Thị trường phân phối: Cửa mở nhưng vẫn khó vào
Các quy định hiện hành liên quan đến mở cửa thị trường phân phối đều rất “mở”, vì sao nhà đầu tư vẫn thấy khó vào?
Liên tục trong nhiều diễn đàn và hội nghị về đầu tư gần đây, vấn đề mở cửa
thị trường phân phối luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đề cập đến như
là một trong những lĩnh vực “thiếu cải thiện” nhất.
Các quy định hiện hành liên quan đến mở cửa thị trường phân phối đều rất “mở”, vì sao nhà đầu tư vẫn thấy khó vào?
Từ thực tế này, các chuyên gia pháp luật tham gia dự án khảo sát các luật kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành nghiên cứu lại các văn bản pháp quy hiện có, qua đó phát hiện khá nhiều điểm bất hợp lý.
Thứ nhất, việc cấp các loại giấy phép để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung quyền phân phối được thực hiện không thống nhất giữa các cơ quan cấp phép khác nhau.
Hiện nay, các văn bản đang điều chỉnh vấn đề này bao gồm Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, Thông tư số 09/2007/TT-BTM và Thông tư số 05/2008/TT-BTM.
Theo quy định hiện hành, khi một doanh nghiệp quyết định mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam để thực hiện việc mua bán hàng hóa cũng như các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn bán lẻ…), thì cần phải có một giấy phép kinh doanh mới.
Khi được cấp giấp phép này thì có quyền lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không cần làm thủ tục xin giấp phép lập cơ sở bán lẻ.
Thứ hai, khi doanh nghiệp muốn mở cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ thì phải làm thủ tục xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các quy định hiện hành chưa xác định chính xác về yêu cầu về mặt thủ tục đối với doanh nghiệp khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, cụ thể, chưa xác định rõ mối quan hệ giữa các loại giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ với giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp (có bao gồm các thông tin liên quan về ngành nghề kinh doanh, vốn dự án…).
Chính vì sự thiếu rõ ràng này mà trên thực tế đã có những khác biệt về thực tiễn áp dụng quy định. Cụ thể, có những địa phương chỉ sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư mà không nhất thiết phải cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong khi đó, có những địa phương lại yêu cầu thực hiện đồng thời các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ đồng thời sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư.
Việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định xem liệu doanh nghiệp của mình cần tuân thủ những loại thủ tục nào khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh.
Vẫn theo các chuyên gia, các quy định này đặt ra rất nhiều thủ tục, khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, cũng như cơ quan nhà nước cũng gặp không ít khó khăn khi phải xem xét một lượng giấy tờ khổng lồ từ doanh nghiệp mỗi lần làm thủ tục đăng ký.
Điều này vừa không đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, lại vừa không tạo ra được động lực khuyến khích doanh nghiệp, đồng thời, có thể nói là gây lãng phí về thời gian, giấy tờ cho cả hai phía.
Từ thực tế này, đề xuất được đưa ra là lược bỏ các thủ tục liên quan đến việc xin cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ, thay vào đó, cho phép các doanh nghiệp được thực hiện duy nhất thủ tục sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư nhằm ghi nhận tất cả các thay đổi cần thiết trong cả hai trường hợp nêu trên.
Đề xuất này vừa phục vụ được lợi ích của doanh nghiệp thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, vừa phục vụ được yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước.
Cụ thể, cơ quan quản lý vẫn có thể giám sát một cách có hệ thống và chặt chẽ toàn bộ các thay đổi liên quan đến việc mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như thành lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp, chỉ với một loại giấy tờ duy nhất là giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp.
Các quy định hiện hành liên quan đến mở cửa thị trường phân phối đều rất “mở”, vì sao nhà đầu tư vẫn thấy khó vào?
Từ thực tế này, các chuyên gia pháp luật tham gia dự án khảo sát các luật kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành nghiên cứu lại các văn bản pháp quy hiện có, qua đó phát hiện khá nhiều điểm bất hợp lý.
Thứ nhất, việc cấp các loại giấy phép để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung quyền phân phối được thực hiện không thống nhất giữa các cơ quan cấp phép khác nhau.
Hiện nay, các văn bản đang điều chỉnh vấn đề này bao gồm Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, Thông tư số 09/2007/TT-BTM và Thông tư số 05/2008/TT-BTM.
Theo quy định hiện hành, khi một doanh nghiệp quyết định mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam để thực hiện việc mua bán hàng hóa cũng như các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn bán lẻ…), thì cần phải có một giấy phép kinh doanh mới.
Khi được cấp giấp phép này thì có quyền lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không cần làm thủ tục xin giấp phép lập cơ sở bán lẻ.
Thứ hai, khi doanh nghiệp muốn mở cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ thì phải làm thủ tục xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các quy định hiện hành chưa xác định chính xác về yêu cầu về mặt thủ tục đối với doanh nghiệp khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, cụ thể, chưa xác định rõ mối quan hệ giữa các loại giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ với giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp (có bao gồm các thông tin liên quan về ngành nghề kinh doanh, vốn dự án…).
Chính vì sự thiếu rõ ràng này mà trên thực tế đã có những khác biệt về thực tiễn áp dụng quy định. Cụ thể, có những địa phương chỉ sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư mà không nhất thiết phải cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong khi đó, có những địa phương lại yêu cầu thực hiện đồng thời các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ đồng thời sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư.
Việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định xem liệu doanh nghiệp của mình cần tuân thủ những loại thủ tục nào khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh.
Vẫn theo các chuyên gia, các quy định này đặt ra rất nhiều thủ tục, khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, cũng như cơ quan nhà nước cũng gặp không ít khó khăn khi phải xem xét một lượng giấy tờ khổng lồ từ doanh nghiệp mỗi lần làm thủ tục đăng ký.
Điều này vừa không đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, lại vừa không tạo ra được động lực khuyến khích doanh nghiệp, đồng thời, có thể nói là gây lãng phí về thời gian, giấy tờ cho cả hai phía.
Từ thực tế này, đề xuất được đưa ra là lược bỏ các thủ tục liên quan đến việc xin cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ, thay vào đó, cho phép các doanh nghiệp được thực hiện duy nhất thủ tục sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư nhằm ghi nhận tất cả các thay đổi cần thiết trong cả hai trường hợp nêu trên.
Đề xuất này vừa phục vụ được lợi ích của doanh nghiệp thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, vừa phục vụ được yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước.
Cụ thể, cơ quan quản lý vẫn có thể giám sát một cách có hệ thống và chặt chẽ toàn bộ các thay đổi liên quan đến việc mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như thành lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp, chỉ với một loại giấy tờ duy nhất là giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp.