Obama, tân Tổng thống Mỹ: Chờ những đổi thay!
Ứng cử viên Barack Obama đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, ứng cử viên Barack Obama của đảng Dân chủ là người giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.
Kết quả kiểm phiếu mới nhất (tính đến 12h ngày 5/11/2008 theo giờ Việt Nam) cho thấy, ông Obama giành được 334 phiếu đại cử tri, vượt xa con số cần thiết là 270, trong khi đối thủ John McCain của đảng Dân chủ chỉ giành được 155 phiếu.
Đảng Dân chủ cũng đang thắng lớn trong cuộc chạy đua vào Hạ viện và Thượng viện. Cũng theo kết quả kiểm phiếu nói trên, tại Thượng viện, đảng Dân chủ có 56 ghế so với 40 của đảng Cộng hòa. Tại Hạ viện, tỷ lệ số ghế giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa là 231/143.
Với thắng lợi này, ở độ tuổi 47, ông Obama trở thành một trong những vị tổng thống trẻ tuổi nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đồng thời là vị tổng thống da màu đầu tiên của đất nước này.
Trích ngang lý lịch
Ông Obama sinh ngày 4/8/1961 tại Hawaii, Mỹ, kết quả của một cuộc hôn nhân ngắn ngủi giữa một người đàn ông da màu đến từ Kenya có tên Barack Obama, Sr., và một phụ nữ da trắng có tên Ann Dunham xuất thân từ bang Kansas, Mỹ. Hai năm sau ngày ông Obama chào đời, cha mẹ ông ly dị nhau. Sau đó, ông cùng mẹ tới sống ở Indonesia tới năm ông 10 tuổi, rồi mới trở về Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1979, ông Obama đã theo học Đại học Occidental ở Los Angeles trong vòng 2 năm, rồi chuyển sang Đại học Columbia ở New York theo học chuyên ngành quan hệ quốc tế và tốt nghiệp trường này năm 1983.
Sau khi nhận tấm bằng cử nhân từ Đại học Columbia, ông Obama đã làm công việc của một chuyên viên phát triển cộng đồng trong một giáo xứ công giáo ở bang Chicago.
Tới năm 1988, ông tới học tại Trường Luật của Đại học Harvard danh tiếng. Học tới năm thứ hai, ông đã gây ấn tượng với báo giới khi trở thành người da đen đầu tiên được cử làm Chủ nhiệm tờ tạp chí luật Harvard Law Review của Đại học Harvard. Ba năm sau, ông tốt nghiệp Harvard với tấm bằng giỏi, học vị tiến sĩ luật học.
Sau đó, vào năm 1992, ông tới làm việc tại Đại học Columbia, Mỹ. Trong 12 năm làm việc tại đây, ông có 8 năm làm giảng viên và 4 năm làm giảng viên trưởng, Bộ môn Luật hiến pháp.
Cùng thời gian này, ông còn làm việc cho một công ty luật có tên Davis, Miner, Barnhill & Galland với tư cách một luật sư chuyên ngành luật dân sự và phát triển kinh tế cộng đồng. Trước đó, sau khi tốt nghiệp Harvard, ông cũng đã có một thời gian làm việc trong một số công ty luật ở Chicago.
Năm 1996 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời ông Obama khi vào năm này, ông đắc cử vào Thượng viện bang Illinois. Obama giành được sự ủng hộ lưỡng đảng cho các dự luật chấn hưng đạo đức và cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ông cũng đứng ra bảo trợ luật tăng mức tín dụng cho công nhân lợi tức thấp, thương thảo cho kế hoạch cải tổ phúc lợi, và vận động cho đề án tăng các khoản trợ cấp cho việc chăm sóc trẻ em.
Sau đó vào các năm 1988 và 2002, ông lại tiếp tục đắc cử chức vụ này nhờ những nỗ lực khác trong hoạt động làm luật. Đến năm 2004, ông trở thành Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ với 70% số phiếu bầu, so với tỷ lệ 27% phiếu bầu của đối thủ Alan Keyes, đánh dấu sự cách biệt lớn nhất trong một kỳ bầu cử cấp tiểu bang ở Illinois.
Trong lịch sử của Thượng viện Mỹ, ông Obama là thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Phi thứ năm, và là người thứ ba được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Hiện ông là người da đen duy nhất phục vụ ở Thượng viện.
Năm 2007, ông cùng với Thượng nghị sỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ chạy đua nhằm giành vị trí ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008, và đã giành thắng lợi.
Sau đó, ông trải qua cuộc đua chính thức vào Nhà Trắng đầy gay cấn và tốn kém với đối thủ John McCain bên phía đảng Cộng hòa. Theo kết quả vừa được cập nhật, với số phiếu đại cử tri vượt xa con số cần thiết là 270, ông Obama đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này, kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống kéo dài nhất từ trước đến nay: 21 tháng.
Ông Obama được coi là người có quan điểm chính trị ôn hòa. Ông đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq ngay từ đầu. Đồng thời, ông cũng là người đề cao việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ.
Kết quả kiểm phiếu mới nhất (tính đến 12h ngày 5/11/2008 theo giờ Việt Nam) cho thấy, ông Obama giành được 334 phiếu đại cử tri, vượt xa con số cần thiết là 270, trong khi đối thủ John McCain của đảng Dân chủ chỉ giành được 155 phiếu.
Đảng Dân chủ cũng đang thắng lớn trong cuộc chạy đua vào Hạ viện và Thượng viện. Cũng theo kết quả kiểm phiếu nói trên, tại Thượng viện, đảng Dân chủ có 56 ghế so với 40 của đảng Cộng hòa. Tại Hạ viện, tỷ lệ số ghế giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa là 231/143.
Với thắng lợi này, ở độ tuổi 47, ông Obama trở thành một trong những vị tổng thống trẻ tuổi nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đồng thời là vị tổng thống da màu đầu tiên của đất nước này.
Trích ngang lý lịch
Ông Obama sinh ngày 4/8/1961 tại Hawaii, Mỹ, kết quả của một cuộc hôn nhân ngắn ngủi giữa một người đàn ông da màu đến từ Kenya có tên Barack Obama, Sr., và một phụ nữ da trắng có tên Ann Dunham xuất thân từ bang Kansas, Mỹ. Hai năm sau ngày ông Obama chào đời, cha mẹ ông ly dị nhau. Sau đó, ông cùng mẹ tới sống ở Indonesia tới năm ông 10 tuổi, rồi mới trở về Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1979, ông Obama đã theo học Đại học Occidental ở Los Angeles trong vòng 2 năm, rồi chuyển sang Đại học Columbia ở New York theo học chuyên ngành quan hệ quốc tế và tốt nghiệp trường này năm 1983.
Sau khi nhận tấm bằng cử nhân từ Đại học Columbia, ông Obama đã làm công việc của một chuyên viên phát triển cộng đồng trong một giáo xứ công giáo ở bang Chicago.
Tới năm 1988, ông tới học tại Trường Luật của Đại học Harvard danh tiếng. Học tới năm thứ hai, ông đã gây ấn tượng với báo giới khi trở thành người da đen đầu tiên được cử làm Chủ nhiệm tờ tạp chí luật Harvard Law Review của Đại học Harvard. Ba năm sau, ông tốt nghiệp Harvard với tấm bằng giỏi, học vị tiến sĩ luật học.
Sau đó, vào năm 1992, ông tới làm việc tại Đại học Columbia, Mỹ. Trong 12 năm làm việc tại đây, ông có 8 năm làm giảng viên và 4 năm làm giảng viên trưởng, Bộ môn Luật hiến pháp.
Cùng thời gian này, ông còn làm việc cho một công ty luật có tên Davis, Miner, Barnhill & Galland với tư cách một luật sư chuyên ngành luật dân sự và phát triển kinh tế cộng đồng. Trước đó, sau khi tốt nghiệp Harvard, ông cũng đã có một thời gian làm việc trong một số công ty luật ở Chicago.
Năm 1996 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời ông Obama khi vào năm này, ông đắc cử vào Thượng viện bang Illinois. Obama giành được sự ủng hộ lưỡng đảng cho các dự luật chấn hưng đạo đức và cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ông cũng đứng ra bảo trợ luật tăng mức tín dụng cho công nhân lợi tức thấp, thương thảo cho kế hoạch cải tổ phúc lợi, và vận động cho đề án tăng các khoản trợ cấp cho việc chăm sóc trẻ em.
Sau đó vào các năm 1988 và 2002, ông lại tiếp tục đắc cử chức vụ này nhờ những nỗ lực khác trong hoạt động làm luật. Đến năm 2004, ông trở thành Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ với 70% số phiếu bầu, so với tỷ lệ 27% phiếu bầu của đối thủ Alan Keyes, đánh dấu sự cách biệt lớn nhất trong một kỳ bầu cử cấp tiểu bang ở Illinois.
Trong lịch sử của Thượng viện Mỹ, ông Obama là thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Phi thứ năm, và là người thứ ba được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Hiện ông là người da đen duy nhất phục vụ ở Thượng viện.
Năm 2007, ông cùng với Thượng nghị sỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ chạy đua nhằm giành vị trí ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008, và đã giành thắng lợi.
Sau đó, ông trải qua cuộc đua chính thức vào Nhà Trắng đầy gay cấn và tốn kém với đối thủ John McCain bên phía đảng Cộng hòa. Theo kết quả vừa được cập nhật, với số phiếu đại cử tri vượt xa con số cần thiết là 270, ông Obama đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này, kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống kéo dài nhất từ trước đến nay: 21 tháng.
Ông Obama được coi là người có quan điểm chính trị ôn hòa. Ông đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq ngay từ đầu. Đồng thời, ông cũng là người đề cao việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ.
Việc đắc cử Tổng thống Mỹ của ông Barack Obama có thể sẽ giúp thị trường chứng khoán Phố Wall tiếp tục khởi sắc trong ngày 5/11/2008 - Ảnh: CNN.
Chính sách kinh tế
Vấn đề quan trọng nhất nổi lên lúc này là vấn đề chính sách kinh tế của ông Obama. Với bối cảnh kinh tế Mỹ “ọp ẹp” hiện nay, điều mà các cử tri Mỹ quan tâm nhất là ông Obama sẽ làm gì để vực dậy nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Giới quan sát cho rằng, chính sách kinh tế của ông Obama sẽ tập trung vào một số điểm chính sau:
1. Giải cứu nền kinh tế
Việc “điều trị” cho hệ thống tài chính của Mỹ tiếp tục sẽ là trọng tâm số một trong chính sách của ông Obama. Ông Obama đã trong quá trình xây dựng một đội ngũ cố vấn kinh tế trước khi ông chính thức nhậm chức.
Kinh tế gia trưởng Nariman Behravesh của tổ chức nghiên cứu Global Insight nhận xét: “Nếu giai đoạn thụt lùi hiện nay của kinh tế Mỹ kéo dài và nghiêm trọng, chính sách kinh tế của tân tổng thống sẽ có những thay đổi mạnh hơn chúng ta có thể hình dung”.
Cũng theo chuyên gia này, những thay đổi mà ông đề cập tới có thể bao gồm những biện pháp mạnh hơn nhằm ngăn chặn làn sóng nhà bị tịch biên, và một gói kích thích kinh tế có quy mô có khả năng lên tới 500 tỷ USD.
Một số chuyên gia khác thì cho rằng, để tránh cho kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, nước này cần tới một kế hoạch kích thích trị giá 300 tỷ USD nữa.
Tới lúc này còn chưa rõ liệu ông Obama có cố gắng thay đổi các kế hoạch giải cứu nền kinh tế đã có, nhất là kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD cho ngành tài chính. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, ông sẽ ủng hộ những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Bush nhằm hỗ trợ người vay tiền mua nhà không trả được nợ.
2. Thắt chặt các quy định với ngành tài chính
Các nhà phân tích kỳ vọng, chính quyền mới sẽ đẩy mạnh việc thắt chặt các quy định luật pháp, đặc biệt đối với ngành tài chính. Một trong những điểm hàng đầu trong chương trình làm việc của tân Tổng thống sẽ là cải tổ toàn diện các quy định pháp lý đối với ngành tài chính nhằm hạn chế các hoạt động đầu tư có mức độ rủi ro cao. Các quy định này sẽ nhằm vào từng tổ chức riêng lể một để đảm bảo sự ổn định của cả hệ thống. Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Paul Volcker, một cố vấn của ông Obama, sẽ là người đưa ra lộ trình cho việc cải cách này.
Vấn đề đặt ra lúc này là liệu bộ phận nào của ngành tài chính sẽ chịu tác động mạnh từ những thay đổi pháp lý nào. Có khả năng, đối tượng dễ bị tổn thương nhất sẽ là các quỹ đầu cơ, mặc dù chính các quỹ này là những người ủng hộ ông Obama.
3. Hoạt động đầu tư dưới thời tân Tổng thống
Dự kiến, chính phủ mới sẽ tham gia nhiều hơn vào việc lên kế hoạch, hoặc ít nhất là phân luồng các nguồn vốn đầu tư như một phần trong “Chính sách Kinh tế xã hội mới” mới (New “New Deal”). Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng, dưới thời tân Tổng thống, nước Mỹ sẽ đầu tư lớn vào những dự án có “ảnh hưởng thay đổi lớn nhất”.
Ngoài việc đầu tư mạnh vào các loại công nghệ năng lượng tái sinh và cơ sở hạ tầng cho các công nghệ này, nhiều khả năng sẽ có đầu tư lớn vào việc ứng dụng công nghệ sinh học và tăng cường kết nối băng thông rộng. Những dự án này nhằm mục đích tăng cường năng suất lao động như cách đây nhiều thập kỷ, các dự án đường cao tốc nối giữa các bang, đường hàng không, công nghệ điện tử và công nghệ thông tin đã từng đem lại.
4. Năng lượng
Nhấn mạnh việc sử dụng năng lượng thay thế để giảm bớt sự phụ thuộc của nước Mỹ vào dầu lửa, ông Obama đã kêu gọi chi 150 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, với hy vọng tạo ra 4 triệu việc làm “xanh”. Ngân quỹ cho chương trình này sẽ đến từ một chương trình bán hạn ngạch khí thải carbon đang được đề xuất.
5. Nhà đất
Trong lĩnh vực này, ông Obama có lẽ sẽ có ít cơ hội để thể hiện mình, vì đã có quá nhiều sáng kiến nhằm giải quyết khủng hoảng nợ dưới chuẩn đã và đang được tiến hành. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, tân Tổng thống cần có hành động khẩn cấp để ngăn chặn làn sóng vỡ nợ và tịch biên nhà tăng cao.
Do đó, một số nhà quan sát cho rằng, Chính phủ của ông Obama sẽ có những hành động can thiệp xa hơn để buộc các ngân hàng điều chỉnh các khoản vay mà ở đó người vay tiền chuẩn bị có khả năng mất nhà.
6. An sinh xã hội
Tính cấp bách của việc giải quyết khủng hoảng đã đẩy vấn đề an sinh xã hội dài hạn xuống một vị trí thấp hơn trong cuộc bầu cử này.
Tuy nhiên, ông Obama vẫn được kỳ vọng là sẽ thực hiện những cải cách lớn trong vấn đề này, bao gồm việc đánh thuế cao hơn với những người có mức thu nhập hàng năm trên 250.000 USD, khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn trong đó có biện pháp cung cấp 50% số tiền cho khoản tiết kiệm 1.000 USD đầu tiên của những hộ gia đình thu nhập dưới 75.000 USD/năm; buộc các nhà sử dụng lao động chưa áp dụng chương trình nghỉ hưu cho công nhân viên phải thực hiện chế độ này; chương trình lương hưu của các công ty phải minh bạch hơn.
7. Thuế
Chi phí gia tăng cho kế hoạch giải cứu ngành tài chính và vực dậy nền kinh tế sẽ buộc ông Obama phải điều chỉnh kế hoạch thuế mà ông đưa ra trong cuộc vận động tranh cử.
Hiện kế hoạch này bao gồm việc cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, tức những người có thu nhập từ 47.600 - 66.400 USD/năm. Việc cắt giảm này sẽ được cân bằng bởi việc tăng thuế đối với những người có thu nhập trên 200.000 USD (250.000 USD đối với những hộ gia đình có hai người kiếm ra tiền) từ mức 35% hiện nay lên mức trên 39,6% trước thời Tổng thống Bush.
Ở các kế hoạch thuế khác, ông Obama đề xuất tăng thuế doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp thuê ngoài, và tăng thuế lợi tức tài sản từ mức 15% lên 20% đối với những hộ gia đình có thu nhập trên 250.000 USD/năm.
Tuy nhiên, đề xuất này xem ra không hợp lý lắm trong bối cảnh thị trường chứng khoán và địa ốc Mỹ cùng lao dốc như hiện nay. Đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, đây không phải là thời điểm hợp lý để tiến hành tăng thuế.
Mặc dù đề xuất chính sách thuế của ông Obama làm tăng gánh nặng thuế đối với một số đối tượng nhất định, nhưng gánh nặng này chủ yếu đổ lên các hộ gia đình trung lưu ở phía trên. Biện pháp này nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt tiền thu thuế từ số lượng tăng lên những người Mỹ không phải nộp thuế liên bang nhưng vẫn đóng góp vào ngân sách thông qua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Số người Mỹ thuộc diện này dự kiến sẽ tăng từ mức 45 triệu người hiện nay lên mức 63 triệu người trong kế hoạch của ông Obama.
Có khả năng thâm hụt ngân sách Chính phủ Mỹ sẽ lên tới 1.000 tỷ USD trong năm 2009. Trung tâm Chính sách Thuế của ông Obama cho rằng, kế hoạch thuế của ông Obama hiện nay có thể đẩy thâm hụt này lên mức 3.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới.
Do đó, giới quan sát cho rằng, chính quyền mới có thể sẽ điều chỉnh kế hoạch thuế theo hướng tăng thuế đánh vào người giàu và giảm thuế cho người thuộc tầng lớp trung lưu và có thu nhập thấp. Cần nói thêm, giảm thuế cho người thu nhập thấp đã là một trong những lời hứa của ông Obama được người Mỹ chú ý nhiều nhất trong cuộc bầu cử này. Do đó, việc ông Obama thực hiện lời hứa này của mình ra sao trong thời gian tới sẽ là một trong những tâm điểm của dư luận.
8. Chăm sóc y tế
Đây là một trong những ưu tiên chính khác của ông Obama. Tân Tổng thống hướng tới một kế hoạch một kế hoạch chăm sóc y tế dành cho gần như mọi người lao động ở Mỹ, theo đó chủ sử dụng lao động hoặc phải đảm bảo chăm sóc y tế cho người lao động của mình, hoặc phải nộp thuế cho vấn đề này.
Bên cạnh đó, chương trình bảo hiểm cho trẻ em cũng có khả năng được mở rộng thêm. Giới quan sát cho rằng, vấn đề y tế là một “bài kiểm tra” khác đối với ông Obama, vì khi vận động tranh cử, ông đã cam kết chính quyền của ông sẽ không chịu ảnh hưởng của một lợi ích đặc biệt nào và các nhà vận động hành lang của họ.
(Theo CNBC, Bloomberg, Wikipedia)