Thị trường xấu “làm khó” SCIC
Kế hoạch thoái vốn của “siêu tổng công ty” SCIC khó thực hiện một phần do những diễn biến xấu của thị trường chứng khoán
Kế hoạch thoái vốn của “siêu tổng công ty” SCIC khó thực hiện một phần do những diễn biến xấu của thị trường chứng khoán.
Cuối tháng 9/2008, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch dự kiến bán vốn nhà nước tại 144 doanh nghiệp với tổng giá trị theo sổ sách là 344 tỷ đồng trong quý 4/2008. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa thể thực hiện trọn vẹn.
Theo thông tin từ ông Trần Văn Tá, Tổng giám đốc SCIC, đưa ra tại hội thảo về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp ngày 21/4, tính cả hơn hai năm qua, tổng công ty này cũng mới chỉ bán được phần vốn nhà nước tại 120 doanh nghiệp. Và để giải phóng nguồn vốn này theo mục tiêu, nếu thuận lợi, cũng phải mất từ 3 - 4 năm, chưa kể đến những doanh nghiệp tiếp nhận mới.
Để có thuận lợi, ông Tá cho rằng trước hết cần có một thị trường chứng khoán với những chuyển biến tốt. Thế nhưng, trong năm 2008 và đầu năm 2009, là sự nối dài của những diễn biến xấu khiến kế hoạch thoái vốn của “siêu tổng công ty” khó thực hiện.
“SCIC là cổ đông nhà nước tại những doanh nghiệp đó, vai trò còn tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu. Trước đây, anh là nhà nước thì anh chi phối, nay thì theo tỷ lệ sở hữu. Có những doanh nghiệp SCIC nắm tỷ lệ lớn, có ý kiến hỏi vì sao anh giữ tỷ lệ lớn vậy? Nhưng thực tế là bán ra để giảm xuống cũng khó, nhất là khi thị trường chứng khoán xấu”, ông Tá nói.
Cũng theo Tổng giám đốc SCIC, ngoài yếu tố thị trường, khó khăn của Tổng công ty hiện nay còn về cơ chế, kinh nghiệm, về các nguồn lực và đặc biệt là việc phải tiếp nhận một số lượng khoảng 800 doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong quá trình cổ phần hóa trước khi bàn giao.
SCIC hiện đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại hơn 800 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách phần vốn nhà nước trên 7.500 tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên bán bớt hoặc bán hết phần vốn nhà nước còn lại.
Cụ thể, danh mục đầu tư ở thời điểm cuối năm 2008 của SCIC gồm có 12 doanh nghiệp nhóm A, 111 doanh nghiệp nhóm B và hơn 700 doanh nghiệp nhóm C. Theo kế hoạch, toàn bộ nhóm C là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động trong những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ vốn hoặc nắm giữ với tỷ lệ không chi phối, thuộc diện ưu tiên bán nói trên.
Và theo mục tiêu mà SCIC hướng tới là đến năm 2020 sẽ chỉ giữ lại và phát triển khoảng 100 doanh nghiệp có quy mô đủ lớn và có năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhưng trước mắt, ông Tá nhận định việc thực hiện các kế hoạch thoái vốn vẫn nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán vẫn chưa định hướng hồi phục và phát triển rõ ràng.
Ở một mục tiêu khác, nếu được mở rộng, SCIC dự kiến đến năm 2015 sẽ tiếp nhận xong các đối tượng thuộc diện bàn giao hiện nay và tiếp nhận 1/3 vốn tại các tập đoàn và tổng công ty.
Cơ cấu danh mục doanh nghiệp đến năm 2020 dự kiến sẽ tập trung ở ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (từ 25% - 30%); cơ sở hạ tầng và xây dựng (20% - 25%); năng lượng (15% - 20%); một số ngành công nghiệp then chốt như khai khoáng, hóa chất cơ bản, dược, truyền thông, công nghệ… (20% - 25%) và lĩnh vực khác (5% - 15%).
Cuối tháng 9/2008, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch dự kiến bán vốn nhà nước tại 144 doanh nghiệp với tổng giá trị theo sổ sách là 344 tỷ đồng trong quý 4/2008. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa thể thực hiện trọn vẹn.
Theo thông tin từ ông Trần Văn Tá, Tổng giám đốc SCIC, đưa ra tại hội thảo về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp ngày 21/4, tính cả hơn hai năm qua, tổng công ty này cũng mới chỉ bán được phần vốn nhà nước tại 120 doanh nghiệp. Và để giải phóng nguồn vốn này theo mục tiêu, nếu thuận lợi, cũng phải mất từ 3 - 4 năm, chưa kể đến những doanh nghiệp tiếp nhận mới.
Để có thuận lợi, ông Tá cho rằng trước hết cần có một thị trường chứng khoán với những chuyển biến tốt. Thế nhưng, trong năm 2008 và đầu năm 2009, là sự nối dài của những diễn biến xấu khiến kế hoạch thoái vốn của “siêu tổng công ty” khó thực hiện.
“SCIC là cổ đông nhà nước tại những doanh nghiệp đó, vai trò còn tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu. Trước đây, anh là nhà nước thì anh chi phối, nay thì theo tỷ lệ sở hữu. Có những doanh nghiệp SCIC nắm tỷ lệ lớn, có ý kiến hỏi vì sao anh giữ tỷ lệ lớn vậy? Nhưng thực tế là bán ra để giảm xuống cũng khó, nhất là khi thị trường chứng khoán xấu”, ông Tá nói.
Cũng theo Tổng giám đốc SCIC, ngoài yếu tố thị trường, khó khăn của Tổng công ty hiện nay còn về cơ chế, kinh nghiệm, về các nguồn lực và đặc biệt là việc phải tiếp nhận một số lượng khoảng 800 doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong quá trình cổ phần hóa trước khi bàn giao.
SCIC hiện đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại hơn 800 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách phần vốn nhà nước trên 7.500 tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên bán bớt hoặc bán hết phần vốn nhà nước còn lại.
Cụ thể, danh mục đầu tư ở thời điểm cuối năm 2008 của SCIC gồm có 12 doanh nghiệp nhóm A, 111 doanh nghiệp nhóm B và hơn 700 doanh nghiệp nhóm C. Theo kế hoạch, toàn bộ nhóm C là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động trong những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ vốn hoặc nắm giữ với tỷ lệ không chi phối, thuộc diện ưu tiên bán nói trên.
Và theo mục tiêu mà SCIC hướng tới là đến năm 2020 sẽ chỉ giữ lại và phát triển khoảng 100 doanh nghiệp có quy mô đủ lớn và có năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhưng trước mắt, ông Tá nhận định việc thực hiện các kế hoạch thoái vốn vẫn nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán vẫn chưa định hướng hồi phục và phát triển rõ ràng.
Ở một mục tiêu khác, nếu được mở rộng, SCIC dự kiến đến năm 2015 sẽ tiếp nhận xong các đối tượng thuộc diện bàn giao hiện nay và tiếp nhận 1/3 vốn tại các tập đoàn và tổng công ty.
Cơ cấu danh mục doanh nghiệp đến năm 2020 dự kiến sẽ tập trung ở ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (từ 25% - 30%); cơ sở hạ tầng và xây dựng (20% - 25%); năng lượng (15% - 20%); một số ngành công nghiệp then chốt như khai khoáng, hóa chất cơ bản, dược, truyền thông, công nghệ… (20% - 25%) và lĩnh vực khác (5% - 15%).