Thêm tiền, chất lượng giáo dục có tăng?
"Nhiều gia đình mỗi năm bỏ 10-15 nghìn USD để đưa con ra nước ngoài dự trại hè mà sao chi 1-2 triệu trong nước thì xót xa"
Phân ban đã “hỏng”, trường có yếu tố nước ngoài phát triển tự phát, ngân sách nhà nước vẫn chưa bảo đảm được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông…
Đó chỉ là ba trong số rất nhiều vấn đề được chỉ ra tại báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 15/8.
Đoàn giám sát đánh giá, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông về cơ bản đã thể hiện được quan điểm, đường lối đổi mới giáo dục, nhưng mới thiên về trang bị kiến thức mà chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tự học cũng như giáo dục kỹ năng, nhất là kỹ năng sống và đạo đức học sinh.
Việc biên soạn còn chưa cân đối giữa “dạy chữ” với “dạy người”, giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức, kỹ năng và thời lượng thực hiện của một số môn học. Một số nội dung trong chương trình, trong sách chưa thực sự cơ bản, khối lượng kiến thức nhiều, dẫn đến sự “quá tải”…, báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, việc phân ban không đạt được mục tiêu đề ra, không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Sau 3 năm triển khai thực hiện phân ban đại trà, năm học 2008-2009, cả nước có gần 84% học sinh lớp 10 học ban Cơ bản, chỉ hơn 14% học sinh học ban Khoa học Tự nhiên, xấp xỉ 2% học sinh học ban Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Thiếu niềm tin nên đầu tư dàn trải
Đáng chú ý là ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, từ 15,3% năm 2001 lên đến 20% tổng chi ngân sách năm 2010. Giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 5,5% GDP. Ngân sách chi cho giáo dục phổ thông chiếm khoảng 55% đến trên 60% tổng chi cho giáo dục đào tạo và luôn được ưu tiên đầu tư tăng thêm hằng năm.
Tuy vậy, kết quả giám sát cho thấy, kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn thu từ học phí chưa đảm bảo được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Mặt khác, theo quy định hiện hành, mức chi ngân sách thường xuyên là 80% cho con người và 20% cho hoạt động nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các địa phương không đảm bảo được cơ cấu chi này. Phần chi cho con người ở nhiều địa phương vượt quá 80%, thậm chí có nơi còn lên tới trên 95%.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận giải thích thêm rằng, 20% ngân sách là chi cho giáo dục đào tạo nói chung chứ không chỉ của riêng bộ này. Vậy nên số chi cho giáo dục phổ thông trên tổng thể vẫn không đủ đảm bảo cho chất lượng tối thiểu của giáo dục.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu hỏi, quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu qua giám sát này được thể hiện trong từng khâu như thế nào?
Chủ nhiệm Đào Trọng Thi đáp, trong các quyết định vĩ mô đều thể hiện quan điểm này như chi ngân sách 20% và thực tế thì còn hơn. Tuy nhiên tư tưởng này chưa thấm nhuần trong tất cả các cấp. Các ngành cũng chưa chọn giáo dục là lĩnh vực giải quyết đầu tiên mà thường là cuối cùng, sau khi xong mọi mục tiêu kinh tế, xã hội khác.
Nhiều ý kiến thảo luận sau đó cũng tập trung vào vấn đề đầu tư cho giáo dục. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng băn khoăn về cách thức để huy động nguồn lực của nhân dân. "Rất nhiều gia đình chấp nhận bỏ mỗi năm 10-15 nghìn USD để đưa con ra nước ngoài dự trại hè... mà sao chi 1-2 triệu trong nước thì xót xa, đắn đo".
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng bên cạnh 20% ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục thì nguồn tài chính của gia đình dành cho giáo dục là rất lớn.
"Nếu tăng được ngân sách thì chất lượng giáo dục có tăng tỷ lệ thuận được không? Tôi nghi ngờ. Có ý kiến là chính ngành giáo dục cũng phải vì lợi ích người dân mà chiến thắng chính lợi ích của ngành mình", ông Hiển nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng cho rằng tài chính đầu tư cho giáo dục nhiều chứ không ít song thiếu bàn tay chỉ đạo, thiếu niềm tin của xã hội nên nguồn lực bị phân tán. Vì thiếu niềm tin nên nhiều gia đình mang tiền đi đầu tư giáo dục ở bên ngoài. nếu không củng cố niềm tin đó đầu tư cho giáo dục vẫn dàn trải.
"Rất thông cảm với ngành vì ai cũng phải lo cho nồi cơm của mình, nhưng nếu chỉ lo thế mà không lo nồi cơm chung thì đất nước làm sao có Thánh Gióng", ông Lý phát biểu.
Hiểu được… chết liền
Chất lượng sách giáo khoa cũng là vấn đề được bàn thảo sôi nổi tại phiên họp.
“Tôi ở Quốc hội đến khóa thứ 4 rồi, từ lúc anh Hiển (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển - PV) vừa lau mồ hôi vừa trình bày về chương trình sách giáo khoa. Cuộc chiến này đến anh Luận (Bộ trưởng đương nhiệm Phạm Vũ Luận - PV) vẫn chưa dừng, ai cũng kêu cả”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói.
Nhìn lại quá trình học tập của chính bản thân, ông Ksor Phước nói, “tôi là một trong những học sinh học kém chứ không phải thông minh gì mà sao vẫn còn làm được đến giờ. Đó là qua rất nhiều chặng đường giáo dục trong đó có giáo dục phổ thông mà chương trình từ thời bao cấp đó đã tôi luyên bản lĩnh cho tôi để giữ được đến nay”.
Ông cũng nói thẳng điều chưa bằng lòng khi đọc báo cáo giám sát là “phải gỡ gì trong chương trình sách giáo khoa của chúng ta thì tôi không hiểu nổi, nói như đồng bào là hiểu được chết liền”.
Phê báo cáo giám sát còn thiếu địa chỉ trách nhiệm, một số ý kiến đề nghị cần xác định trách nhiệm của cơ quan Trung ương cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương trong các thiếu sót đã nêu tại báo cáo.
Sau khi tiếp thu các ý kiến tại phiên họp chiều nay, báo cáo giám sát sẽ được hoàn thiện để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay.
Đó chỉ là ba trong số rất nhiều vấn đề được chỉ ra tại báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 15/8.
Đoàn giám sát đánh giá, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông về cơ bản đã thể hiện được quan điểm, đường lối đổi mới giáo dục, nhưng mới thiên về trang bị kiến thức mà chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tự học cũng như giáo dục kỹ năng, nhất là kỹ năng sống và đạo đức học sinh.
Việc biên soạn còn chưa cân đối giữa “dạy chữ” với “dạy người”, giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức, kỹ năng và thời lượng thực hiện của một số môn học. Một số nội dung trong chương trình, trong sách chưa thực sự cơ bản, khối lượng kiến thức nhiều, dẫn đến sự “quá tải”…, báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, việc phân ban không đạt được mục tiêu đề ra, không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Sau 3 năm triển khai thực hiện phân ban đại trà, năm học 2008-2009, cả nước có gần 84% học sinh lớp 10 học ban Cơ bản, chỉ hơn 14% học sinh học ban Khoa học Tự nhiên, xấp xỉ 2% học sinh học ban Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Thiếu niềm tin nên đầu tư dàn trải
Đáng chú ý là ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, từ 15,3% năm 2001 lên đến 20% tổng chi ngân sách năm 2010. Giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 5,5% GDP. Ngân sách chi cho giáo dục phổ thông chiếm khoảng 55% đến trên 60% tổng chi cho giáo dục đào tạo và luôn được ưu tiên đầu tư tăng thêm hằng năm.
Tuy vậy, kết quả giám sát cho thấy, kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn thu từ học phí chưa đảm bảo được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Mặt khác, theo quy định hiện hành, mức chi ngân sách thường xuyên là 80% cho con người và 20% cho hoạt động nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các địa phương không đảm bảo được cơ cấu chi này. Phần chi cho con người ở nhiều địa phương vượt quá 80%, thậm chí có nơi còn lên tới trên 95%.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận giải thích thêm rằng, 20% ngân sách là chi cho giáo dục đào tạo nói chung chứ không chỉ của riêng bộ này. Vậy nên số chi cho giáo dục phổ thông trên tổng thể vẫn không đủ đảm bảo cho chất lượng tối thiểu của giáo dục.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu hỏi, quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu qua giám sát này được thể hiện trong từng khâu như thế nào?
Chủ nhiệm Đào Trọng Thi đáp, trong các quyết định vĩ mô đều thể hiện quan điểm này như chi ngân sách 20% và thực tế thì còn hơn. Tuy nhiên tư tưởng này chưa thấm nhuần trong tất cả các cấp. Các ngành cũng chưa chọn giáo dục là lĩnh vực giải quyết đầu tiên mà thường là cuối cùng, sau khi xong mọi mục tiêu kinh tế, xã hội khác.
Nhiều ý kiến thảo luận sau đó cũng tập trung vào vấn đề đầu tư cho giáo dục. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng băn khoăn về cách thức để huy động nguồn lực của nhân dân. "Rất nhiều gia đình chấp nhận bỏ mỗi năm 10-15 nghìn USD để đưa con ra nước ngoài dự trại hè... mà sao chi 1-2 triệu trong nước thì xót xa, đắn đo".
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng bên cạnh 20% ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục thì nguồn tài chính của gia đình dành cho giáo dục là rất lớn.
"Nếu tăng được ngân sách thì chất lượng giáo dục có tăng tỷ lệ thuận được không? Tôi nghi ngờ. Có ý kiến là chính ngành giáo dục cũng phải vì lợi ích người dân mà chiến thắng chính lợi ích của ngành mình", ông Hiển nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng cho rằng tài chính đầu tư cho giáo dục nhiều chứ không ít song thiếu bàn tay chỉ đạo, thiếu niềm tin của xã hội nên nguồn lực bị phân tán. Vì thiếu niềm tin nên nhiều gia đình mang tiền đi đầu tư giáo dục ở bên ngoài. nếu không củng cố niềm tin đó đầu tư cho giáo dục vẫn dàn trải.
"Rất thông cảm với ngành vì ai cũng phải lo cho nồi cơm của mình, nhưng nếu chỉ lo thế mà không lo nồi cơm chung thì đất nước làm sao có Thánh Gióng", ông Lý phát biểu.
Hiểu được… chết liền
Chất lượng sách giáo khoa cũng là vấn đề được bàn thảo sôi nổi tại phiên họp.
“Tôi ở Quốc hội đến khóa thứ 4 rồi, từ lúc anh Hiển (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển - PV) vừa lau mồ hôi vừa trình bày về chương trình sách giáo khoa. Cuộc chiến này đến anh Luận (Bộ trưởng đương nhiệm Phạm Vũ Luận - PV) vẫn chưa dừng, ai cũng kêu cả”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói.
Nhìn lại quá trình học tập của chính bản thân, ông Ksor Phước nói, “tôi là một trong những học sinh học kém chứ không phải thông minh gì mà sao vẫn còn làm được đến giờ. Đó là qua rất nhiều chặng đường giáo dục trong đó có giáo dục phổ thông mà chương trình từ thời bao cấp đó đã tôi luyên bản lĩnh cho tôi để giữ được đến nay”.
Ông cũng nói thẳng điều chưa bằng lòng khi đọc báo cáo giám sát là “phải gỡ gì trong chương trình sách giáo khoa của chúng ta thì tôi không hiểu nổi, nói như đồng bào là hiểu được chết liền”.
Phê báo cáo giám sát còn thiếu địa chỉ trách nhiệm, một số ý kiến đề nghị cần xác định trách nhiệm của cơ quan Trung ương cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương trong các thiếu sót đã nêu tại báo cáo.
Sau khi tiếp thu các ý kiến tại phiên họp chiều nay, báo cáo giám sát sẽ được hoàn thiện để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay.