Thị trường chứng khoán thiệt hại thế nào sau sự kiện “bầu Kiên”?
Nhà đầu tư nên tỉnh táo và nên cập nhật thông tin từ cơ quan quản lý để phản ứng kịp thời, tránh để bị thiệt hại không đáng có
Thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã làm rúng động thị trường tài chính, chứng khoán ngày 21/8. Tuy nhiên, ít ai có thể hình dung được mức độ thiệt hại của cả thị trường chứng khoán Việt Nam sau tin sốc đó.
Đồng loạt bán tháo
Thông tin bất ngờ về việc ông Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật có tiếng trong giới doanh nhân, bị bắt tạm giam điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế đã châm ngòi cho một phiên bán tháo khủng khiếp trên cả hai sàn trong ngày 21/8.
Khởi đầu, hai cổ phiếu của ngân hàng ACB, EIB bị bán tháo đã kéo nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và chứng khoán sụt giảm theo. Nhiều nhà đầu tư đã quyết bán giá sàn nhưng không thành công do lệnh đặt bán quá lớn ở nhiều mã trong khi vắng bóng lệnh mua.
Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán và ngân hàng sụt giảm mạnh đã kích hoạt hoạt động bán tháo tại tất cả các cổ phiếu còn lại ở trên sàn khiến số lượng cổ phiếu giảm xuống mức giá sàn tăng lên nhanh chóng và chiếm tới trên 80%. Hầu hết các cổ phiếu blue-chip đều bị bán sàn và hết sạch dư mua với tâm lý thoát hàng bằng mọi giá của các nhà đầu tư.
Thị trường giao dịch ngày 22/8, nghĩa là ngay sau “ngày thứ Ba đen tối”, dù tiếp tục mất điểm nhưng đà giảm đã được hãm lại khá nhiều. Sự phân hóa cũng bắt đầu xuất hiện điển hình như trong nhóm ngân hàng. Ba mã ACB, STB, EIB vẫn tiếp tục giảm sàn nhưng các ngân hàng còn lại không liên quan tới ACB như VCB, CTG, MBB giảm ít hơn hẳn. VNM, GAS, DPM thậm chí còn đi ngược dòng thị trường khi tăng điểm khá tốt.
Kết thúc phiên 22/8, VN-Index đã hãm được đà giảm khi chỉ mất 1,59%, trong khi đó, dưới sức ảnh hưởng của việc cổ phiếu ACB giảm sàn, HNX-Index tiếp tục giảm mạnh với 3,44%.
Như vậy, sau hai phiên giao dịch kể từ khi thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, VN-Index giảm tổng cộng 27,05 điểm, tương đương mức giảm gần 6,2%. Còn HNX-Index giảm 6 điểm, tương đương mức giảm gần 8,5%.
Hai ngày, chứng khoán “bốc hơi” hơn 2 tỷ USD
Theo thống kê, trên sàn HOSE, vốn hóa toàn thị trường tính đến ngày 22/8 đạt 653.314,41 tỷ đồng, giảm 41.225 tỷ đồng so với mức 694.539,84 tỷ đồng của ngày 20/8.
Trên sàn HNX, tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 93.683,11 tỷ đồng, giảm hơn 7.984 tỷ đồng có với ngày 20/8.
Như vậy, sau 2 ngày qua, thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam “bốc hơi” trên 49.200 tỷ đồng, tương đương trên 2,3 tỷ USD.
Trong khi đó, cổ phiếu ACB giảm trên 13% sau 2 phiên, xuống còn 22.500 đồng/cổ phiếu tính đến ngày 22/8. Bên cạnh đó, giá trị vốn hóa thị trường đã “bốc hơi” gần 3.200 tỷ đồng (152 triệu USD). Tính ra mỗi ngày, cổ đông ACB “mất” gần 1.600 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ.
Theo dữ liệu đến tháng 2/2012, hai tổ chức Standard Chartered APR Ltd và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited đang sở hữu 8,77% và 6,23% cổ phần của ACB. Như vậy, với mức sở hữu 15% cổ phần ACB, Standard Chartered đã “mất” 478 tỷ đồng, tương đương gần 23 triệu USD.
Tương tự, quỹ Dragon Financial Holdings Ltd và Connaught Investors Ltd đang nắm lần lượt là 7,26% và 6,81% cổ phần ACB, thì tài sản của hai tổ chức này cũng “bốc hơi” 231 tỷ đồng (11 triệu USD) và 217 tỷ đồng (10,33 triệu USD).
Về nhà đầu tư cá nhân, theo số liệu cập nhật đến cuối tháng 11/2010, ông Nguyễn Đức Kiên nắm 3,75% vốn của ACB, tương đương 35 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, vợ ông Kiên là bà Đặng Ngọc Lan nắm 4,11% vốn ACB, tương đương trên 38,5 triệu cổ phiếu ACB.
Như vậy, với mức nắm giữ gần 8% cổ phần ACB, hai vợ chồng ông Nguyễn Đức Kiên cũng giảm tài sản đi khoảng 250 tỷ đồng, tính theo vốn hóa thị trường.
Để tránh bị lợi dụng thao túng giá
Trong thông báo gửi ngân hàng đại lý và khách hàng, ACB khẳng định, việc bắt ông Kiên không ảnh hưởng đến tình hình tài chính, quyết định quản trị điều hành, và hoạt động kinh doanh của ACB.
Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tầm ảnh hưởng của cá nhân ông Kiên đối với doanh nghiệp, ngân hàng và doanh nghiệp niêm yết nói chung không phải là lớn, vì ông Kiên chỉ là một cổ đông mà tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ACB nhỏ hơn 5%.
“Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư phải hết sức bình tĩnh và cẩn trọng, tránh bán tháo để có thể bị người đầu cơ lợi dụng thao túng giá chứng khoán. Ngày hôm nay (22/8), tức là một ngày sau ngày xảy ra sự kiện ông Kiên bị bắt, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định lại và nhiều mã chứng khoán đã tăng giá trở lại, đặc biệt là những mã có kết quả kinh doanh bán niên tốt. Không có lý gì mà một cổ phiếu tốt lại bị bán tháo và giảm sàn”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng, nhà đầu tư nên tỉnh táo và nên cập nhật thông tin từ cơ quan quản lý để phản ứng kịp thời, tránh để bị thiệt hại không đáng có.
Tuy nhiên, lý giải việc cơ quan quản lý không tạm ngừng giao dịch của cổ phiếu ACB hay toàn thị trường hôm 21/8, ông Sơn cho biết, khác với nhiều thị trường chứng khoán quốc tế không có biên độ, thị trường chứng khoán Việt Nam đang duy trì chế độ biên độ dao động giá chứng khoán (5% sàn HOSE và 7% sàn HNX), nên có thể kiểm soát được mức độ giảm giá của cổ phiếu.
“Tất nhiên, nếu cổ phiếu giảm giá sàn liên tục trong 5 phiên thì lúc đó, cơ quan quản lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình”, ông Sơn nói.
Đồng loạt bán tháo
Thông tin bất ngờ về việc ông Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật có tiếng trong giới doanh nhân, bị bắt tạm giam điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế đã châm ngòi cho một phiên bán tháo khủng khiếp trên cả hai sàn trong ngày 21/8.
Khởi đầu, hai cổ phiếu của ngân hàng ACB, EIB bị bán tháo đã kéo nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và chứng khoán sụt giảm theo. Nhiều nhà đầu tư đã quyết bán giá sàn nhưng không thành công do lệnh đặt bán quá lớn ở nhiều mã trong khi vắng bóng lệnh mua.
Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán và ngân hàng sụt giảm mạnh đã kích hoạt hoạt động bán tháo tại tất cả các cổ phiếu còn lại ở trên sàn khiến số lượng cổ phiếu giảm xuống mức giá sàn tăng lên nhanh chóng và chiếm tới trên 80%. Hầu hết các cổ phiếu blue-chip đều bị bán sàn và hết sạch dư mua với tâm lý thoát hàng bằng mọi giá của các nhà đầu tư.
Thị trường giao dịch ngày 22/8, nghĩa là ngay sau “ngày thứ Ba đen tối”, dù tiếp tục mất điểm nhưng đà giảm đã được hãm lại khá nhiều. Sự phân hóa cũng bắt đầu xuất hiện điển hình như trong nhóm ngân hàng. Ba mã ACB, STB, EIB vẫn tiếp tục giảm sàn nhưng các ngân hàng còn lại không liên quan tới ACB như VCB, CTG, MBB giảm ít hơn hẳn. VNM, GAS, DPM thậm chí còn đi ngược dòng thị trường khi tăng điểm khá tốt.
Kết thúc phiên 22/8, VN-Index đã hãm được đà giảm khi chỉ mất 1,59%, trong khi đó, dưới sức ảnh hưởng của việc cổ phiếu ACB giảm sàn, HNX-Index tiếp tục giảm mạnh với 3,44%.
Như vậy, sau hai phiên giao dịch kể từ khi thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, VN-Index giảm tổng cộng 27,05 điểm, tương đương mức giảm gần 6,2%. Còn HNX-Index giảm 6 điểm, tương đương mức giảm gần 8,5%.
Hai ngày, chứng khoán “bốc hơi” hơn 2 tỷ USD
Theo thống kê, trên sàn HOSE, vốn hóa toàn thị trường tính đến ngày 22/8 đạt 653.314,41 tỷ đồng, giảm 41.225 tỷ đồng so với mức 694.539,84 tỷ đồng của ngày 20/8.
Trên sàn HNX, tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 93.683,11 tỷ đồng, giảm hơn 7.984 tỷ đồng có với ngày 20/8.
Như vậy, sau 2 ngày qua, thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam “bốc hơi” trên 49.200 tỷ đồng, tương đương trên 2,3 tỷ USD.
Trong khi đó, cổ phiếu ACB giảm trên 13% sau 2 phiên, xuống còn 22.500 đồng/cổ phiếu tính đến ngày 22/8. Bên cạnh đó, giá trị vốn hóa thị trường đã “bốc hơi” gần 3.200 tỷ đồng (152 triệu USD). Tính ra mỗi ngày, cổ đông ACB “mất” gần 1.600 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ.
Theo dữ liệu đến tháng 2/2012, hai tổ chức Standard Chartered APR Ltd và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited đang sở hữu 8,77% và 6,23% cổ phần của ACB. Như vậy, với mức sở hữu 15% cổ phần ACB, Standard Chartered đã “mất” 478 tỷ đồng, tương đương gần 23 triệu USD.
Tương tự, quỹ Dragon Financial Holdings Ltd và Connaught Investors Ltd đang nắm lần lượt là 7,26% và 6,81% cổ phần ACB, thì tài sản của hai tổ chức này cũng “bốc hơi” 231 tỷ đồng (11 triệu USD) và 217 tỷ đồng (10,33 triệu USD).
Về nhà đầu tư cá nhân, theo số liệu cập nhật đến cuối tháng 11/2010, ông Nguyễn Đức Kiên nắm 3,75% vốn của ACB, tương đương 35 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, vợ ông Kiên là bà Đặng Ngọc Lan nắm 4,11% vốn ACB, tương đương trên 38,5 triệu cổ phiếu ACB.
Như vậy, với mức nắm giữ gần 8% cổ phần ACB, hai vợ chồng ông Nguyễn Đức Kiên cũng giảm tài sản đi khoảng 250 tỷ đồng, tính theo vốn hóa thị trường.
Để tránh bị lợi dụng thao túng giá
Trong thông báo gửi ngân hàng đại lý và khách hàng, ACB khẳng định, việc bắt ông Kiên không ảnh hưởng đến tình hình tài chính, quyết định quản trị điều hành, và hoạt động kinh doanh của ACB.
Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tầm ảnh hưởng của cá nhân ông Kiên đối với doanh nghiệp, ngân hàng và doanh nghiệp niêm yết nói chung không phải là lớn, vì ông Kiên chỉ là một cổ đông mà tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ACB nhỏ hơn 5%.
“Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư phải hết sức bình tĩnh và cẩn trọng, tránh bán tháo để có thể bị người đầu cơ lợi dụng thao túng giá chứng khoán. Ngày hôm nay (22/8), tức là một ngày sau ngày xảy ra sự kiện ông Kiên bị bắt, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định lại và nhiều mã chứng khoán đã tăng giá trở lại, đặc biệt là những mã có kết quả kinh doanh bán niên tốt. Không có lý gì mà một cổ phiếu tốt lại bị bán tháo và giảm sàn”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng, nhà đầu tư nên tỉnh táo và nên cập nhật thông tin từ cơ quan quản lý để phản ứng kịp thời, tránh để bị thiệt hại không đáng có.
Tuy nhiên, lý giải việc cơ quan quản lý không tạm ngừng giao dịch của cổ phiếu ACB hay toàn thị trường hôm 21/8, ông Sơn cho biết, khác với nhiều thị trường chứng khoán quốc tế không có biên độ, thị trường chứng khoán Việt Nam đang duy trì chế độ biên độ dao động giá chứng khoán (5% sàn HOSE và 7% sàn HNX), nên có thể kiểm soát được mức độ giảm giá của cổ phiếu.
“Tất nhiên, nếu cổ phiếu giảm giá sàn liên tục trong 5 phiên thì lúc đó, cơ quan quản lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình”, ông Sơn nói.