Mỹ năm nay được thế giới nhìn nhận với nhiều luồng quan điểm không đồng nhất
Ở những nơi không phải là đất Mỹ, người dân nhìn nhận về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008 với phần thắng thuộc về ứng cử viên Barack Obama của đảng Dân chủ như thế này: có một đất nước nơi hàng chục triệu người da trắng theo đạo Thiên chúa tự nguyện bỏ phiếu để chọn một vị tổng thống da màu có xuất thân khiêm tốn, con trai của một người da đen ở Kenya theo đạo Hồi.
Vui và hy vọng
Thắng lợi của ông Obama đã được thế giới hoan nghênh nhiệt liệt. Điều này được thể hiện rõ ngay cả tại những quốc gia có quan điểm không thân thiện với Mỹ.
Ông Jean Daniel, một nhà báo người Pháp làm việc ở khu vực bờ biển của Palestine, gọi ông Obama là một “thiên sử thi sáng chói”, người đưa nước Mỹ nhanh chóng đứng dậy bằng khả năng của mình.
Tại Venezuela, một nhà hoạt động chính trị 58 tuổi có tên Oswaldo Calvo ở thủ đô Caracas thì nhận xét rằng, chiến thắng của ông Obama “cho phép chúng tôi được mơ mộng một chút”.
Ông Tristram Hunt, một nhà sử học người Anh nói: “Ông Obama đem tới một câu chuyện mà ai cũng muốn trở lại với câu chuyện đó - rằng nước Mỹ là một miền đất của những cơ hội và khả năng tuyệt vời, nơi những điều kỳ diệu xảy ra”.
Tuy nhiên, đối với phần lớn người dân trên thế giới được phỏng vấn về quan điểm của họ trước chiến thắng của ông Obama, thái độ chính vẫn là sự “thở phào”.
Họ cho rằng, chiến thắng của ông Obama là bằng chứng cho thấy, cường quốc Hoa Kỳ với khả năng thực hiện những công việc lớn cả theo nghĩa tích cực và tiêu cực - như tiến hành chiến tranh Iraq, quay lưng lại với môi trường, và kéo cả thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay - đã nhận thấy những sai lầm của mình trong 8 năm qua và đang muốn sửa đổi những sai lầm đó.
Trước khi cuộc bầu cử này diễn ra, điều tra tại nhiều nước đã cho thấy, chỉ có rất ít quốc gia, trong đó có Israel, Georgia và Philippines, là muốn ông John McCain giành chiến thắng.
Thế giới muốn ông Obama, người “hưởng lợi” từ chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ sẽ thay đổi chính sách của nước Mỹ và ở một mức độ nào đó, vừa có thái độ khiêm nhường, lại vừa thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình.
“Người ta cảm thấy ông Obama là một phần của họ vì ông ấy xuất thân đa chủng tộc, đa dân tộc và đa quốc gia”, luật sư người Anh Philippe Sands - một người thường xuyên đi tới nhiều nơi trên thế giới - nhận xét. Ông cũng cho rằng, thế giới đặt nhiều hy vọng và lý tưởng vào ông Obama. “Ông đại diện một mối liên hệ cá nhân cho dân chúng ở nhiều cộng đồng và nền văn hóa khác nhau. Ông vừa là người nhập cư, lại là một người thiểu số”, luật sư Sands nói thêm.
Ông Francis Nyamnjoh, một nhà khoa học xã hội của Cameroon thì nhìn nhận việc nước Mỹ lựa chọn vị tổng thống như ông Obama sẽ giúp làm thay đổi hình ảnh của đất nước này, đưa nước Mỹ một lần nữa trở thành miền đất của những hy vọng và tham vọng.
Giáo sư về quan hệ quốc tế Shi Yinhong của Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng, xuất thân của ông Obama, đặc biệt là việc ông từng lớn lên ở Indonesia, sẽ giúp ông hiểu được những vấn đề mà các nước nghèo đang phải đối mặt.
Ông Jairam Ramesh, một quan chức về thương mại trong Chính phủ Ấn Độ thì bày tỏ sự hy vọng, ông Obama sẽ góp phần tạo ra “chủ nghĩa đa phương đích thực, thay vì chủ nghĩa đơn phương cơ bắp”.
Những lo ngại
Bên cạnh đó, cũng có những mối lo ngại rằng, ông Obama sẽ quá mềm yếu trong một thế giới đầy thử thách khốc liệt đòi hỏi sự rạch ròi.
Israel lo ông Obama sẽ đàm phán với Iran, thay vì ngăn không cho Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Gruzia lo rằng, ông sẽ thiết quyết đoán trong quan hệ với nước Nga.
Những quan điểm khác biệt trên phần nào phản ánh xuất thân có thể nói là khá phức tạp của ông Obama - con trai của một người đàn ông da màu Kenya và một người phụ nữ da trắng Mỹ, sinh ra ở Hawaii, thời niên thiếu sống ở Indonesia, trưởng thành trên đất Mỹ…
Có người còn đặt câu hỏi, giả sử ông Obama sẽ tuân thủ đầy đủ hơn các quy tắc quốc tế như ông đã hứa, liệu Chính phủ của ông có thể đáp ứng được tất cả những kỳ vọng đó hay không?
“Chúng ta có quá nhiều hy vọng và mong ước, đến nỗi ông ấy không bao giờ có thể đáp ứng hết được”, một nhà tư vấn nghệ thuật có tên Susanne Greishaber ở Berlin nhận xét.
Bà dẫn chứng những kỳ vọng đối với ông Obama như bảo vệ môi trường, giảm sử dụng vũ lực và giúp đỡ những người kém may mắn. Nhưng bà tỏ ra bi quan khi nói: “Tôi đã chuẩn bị tinh thần đón nhận sự thật rằng, hòa bình và hạnh phúc sẽ không đến ngay lập tức”.
Nhiều người ở các quốc gia kém phát triển hơn, đặc biệt là ở thế giới Arab, cho rằng ông Obama sẽ không thực hiện được mong ước của họ, nếu xét tới chính sách của Mỹ đối với Israel. Họ cho rằng, kết quả bầu cử ở Mỹ lần này rốt cục cũng sẽ chẳng đem tới khác biệt gì lớn. “Chúng ta sẽ chỉ lạc quan được khoảng hai tháng là cùng”, ông Huda Naim, một thành viên Quốc hội Palestine nói.
Bên cạnh đó, còn có những ý kiến về khả năng thay đổi bộ mặt nước Mỹ của ông Obama. Trước đây, họ nghi ngờ việc ông có thể được đề cử hoặc trúng cử. Vào lúc này, khi ông đã trúng cử, họ lại hồ nghi về việc ông có lãnh đạo được đất nước hay không. Những người có quan điểm này cho rằng, chính sách của nước Mỹ được thể chế hóa rất sâu và nếu ông Obama cố gắng thay đổi, “họ” - tức giới truyền thông, giới doanh nghiệp và những thế lực ngầm - sẽ khiến ông bị “đo ván”.
"Tôi lo cho ông ấy”, Alberto Müller Rojas, một viên tướng về hưu trong quân đội Venezuela, kiêm Phó chủ tịch Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela của Tổng thống Hugo Chavez nói. “Áp lực mà ông ấy sẽ phải đối mặt từ nhiều bộ phận xã hội, nhất là từ những người Anglo-Saxon da trắng, sẽ là rất lớn”, ông nói thêm.
Một phần, những nỗi lo sợ này xuất phát từ tình cảm yêu mến dành cho ông Obama.
“Ông ấy có sức hút, có bề ngoài hấp dẫn, thông minh, trẻ tuổi và cũng biết cách để làm cho người khác yêu mến mình. Dù thế nào, chúng tôi cũng cầu Chúa phù hộ cho ông ấy”, một nhà văn người Ai Cập có tên Nawara Negm nói.
(Theo New York Times)
Vui và hy vọng
Thắng lợi của ông Obama đã được thế giới hoan nghênh nhiệt liệt. Điều này được thể hiện rõ ngay cả tại những quốc gia có quan điểm không thân thiện với Mỹ.
Ông Jean Daniel, một nhà báo người Pháp làm việc ở khu vực bờ biển của Palestine, gọi ông Obama là một “thiên sử thi sáng chói”, người đưa nước Mỹ nhanh chóng đứng dậy bằng khả năng của mình.
Tại Venezuela, một nhà hoạt động chính trị 58 tuổi có tên Oswaldo Calvo ở thủ đô Caracas thì nhận xét rằng, chiến thắng của ông Obama “cho phép chúng tôi được mơ mộng một chút”.
Ông Tristram Hunt, một nhà sử học người Anh nói: “Ông Obama đem tới một câu chuyện mà ai cũng muốn trở lại với câu chuyện đó - rằng nước Mỹ là một miền đất của những cơ hội và khả năng tuyệt vời, nơi những điều kỳ diệu xảy ra”.
Tuy nhiên, đối với phần lớn người dân trên thế giới được phỏng vấn về quan điểm của họ trước chiến thắng của ông Obama, thái độ chính vẫn là sự “thở phào”.
Họ cho rằng, chiến thắng của ông Obama là bằng chứng cho thấy, cường quốc Hoa Kỳ với khả năng thực hiện những công việc lớn cả theo nghĩa tích cực và tiêu cực - như tiến hành chiến tranh Iraq, quay lưng lại với môi trường, và kéo cả thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay - đã nhận thấy những sai lầm của mình trong 8 năm qua và đang muốn sửa đổi những sai lầm đó.
Trước khi cuộc bầu cử này diễn ra, điều tra tại nhiều nước đã cho thấy, chỉ có rất ít quốc gia, trong đó có Israel, Georgia và Philippines, là muốn ông John McCain giành chiến thắng.
Thế giới muốn ông Obama, người “hưởng lợi” từ chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ sẽ thay đổi chính sách của nước Mỹ và ở một mức độ nào đó, vừa có thái độ khiêm nhường, lại vừa thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình.
“Người ta cảm thấy ông Obama là một phần của họ vì ông ấy xuất thân đa chủng tộc, đa dân tộc và đa quốc gia”, luật sư người Anh Philippe Sands - một người thường xuyên đi tới nhiều nơi trên thế giới - nhận xét. Ông cũng cho rằng, thế giới đặt nhiều hy vọng và lý tưởng vào ông Obama. “Ông đại diện một mối liên hệ cá nhân cho dân chúng ở nhiều cộng đồng và nền văn hóa khác nhau. Ông vừa là người nhập cư, lại là một người thiểu số”, luật sư Sands nói thêm.
Ông Francis Nyamnjoh, một nhà khoa học xã hội của Cameroon thì nhìn nhận việc nước Mỹ lựa chọn vị tổng thống như ông Obama sẽ giúp làm thay đổi hình ảnh của đất nước này, đưa nước Mỹ một lần nữa trở thành miền đất của những hy vọng và tham vọng.
Giáo sư về quan hệ quốc tế Shi Yinhong của Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng, xuất thân của ông Obama, đặc biệt là việc ông từng lớn lên ở Indonesia, sẽ giúp ông hiểu được những vấn đề mà các nước nghèo đang phải đối mặt.
Ông Jairam Ramesh, một quan chức về thương mại trong Chính phủ Ấn Độ thì bày tỏ sự hy vọng, ông Obama sẽ góp phần tạo ra “chủ nghĩa đa phương đích thực, thay vì chủ nghĩa đơn phương cơ bắp”.
Những lo ngại
Bên cạnh đó, cũng có những mối lo ngại rằng, ông Obama sẽ quá mềm yếu trong một thế giới đầy thử thách khốc liệt đòi hỏi sự rạch ròi.
Israel lo ông Obama sẽ đàm phán với Iran, thay vì ngăn không cho Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Gruzia lo rằng, ông sẽ thiết quyết đoán trong quan hệ với nước Nga.
Những quan điểm khác biệt trên phần nào phản ánh xuất thân có thể nói là khá phức tạp của ông Obama - con trai của một người đàn ông da màu Kenya và một người phụ nữ da trắng Mỹ, sinh ra ở Hawaii, thời niên thiếu sống ở Indonesia, trưởng thành trên đất Mỹ…
Có người còn đặt câu hỏi, giả sử ông Obama sẽ tuân thủ đầy đủ hơn các quy tắc quốc tế như ông đã hứa, liệu Chính phủ của ông có thể đáp ứng được tất cả những kỳ vọng đó hay không?
“Chúng ta có quá nhiều hy vọng và mong ước, đến nỗi ông ấy không bao giờ có thể đáp ứng hết được”, một nhà tư vấn nghệ thuật có tên Susanne Greishaber ở Berlin nhận xét.
Bà dẫn chứng những kỳ vọng đối với ông Obama như bảo vệ môi trường, giảm sử dụng vũ lực và giúp đỡ những người kém may mắn. Nhưng bà tỏ ra bi quan khi nói: “Tôi đã chuẩn bị tinh thần đón nhận sự thật rằng, hòa bình và hạnh phúc sẽ không đến ngay lập tức”.
Nhiều người ở các quốc gia kém phát triển hơn, đặc biệt là ở thế giới Arab, cho rằng ông Obama sẽ không thực hiện được mong ước của họ, nếu xét tới chính sách của Mỹ đối với Israel. Họ cho rằng, kết quả bầu cử ở Mỹ lần này rốt cục cũng sẽ chẳng đem tới khác biệt gì lớn. “Chúng ta sẽ chỉ lạc quan được khoảng hai tháng là cùng”, ông Huda Naim, một thành viên Quốc hội Palestine nói.
Bên cạnh đó, còn có những ý kiến về khả năng thay đổi bộ mặt nước Mỹ của ông Obama. Trước đây, họ nghi ngờ việc ông có thể được đề cử hoặc trúng cử. Vào lúc này, khi ông đã trúng cử, họ lại hồ nghi về việc ông có lãnh đạo được đất nước hay không. Những người có quan điểm này cho rằng, chính sách của nước Mỹ được thể chế hóa rất sâu và nếu ông Obama cố gắng thay đổi, “họ” - tức giới truyền thông, giới doanh nghiệp và những thế lực ngầm - sẽ khiến ông bị “đo ván”.
"Tôi lo cho ông ấy”, Alberto Müller Rojas, một viên tướng về hưu trong quân đội Venezuela, kiêm Phó chủ tịch Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela của Tổng thống Hugo Chavez nói. “Áp lực mà ông ấy sẽ phải đối mặt từ nhiều bộ phận xã hội, nhất là từ những người Anglo-Saxon da trắng, sẽ là rất lớn”, ông nói thêm.
Một phần, những nỗi lo sợ này xuất phát từ tình cảm yêu mến dành cho ông Obama.
“Ông ấy có sức hút, có bề ngoài hấp dẫn, thông minh, trẻ tuổi và cũng biết cách để làm cho người khác yêu mến mình. Dù thế nào, chúng tôi cũng cầu Chúa phù hộ cho ông ấy”, một nhà văn người Ai Cập có tên Nawara Negm nói.
(Theo New York Times)