Thêm bộ ngành góp ý đề xuất nâng mạnh khung thuế môi trường với xăng
Khung thuế bảo vệ môi trường với xăng hiện tại là 1.000 - 4.000 đồng, còn mức đang áp dụng là 3.000 đồng/lít
Dự thảo lần hai Luật Thuế bảo vệ môi trường được Bộ Tài chính công bố mới đây vẫn giữ nguyên đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên 3.000 - 8.000 đồng/lít.
Không chỉ xăng, nhiên liệu bay cũng được tăng mức trần lên 6.000 đồng, còn dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn kịch khung là 4.000 đồng/lít.
Khung thuế bảo vệ môi trường với xăng hiện tại là 1.000 - 4.000 đồng, còn mức đang áp dụng là 3.000 đồng/lít.
“Xăng dầu Euro 4 nên chịu thuế thấp hơn”
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Giao thông Vận tải vừa có ý kiến đóng góp cho Bộ Tài chính về dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường nói trên.
Nhấn mạnh trong giai đoạn từ 2017 - 2022, Việt Nam áp dụng hai mức chất lượng xăng dầu theo tiêu chuẩn khí thải Euro 2 và Euro 4, Bộ Giao thông Vận tải lưu ý, xăng dầu Euro 4 có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp hơn nhiều so với xăng dầu Euro 2.
Cụ thể, hàm lượng chì của xăng dầu Euro 2 là 0,013 g/lít, trong khi Euro 4 chỉ có 0,005 g/lít. Hàm lượng lưu huỳnh, benzen của xăng dầu Euro 4 cũng lần lượt thấp hơn 10 lần - 2,5 lần so với Euro 2.
Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu Euro 4 thấp hơn Euro 2, nhằm khuyến khích sản xuất, sử dụng hàng hoá thân thiện với môi trường.
Trong khi đó, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng nên tính thuế bảo vệ môi trường theo hướng khuyến khích tiêu thụ xăng sinh học. Cụ thể, thuế với các xăng sinh học sẽ được tính trên cơ sở tỷ lệ xăng khoáng pha trộn.
Chẳng hạn, nếu thuế môi trường với xăng RON 92 là 8.000 đồng/lít, thì thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 (95% tỷ lệ xăng khoáng) là 7.600 đồng/lít.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam thì cho rằng việc sửa đổi, bổ sung về đối tượng và khung mức thuế đảm bảo trách nhiệm bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức, phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, khung biểu thuế có mức tối đa 8.000 đồng/lít là “quá cao”.
Do đó, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính áp khung thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít lên tối đa 5.000 đồng/lít; dầu diesel nâng từ 1.500 đồng/lít lên tối đa 3.000 đồng/lít; nhiên liệu bay từ 3.000 đồng/lít lên 5.000 đồng/lít và dầu mazut từ 900 đồng/kg lên tối đa 3.000 đồng/kg. Đối với xăng sinh học, Hiệp hội có đề nghị giống như Petrolimex.
Trước đó, Bộ Ngoại giao cũng cho rằng Bộ Tài chính nên cân nhắc kỹ phương án nâng mức sàn - mức trần biểu khung thuế nói trên trong dự thảo luật, trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế và phí, đồng thời bổ sung đánh giá tác động về kinh tế, xã hội.
Bộ Tư pháp thì đề nghị Bộ Tài chính đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách trong dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn lên gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.
“Việc điều chỉnh tăng mức thuế tối thiểu - tối đa trong biểu khung thuế cũng sẽ dẫn đến tăng mức thuế suất cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp”, Bộ Tư pháp nêu.
Tháng 10 tới dự luật trình Quốc hội thông qua
Theo lộ trình, tháng 7/2017, dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường sẽ được gửi sang Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội để thẩm tra.
Tiếp đó, tháng 8/2017, dự luật sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Tháng 9/2017, sẽ được gửi đến đại biểu Quốc hội sau khi đã có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tháng 10/2017, trình Quốc hội xem xét thông qua.
Nếu được thông qua, có thể 6 tháng nữa, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ có khung thuế mới, cao hơn nhiều khung thuế hiện tại.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nói, việc quyết định khung thuế suất thuế bảo vệ môi trường là do Quốc hội ban hành, còn mức thuế cụ thể do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Theo Thứ trưởng Hà, việc tăng thuế bảo vệ môi trường cũng là một trong những biện pháp giúp quản lý mặt hàng xăng dầu và hạn chế tình trạng buôn lậu. Vấn đề xem xét đến lợi ích của doanh nghiệp và người dân, tác động chung đến lạm phát sẽ được tính toán cụ thể, khi điều chỉnh mức thuế suất thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu sau này.
Năm 2016, tổng thu thuế môi trường đạt hơn 42.300 tỷ, riêng thu từ xăng dầu đã lên tới 40.211 tỷ đồng. Trong số thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu thì xăng cũng chiếm đa số với hơn 21.200 tỷ đồng.
Không chỉ xăng, nhiên liệu bay cũng được tăng mức trần lên 6.000 đồng, còn dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn kịch khung là 4.000 đồng/lít.
Khung thuế bảo vệ môi trường với xăng hiện tại là 1.000 - 4.000 đồng, còn mức đang áp dụng là 3.000 đồng/lít.
“Xăng dầu Euro 4 nên chịu thuế thấp hơn”
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Giao thông Vận tải vừa có ý kiến đóng góp cho Bộ Tài chính về dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường nói trên.
Nhấn mạnh trong giai đoạn từ 2017 - 2022, Việt Nam áp dụng hai mức chất lượng xăng dầu theo tiêu chuẩn khí thải Euro 2 và Euro 4, Bộ Giao thông Vận tải lưu ý, xăng dầu Euro 4 có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp hơn nhiều so với xăng dầu Euro 2.
Cụ thể, hàm lượng chì của xăng dầu Euro 2 là 0,013 g/lít, trong khi Euro 4 chỉ có 0,005 g/lít. Hàm lượng lưu huỳnh, benzen của xăng dầu Euro 4 cũng lần lượt thấp hơn 10 lần - 2,5 lần so với Euro 2.
Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu Euro 4 thấp hơn Euro 2, nhằm khuyến khích sản xuất, sử dụng hàng hoá thân thiện với môi trường.
Trong khi đó, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng nên tính thuế bảo vệ môi trường theo hướng khuyến khích tiêu thụ xăng sinh học. Cụ thể, thuế với các xăng sinh học sẽ được tính trên cơ sở tỷ lệ xăng khoáng pha trộn.
Chẳng hạn, nếu thuế môi trường với xăng RON 92 là 8.000 đồng/lít, thì thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 (95% tỷ lệ xăng khoáng) là 7.600 đồng/lít.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam thì cho rằng việc sửa đổi, bổ sung về đối tượng và khung mức thuế đảm bảo trách nhiệm bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức, phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, khung biểu thuế có mức tối đa 8.000 đồng/lít là “quá cao”.
Do đó, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính áp khung thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít lên tối đa 5.000 đồng/lít; dầu diesel nâng từ 1.500 đồng/lít lên tối đa 3.000 đồng/lít; nhiên liệu bay từ 3.000 đồng/lít lên 5.000 đồng/lít và dầu mazut từ 900 đồng/kg lên tối đa 3.000 đồng/kg. Đối với xăng sinh học, Hiệp hội có đề nghị giống như Petrolimex.
Trước đó, Bộ Ngoại giao cũng cho rằng Bộ Tài chính nên cân nhắc kỹ phương án nâng mức sàn - mức trần biểu khung thuế nói trên trong dự thảo luật, trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế và phí, đồng thời bổ sung đánh giá tác động về kinh tế, xã hội.
Bộ Tư pháp thì đề nghị Bộ Tài chính đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách trong dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn lên gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.
“Việc điều chỉnh tăng mức thuế tối thiểu - tối đa trong biểu khung thuế cũng sẽ dẫn đến tăng mức thuế suất cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp”, Bộ Tư pháp nêu.
Tháng 10 tới dự luật trình Quốc hội thông qua
Theo lộ trình, tháng 7/2017, dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường sẽ được gửi sang Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội để thẩm tra.
Tiếp đó, tháng 8/2017, dự luật sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Tháng 9/2017, sẽ được gửi đến đại biểu Quốc hội sau khi đã có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tháng 10/2017, trình Quốc hội xem xét thông qua.
Nếu được thông qua, có thể 6 tháng nữa, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ có khung thuế mới, cao hơn nhiều khung thuế hiện tại.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nói, việc quyết định khung thuế suất thuế bảo vệ môi trường là do Quốc hội ban hành, còn mức thuế cụ thể do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Theo Thứ trưởng Hà, việc tăng thuế bảo vệ môi trường cũng là một trong những biện pháp giúp quản lý mặt hàng xăng dầu và hạn chế tình trạng buôn lậu. Vấn đề xem xét đến lợi ích của doanh nghiệp và người dân, tác động chung đến lạm phát sẽ được tính toán cụ thể, khi điều chỉnh mức thuế suất thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu sau này.
Năm 2016, tổng thu thuế môi trường đạt hơn 42.300 tỷ, riêng thu từ xăng dầu đã lên tới 40.211 tỷ đồng. Trong số thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu thì xăng cũng chiếm đa số với hơn 21.200 tỷ đồng.