Theo dõi việc niêm yết giá bằng ngoại tệ ở bất động sản
Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra hành vi niêm yết bằng ngoại tệ trái phép của một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra hành vi niêm yết bằng ngoại tệ trái phép của một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Ngày 11/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản số 6852/NHNN -TT đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM tăng cường công tác kiểm tra hành vi niêm yết bằng ngoại tệ trái phép của một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản trên địa bàn; đồng thời báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để theo dõi.
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi cơ quan này nhận thấy hiện vẫn có một số trường hợp vi phạm quy định hiện hành về niêm yết giá bằng ngoại tệ.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay có hiện tượng một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản có hành vi niêm yết, ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bằng ngoại tệ.
“Hành vi này không những vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân”, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Trước đó, cùng với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp quản lý hoạt động niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng việc ban hành Thông tư 11/2009/TT-BCT hướng dẫn thi hành Nghị định 107/2008/ND-CP hướng dẫn việc niêm yết giá.
Tại Điều 7, Khoản 1 Thông tư xác định: Hành vi vi phạm trong niêm yết giá hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép là hành vi vi phạm về niêm yết giá bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 9 Nghị định số 107.
Trong khi đó, Khoản 5 Điều 9 Nghị định 107/2008/ND-CP có quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng, phí dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép”.
Còn tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: “c) Tịch thu số ngoại tệ thu được do vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều này; d) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này”.
Ngày 11/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản số 6852/NHNN -TT đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM tăng cường công tác kiểm tra hành vi niêm yết bằng ngoại tệ trái phép của một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản trên địa bàn; đồng thời báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để theo dõi.
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi cơ quan này nhận thấy hiện vẫn có một số trường hợp vi phạm quy định hiện hành về niêm yết giá bằng ngoại tệ.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay có hiện tượng một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản có hành vi niêm yết, ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bằng ngoại tệ.
“Hành vi này không những vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân”, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Trước đó, cùng với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp quản lý hoạt động niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng việc ban hành Thông tư 11/2009/TT-BCT hướng dẫn thi hành Nghị định 107/2008/ND-CP hướng dẫn việc niêm yết giá.
Tại Điều 7, Khoản 1 Thông tư xác định: Hành vi vi phạm trong niêm yết giá hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép là hành vi vi phạm về niêm yết giá bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 9 Nghị định số 107.
Trong khi đó, Khoản 5 Điều 9 Nghị định 107/2008/ND-CP có quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng, phí dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép”.
Còn tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: “c) Tịch thu số ngoại tệ thu được do vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều này; d) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này”.