Thị trường bất động sản đang “ấm dần”
Theo ông Nguyễn Trần Nam, triển vọng của thị trường bất động sản sẽ sáng hơn trong năm 2014
Năm 2013, thị trường bất động sản đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, giá nhà ở đã giảm mạnh, các chủ đầu tư cũng quan tâm hơn đến xây dựng nhà giá rẻ, điều chỉnh dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, triển vọng của thị trường bất động sản sẽ sáng hơn trong năm 2014.
Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2013, ông có đánh giá ra sao?
Trong năm qua, chúng ta triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thực tế đã phát huy hiệu quả tích cực. Các địa phương và chủ đầu tư đã có những thay đổi tích cực trong việc tập trung đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ. Đồng thời điều chỉnh, chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp sang nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp.
Hàng loạt dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi thành nhà ở xã hội đã kéo theo cuộc cạnh tranh mới về giá nhà ở theo hướng có lợi cho người dân. Giá nhà ở giảm đáng kể so với thời kỳ sốt nóng cách đây hơn 3 năm, hầu hết các dự án giảm giá 20% - 30%, một số dự án giảm đến 50%.
Thị trường bất động sản cũng đã có giao dịch trở lại, đặc biệt ở phân khúc căn hộ bình dân. Nhờ đó, lượng tồn kho bất động sản có xu hướng giảm dần, tính đến tháng 10/2013 giảm gần 25% so với quý I/ 2013. Có thể nói, thị trường bất động sản đang dần hồi phục và ổn định trở lại.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại thị trường bất động sản thời gian tới có thể sẽ dư thừa nhà ở xã hội, thưa ông?
Sự lo ngại này là không có cơ sở bởi trên thực tế, nhu cầu nhà ở của người dân đô thị là rất lớn. Từ nay đến năm 2015, trong khu vực đô thị cả nước có khoảng 1.740.000 người có khó khăn về nhà ở và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Tương tự, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn (nếu nhu cầu đến năm 2015 được giải quyết hết vào năm 2015). Tuy vậy, tổng hợp tình hình triển khai việc phát triển nhà ở xã hội cho thấy nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế.
Một chính sách nổi bật trong năm nay là việc triển khai gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả người dân và doanh nghiệp vẫn cho rằng rất khó tiếp cận nguồn vốn. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
Tính đến 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 13 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng, đã giải ngân cho 07 doanh nghiệp là 304 tỷ đồng.
Các ngân hàng cũng cam kết cho vay 1.764 khách hàng cá nhân với số tiền là 632 tỷ đồng; trong đó, đã giải ngân cho 1.750 khách hàng với dư nợ 428,5 tỷ đồng. Như vậy, việc giải ngân đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng phát triển nhà ở xã hội còn chậm.
Chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là chính sách mới, lần đầu triển khai nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Muốn giải ngân nhanh gói này thì phải có nhiều căn hộ nhà ở xã hội hoặc căn hộ nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân đô thị.
Hơn nữa, việc cung cấp nhà ở xã hội cần đáp ứng những yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, quy hoạch và giấy phép... Trong khi, một số địa phương chưa thực sự quan tâm giải quyết công tác chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở xã hội, cũng như xem xét, cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu diện tích các căn hộ nhà ở thương mại phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu chí cho vay theo quy định của Nghị quyết 02.
Nguyên nhân nữa là một số ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ triển khai việc cho vay còn quá thận trọng, dẫn đến chậm trễ trong xét duyệt, thẩm định đối tượng cho vay vốn. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, các ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục khác không cần thiết gây kéo dài thời gian giải ngân.
Ngoài ra, còn phát sinh một số vướng mắc liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với nhà ở xã hội, xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai, thủ tục giao dịch bảo đảm trong việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng mà hiện nay chưa được điều chỉnh bởi pháp luật có liên quan...
Thưa ông, làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?
Bộ Xây dựng đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn Nghị định số 188/2013/NĐ-CP....
Đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt các dự án nhà ở xã hội, cho phép chuyển đổi hoặc điều chỉnh cơ cấu các dự án nhà ở thương mại theo đề xuất của chủ đầu tư để góp phần tăng nguồn cung về nhà ở xã hội; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động nguồn vốn vay nước ngoài, vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế nhằm bổ sung nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội.
Ông đánh giá thế nào về triển vọng của thị trường bất động sản trong năm 2014?
Nhìn vào sự biến đổi của thị trường bất động sản năm 2013, nhất là sự tiến triển tích cực ở những tháng cuối năm, tôi cho rằng năm 2014, thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục, ấm dần lên. Điều quan trọng là thị trường sẽ không còn các đợt sốt “nóng lạnh” bất thường.
Cơ cấu hàng hóa sẽ thiên về các căn hộ có quy mô nhỏ và trung bình, lôi kéo được sự quan tâm trở lại của người mua có nhu cầu thật. Sẽ ổn định về mặt giá cả, tăng dần về số lượng giao dịch nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô nhỏ, trung bình sẽ là yếu tố chủ đạo dẫn dắt và có tác động lan tỏa sang các phân khúc khác.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, triển vọng của thị trường bất động sản sẽ sáng hơn trong năm 2014.
Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2013, ông có đánh giá ra sao?
Trong năm qua, chúng ta triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thực tế đã phát huy hiệu quả tích cực. Các địa phương và chủ đầu tư đã có những thay đổi tích cực trong việc tập trung đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ. Đồng thời điều chỉnh, chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp sang nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp.
Hàng loạt dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi thành nhà ở xã hội đã kéo theo cuộc cạnh tranh mới về giá nhà ở theo hướng có lợi cho người dân. Giá nhà ở giảm đáng kể so với thời kỳ sốt nóng cách đây hơn 3 năm, hầu hết các dự án giảm giá 20% - 30%, một số dự án giảm đến 50%.
Thị trường bất động sản cũng đã có giao dịch trở lại, đặc biệt ở phân khúc căn hộ bình dân. Nhờ đó, lượng tồn kho bất động sản có xu hướng giảm dần, tính đến tháng 10/2013 giảm gần 25% so với quý I/ 2013. Có thể nói, thị trường bất động sản đang dần hồi phục và ổn định trở lại.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại thị trường bất động sản thời gian tới có thể sẽ dư thừa nhà ở xã hội, thưa ông?
Sự lo ngại này là không có cơ sở bởi trên thực tế, nhu cầu nhà ở của người dân đô thị là rất lớn. Từ nay đến năm 2015, trong khu vực đô thị cả nước có khoảng 1.740.000 người có khó khăn về nhà ở và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Tương tự, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn (nếu nhu cầu đến năm 2015 được giải quyết hết vào năm 2015). Tuy vậy, tổng hợp tình hình triển khai việc phát triển nhà ở xã hội cho thấy nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế.
Một chính sách nổi bật trong năm nay là việc triển khai gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả người dân và doanh nghiệp vẫn cho rằng rất khó tiếp cận nguồn vốn. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
Tính đến 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 13 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng, đã giải ngân cho 07 doanh nghiệp là 304 tỷ đồng.
Các ngân hàng cũng cam kết cho vay 1.764 khách hàng cá nhân với số tiền là 632 tỷ đồng; trong đó, đã giải ngân cho 1.750 khách hàng với dư nợ 428,5 tỷ đồng. Như vậy, việc giải ngân đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng phát triển nhà ở xã hội còn chậm.
Chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là chính sách mới, lần đầu triển khai nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Muốn giải ngân nhanh gói này thì phải có nhiều căn hộ nhà ở xã hội hoặc căn hộ nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân đô thị.
Hơn nữa, việc cung cấp nhà ở xã hội cần đáp ứng những yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, quy hoạch và giấy phép... Trong khi, một số địa phương chưa thực sự quan tâm giải quyết công tác chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở xã hội, cũng như xem xét, cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu diện tích các căn hộ nhà ở thương mại phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu chí cho vay theo quy định của Nghị quyết 02.
Nguyên nhân nữa là một số ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ triển khai việc cho vay còn quá thận trọng, dẫn đến chậm trễ trong xét duyệt, thẩm định đối tượng cho vay vốn. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, các ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục khác không cần thiết gây kéo dài thời gian giải ngân.
Ngoài ra, còn phát sinh một số vướng mắc liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với nhà ở xã hội, xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai, thủ tục giao dịch bảo đảm trong việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng mà hiện nay chưa được điều chỉnh bởi pháp luật có liên quan...
Thưa ông, làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?
Bộ Xây dựng đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn Nghị định số 188/2013/NĐ-CP....
Đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt các dự án nhà ở xã hội, cho phép chuyển đổi hoặc điều chỉnh cơ cấu các dự án nhà ở thương mại theo đề xuất của chủ đầu tư để góp phần tăng nguồn cung về nhà ở xã hội; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động nguồn vốn vay nước ngoài, vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế nhằm bổ sung nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội.
Ông đánh giá thế nào về triển vọng của thị trường bất động sản trong năm 2014?
Nhìn vào sự biến đổi của thị trường bất động sản năm 2013, nhất là sự tiến triển tích cực ở những tháng cuối năm, tôi cho rằng năm 2014, thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục, ấm dần lên. Điều quan trọng là thị trường sẽ không còn các đợt sốt “nóng lạnh” bất thường.
Cơ cấu hàng hóa sẽ thiên về các căn hộ có quy mô nhỏ và trung bình, lôi kéo được sự quan tâm trở lại của người mua có nhu cầu thật. Sẽ ổn định về mặt giá cả, tăng dần về số lượng giao dịch nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô nhỏ, trung bình sẽ là yếu tố chủ đạo dẫn dắt và có tác động lan tỏa sang các phân khúc khác.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)