Thị trường có thể tăng tốc sau một vài phiên điều chỉnh
Còn rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang “sục sôi” trước sức hút về lợi nhuận quá lớn mà thị trường chứng khoán mang lại
Thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 15/3 tiếp tục lập kỷ lục mới về mức sụt giảm khi chỉ số VN-Index mất thêm 48,69 điểm (tương đương giảm 4,37%), xuống còn 1.065,52 điểm.
Đây là phiên thứ ba liên tiếp VN-Index giảm điểm, như là kết quả của một đợt điều chỉnh sau khi đã tăng quá nóng trong vài tuần qua.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, thị trường đã chứng kiến sự tụt dốc của VN-Index. Phần lớn các lệnh đặt mua và chào bán cổ phiếu đều ở giá sàn hoặc dưới giá tham chiếu, báo trước kết quả của cả phiên. Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, có đến 102/107 cổ phiếu đang niêm yết giảm giá và chỉ số 2 tăng giá.
Sự suy thoái của thị trường không chỉ thể hiện qua giá các cổ phiếu mà còn cả về giao dịch. Khối lượng đặt bán rất nhiều nhưng mua thì rất ít, khiến cho khối lượng khớp lệnh giảm đáng kể. Tổng khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng trong phiên chỉ đạt 6,28 triệu cổ phiếu, tương đương với 755 tỷ đồng giá trị, giảm 30% về khối lượng và giảm hơn 17% về giá trị.
Trong số 102 cổ phiếu giảm giá, có đến 87 cổ phiếu giảm kịch sàn, trong đó có mặt tất cả các cổ phiếu blue-chips.
Giảm mạnh nhất trên thị trường là các cổ phiếu chủ chốt, trong đó FPT là cổ phiếu giảm giá nhiều nhất khi giảm 29.000 đồng xuống 551.000 đồng/cổ phiếu; SJS giảm 18.000 đồng xuống 343.000 đồng/cổ phiếu; STB giảm 7.000 đồng xuống 140.000 đồng/cổ phiếu; REE giảm còn 258.000 đồng/cổ phiếu; SAM còn 215.000 đồng; PPC còn 77.000 đồng/cổ phiếu, TDH còn 200.000 đồng/cổ phiếu, VNM còn 177.000 đồng/cổ phiếu...
Trước áp lực giảm giá cổ phiếu, cuộc bán tháo bắt đầu. Các lệnh bán giá sàn của các nhà đầu tư được ồ ạt nhập vào sàn giao dịch ngay từ đầu phiên giao dịch.
Cổ phiếu được bán nhiều nhất là STB. Ngoài 709.830 cổ phiếu được khớp lệnh, STB còn dư bán hơn 1,33 triệu cổ phiếu nữa ở giá sàn. Tiếp theo là PPC với gần 650.000 cổ phiếu khớp lệnh; REE với gần 340.000 cổ phiếu; VNM với gần 310.000 cổ phiếu; VSH đạt gần 220.000 cổ phiếu.
Hai chứng chỉ quỹ cũng giảm mạnh và đều rơi xuống giá sàn. PRUBF1 giảm 800 đồng xuống mức 16.400 đồng/đơn vị quỹ với mức giao dịch kỷ lục 3,9 triệu chứng chỉ; còn VFMVF1 giảm 2.400 đồng xuống mức 47.000 đồng với trên 440.000 chứng chỉ khớp lệnh. Giao dịch của 2 chứng chỉ quỹ này đóng góp thêm cho thị trường hơn 89 tỷ đồng, nâng tổng giá trị giao dịch toàn thị trường phiên này đạt 844,34 tỷ đồng.
Tương tự sàn Tp.HCM, màu đỏ cũng chiếm lĩnh sàn Hà Nội. Chỉ số HASTC-Index giảm 10,44 điểm xuống còn 421,33 điểm. Có hơn 2,26 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị đạt 278,2 tỷ đồng.
Theo nhiều chuyên gia, với không ít những lời cảnh báo về hiện tượng “bong bóng” giá cổ phiếu của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, việc điều chỉnh của thị trường trong vài phiên gần đây là điều tất yếu.
Thế nhưng, cũng theo họ rất khó có thể nhận định về xu hướng sắp tới của thị trường chứng khoán Việt Nam bởi còn rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang “sục sôi” trước sức hút về lợi nhuận quá lớn mà thị trường mang lại từ sự chênh lệch giá cổ phiếu.
Thực tế đã có nhiều cảnh báo của các chuyên gia nhưng giá thị trường chỉ khựng lại một hai phiên, sau đó tiếp tục tăng tốc. Trước nhu cầu của nhiều nhà đầu tư (tài khoản tại các công ty chứng khoán vẫn tiếp tục gia tăng, và một số công ty chứng khoán phải tìm biện pháp khống chế hoặc thông báo ngừng mở tài khoản), có khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc sau một vài phiên điều chỉnh.
Đây là phiên thứ ba liên tiếp VN-Index giảm điểm, như là kết quả của một đợt điều chỉnh sau khi đã tăng quá nóng trong vài tuần qua.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, thị trường đã chứng kiến sự tụt dốc của VN-Index. Phần lớn các lệnh đặt mua và chào bán cổ phiếu đều ở giá sàn hoặc dưới giá tham chiếu, báo trước kết quả của cả phiên. Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, có đến 102/107 cổ phiếu đang niêm yết giảm giá và chỉ số 2 tăng giá.
Sự suy thoái của thị trường không chỉ thể hiện qua giá các cổ phiếu mà còn cả về giao dịch. Khối lượng đặt bán rất nhiều nhưng mua thì rất ít, khiến cho khối lượng khớp lệnh giảm đáng kể. Tổng khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng trong phiên chỉ đạt 6,28 triệu cổ phiếu, tương đương với 755 tỷ đồng giá trị, giảm 30% về khối lượng và giảm hơn 17% về giá trị.
Trong số 102 cổ phiếu giảm giá, có đến 87 cổ phiếu giảm kịch sàn, trong đó có mặt tất cả các cổ phiếu blue-chips.
Giảm mạnh nhất trên thị trường là các cổ phiếu chủ chốt, trong đó FPT là cổ phiếu giảm giá nhiều nhất khi giảm 29.000 đồng xuống 551.000 đồng/cổ phiếu; SJS giảm 18.000 đồng xuống 343.000 đồng/cổ phiếu; STB giảm 7.000 đồng xuống 140.000 đồng/cổ phiếu; REE giảm còn 258.000 đồng/cổ phiếu; SAM còn 215.000 đồng; PPC còn 77.000 đồng/cổ phiếu, TDH còn 200.000 đồng/cổ phiếu, VNM còn 177.000 đồng/cổ phiếu...
Trước áp lực giảm giá cổ phiếu, cuộc bán tháo bắt đầu. Các lệnh bán giá sàn của các nhà đầu tư được ồ ạt nhập vào sàn giao dịch ngay từ đầu phiên giao dịch.
Cổ phiếu được bán nhiều nhất là STB. Ngoài 709.830 cổ phiếu được khớp lệnh, STB còn dư bán hơn 1,33 triệu cổ phiếu nữa ở giá sàn. Tiếp theo là PPC với gần 650.000 cổ phiếu khớp lệnh; REE với gần 340.000 cổ phiếu; VNM với gần 310.000 cổ phiếu; VSH đạt gần 220.000 cổ phiếu.
Hai chứng chỉ quỹ cũng giảm mạnh và đều rơi xuống giá sàn. PRUBF1 giảm 800 đồng xuống mức 16.400 đồng/đơn vị quỹ với mức giao dịch kỷ lục 3,9 triệu chứng chỉ; còn VFMVF1 giảm 2.400 đồng xuống mức 47.000 đồng với trên 440.000 chứng chỉ khớp lệnh. Giao dịch của 2 chứng chỉ quỹ này đóng góp thêm cho thị trường hơn 89 tỷ đồng, nâng tổng giá trị giao dịch toàn thị trường phiên này đạt 844,34 tỷ đồng.
Tương tự sàn Tp.HCM, màu đỏ cũng chiếm lĩnh sàn Hà Nội. Chỉ số HASTC-Index giảm 10,44 điểm xuống còn 421,33 điểm. Có hơn 2,26 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị đạt 278,2 tỷ đồng.
Theo nhiều chuyên gia, với không ít những lời cảnh báo về hiện tượng “bong bóng” giá cổ phiếu của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, việc điều chỉnh của thị trường trong vài phiên gần đây là điều tất yếu.
Thế nhưng, cũng theo họ rất khó có thể nhận định về xu hướng sắp tới của thị trường chứng khoán Việt Nam bởi còn rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang “sục sôi” trước sức hút về lợi nhuận quá lớn mà thị trường mang lại từ sự chênh lệch giá cổ phiếu.
Thực tế đã có nhiều cảnh báo của các chuyên gia nhưng giá thị trường chỉ khựng lại một hai phiên, sau đó tiếp tục tăng tốc. Trước nhu cầu của nhiều nhà đầu tư (tài khoản tại các công ty chứng khoán vẫn tiếp tục gia tăng, và một số công ty chứng khoán phải tìm biện pháp khống chế hoặc thông báo ngừng mở tài khoản), có khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc sau một vài phiên điều chỉnh.