Thiếu an toàn tài chính, công ty chứng khoán sẽ bị kiểm soát
Theo quy định mới của Bộ Tài chính, nếu không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, các công ty chứng khoán sẽ bị đặt trong vòng kiểm soát
Theo quy định mới của Bộ Tài chính, nếu không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, các công ty chứng khoán sẽ bị đặt trong vòng kiểm soát.
Ngày cuối cùng của năm 2010, Bộ Tài chính đã ký ban hành thông tư quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán (gồm công ty chứng khoán các công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam) không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức trung gian thị trường trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Đây cũng là nền tảng cơ bản để Bộ Tài chính cho phép triển khai các nghiệp vụ, sản phẩm mới trong năm 2011.
Theo ông Nguyễn Thành Long, Vụ phó Vụ Quản lý quỹ - Ủy ban Chứng khoán, đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, hệ thống các chỉ tiêu an toàn tài chính không nhằm mục đích hạn chế hoạt động kinh doanh của họ mà ngược lại đây là quy định nhằm hướng dẫn các tổ chức đó xác định các loại hình rủi ro, nguồn gốc rủi ro và quy mô rủi ro đang phải đối mặt hàng ngày.
Tương quan giữa quy mô rủi ro với mức vốn chịu rủi ro (vốn khả dụng) sẽ cho các nhà quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán biết được nguy cơ đổ vỡ (nếu có) để từ đó có biện pháp nhằm chủ động xử lý các rủi ro trước khi chúng trở thành những thiệt hại thực tế.
Riêng đối với cơ quan quản lý, việc ban hành các quy định mới về các chỉ tiêu an toàn tài chính là một cách tiếp cận mới trong việc quản lý các tổ chức trung gian thị trường, chuyển từ hoạt động quản lý dựa trên tiêu chí về “năng lực tạo ra lợi nhuận” là cơ bản của các tổ chức này, sang tiêu chí “nguy cơ phát sinh rủi ro hệ thống”.
Ông Long cũng cho rằng: đương nhiên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng, đánh giá sự tăng trưởng và ở khía cạnh nào đó, cũng là mức độ an toàn của các tổ chức này. Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, mối quan tâm trước hết là nguy cơ đổ vỡ phát sinh từ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này, chứ không phải là lợi nhuận. Nói cách khác, trọng tâm trong công tác quản lý, giám sát các định chế trung gian phải là sự an toàn của hệ thống tài chính, chứ không phải là lợi nhuận.
Ngoài việc quy định chi tiết cách tính toán, thông tư cũng quy định chi tiết các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính cho các tổ chức trung gian chứng khoán. Theo đó, những trường hợp không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính sẽ bị cơ quan quản lý đưa vào tình trạng kiểm soát (khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% tới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục) và kiểm soát đặc biệt (khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120% hoặc không khắc phục được tình trạng kiểm soát theo quy định).
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đưa vào tình trạng kiểm soát trong thời hạn không quá 12 tháng. Trong trường hợp xét thấy là cần thiết, theo đề nghị của tổ chức kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán kéo dài thời hạn kiểm soát, tuy nhiên tối đa không quá 6 tháng. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Riêng thời hạn kiểm soát đặc biệt ngắn hơn, không quá 6 tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục. Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, nếu tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp vượt mức 50% trở lên vốn điều lệ thì bị đình chỉ hoạt động.
Trong thời hạn tối đa 15 ngày (đối với trường hợp bị kiểm soát) và 1 tuần (đối với trường hợp bị kiểm soát đặc biệt), tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán báo cáo chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục. Phương án khắc phục phải được xây dựng cho hai năm kế tiếp, có lộ trình, điều kiện, thời hạn và kế hoạch thực hiện chi tiết tới hàng tháng, quý. Ủy ban Chứng khoán có quyền yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán điều chỉnh phương án khắc phục tại bất cứ thời điểm nào nếu xét thấy là không khả thi, không phù hợp với điều kiện thị trường hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong thời hạn kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán không được chi trả cổ tức cho các cổ đông, chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn; chia thưởng cho thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc), kế toán trưởng, nhân viên và người có liên quan tới tổ chức kinh doanh chứng khoán; không được chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán; không được mua cổ phiếu quỹ, mua lại phần vốn góp từ thành viên góp vốn; không được ký mới, ký kéo dài và tiếp tục thực hiện các hợp đồng giao dịch ký quỹ, cho vay mua chứng khoán, giao dịch mua có cam kết bán lại, cho khách hàng vay không có tài sản bảo đảm; không được ký các hợp đồng bảo lãnh phát hành dưới hình thức cam kết chắc chắn; không được lập thêm phòng giao dịch, chi nhánh, bổ sung nghiệp vụ chứng khoán; không được tham gia góp vốn thành lập công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư bất động sản; hạn chế đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị rủi ro, giảm vốn khả dụng.
Thông tư mới có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2011, theo đó các công ty chứng khoán sẽ tính toán và báo cáo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định.
Sau 12 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực, cơ quan quản lý mới chính thức áp dụng mức điều chỉnh theo các quy định về kiểm soát, kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Ngày cuối cùng của năm 2010, Bộ Tài chính đã ký ban hành thông tư quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán (gồm công ty chứng khoán các công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam) không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức trung gian thị trường trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Đây cũng là nền tảng cơ bản để Bộ Tài chính cho phép triển khai các nghiệp vụ, sản phẩm mới trong năm 2011.
Theo ông Nguyễn Thành Long, Vụ phó Vụ Quản lý quỹ - Ủy ban Chứng khoán, đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, hệ thống các chỉ tiêu an toàn tài chính không nhằm mục đích hạn chế hoạt động kinh doanh của họ mà ngược lại đây là quy định nhằm hướng dẫn các tổ chức đó xác định các loại hình rủi ro, nguồn gốc rủi ro và quy mô rủi ro đang phải đối mặt hàng ngày.
Tương quan giữa quy mô rủi ro với mức vốn chịu rủi ro (vốn khả dụng) sẽ cho các nhà quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán biết được nguy cơ đổ vỡ (nếu có) để từ đó có biện pháp nhằm chủ động xử lý các rủi ro trước khi chúng trở thành những thiệt hại thực tế.
Riêng đối với cơ quan quản lý, việc ban hành các quy định mới về các chỉ tiêu an toàn tài chính là một cách tiếp cận mới trong việc quản lý các tổ chức trung gian thị trường, chuyển từ hoạt động quản lý dựa trên tiêu chí về “năng lực tạo ra lợi nhuận” là cơ bản của các tổ chức này, sang tiêu chí “nguy cơ phát sinh rủi ro hệ thống”.
Ông Long cũng cho rằng: đương nhiên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng, đánh giá sự tăng trưởng và ở khía cạnh nào đó, cũng là mức độ an toàn của các tổ chức này. Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, mối quan tâm trước hết là nguy cơ đổ vỡ phát sinh từ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này, chứ không phải là lợi nhuận. Nói cách khác, trọng tâm trong công tác quản lý, giám sát các định chế trung gian phải là sự an toàn của hệ thống tài chính, chứ không phải là lợi nhuận.
Ngoài việc quy định chi tiết cách tính toán, thông tư cũng quy định chi tiết các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính cho các tổ chức trung gian chứng khoán. Theo đó, những trường hợp không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính sẽ bị cơ quan quản lý đưa vào tình trạng kiểm soát (khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% tới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục) và kiểm soát đặc biệt (khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120% hoặc không khắc phục được tình trạng kiểm soát theo quy định).
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đưa vào tình trạng kiểm soát trong thời hạn không quá 12 tháng. Trong trường hợp xét thấy là cần thiết, theo đề nghị của tổ chức kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán kéo dài thời hạn kiểm soát, tuy nhiên tối đa không quá 6 tháng. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Riêng thời hạn kiểm soát đặc biệt ngắn hơn, không quá 6 tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục. Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, nếu tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp vượt mức 50% trở lên vốn điều lệ thì bị đình chỉ hoạt động.
Trong thời hạn tối đa 15 ngày (đối với trường hợp bị kiểm soát) và 1 tuần (đối với trường hợp bị kiểm soát đặc biệt), tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán báo cáo chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục. Phương án khắc phục phải được xây dựng cho hai năm kế tiếp, có lộ trình, điều kiện, thời hạn và kế hoạch thực hiện chi tiết tới hàng tháng, quý. Ủy ban Chứng khoán có quyền yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán điều chỉnh phương án khắc phục tại bất cứ thời điểm nào nếu xét thấy là không khả thi, không phù hợp với điều kiện thị trường hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong thời hạn kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán không được chi trả cổ tức cho các cổ đông, chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn; chia thưởng cho thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc), kế toán trưởng, nhân viên và người có liên quan tới tổ chức kinh doanh chứng khoán; không được chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán; không được mua cổ phiếu quỹ, mua lại phần vốn góp từ thành viên góp vốn; không được ký mới, ký kéo dài và tiếp tục thực hiện các hợp đồng giao dịch ký quỹ, cho vay mua chứng khoán, giao dịch mua có cam kết bán lại, cho khách hàng vay không có tài sản bảo đảm; không được ký các hợp đồng bảo lãnh phát hành dưới hình thức cam kết chắc chắn; không được lập thêm phòng giao dịch, chi nhánh, bổ sung nghiệp vụ chứng khoán; không được tham gia góp vốn thành lập công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư bất động sản; hạn chế đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị rủi ro, giảm vốn khả dụng.
Thông tư mới có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2011, theo đó các công ty chứng khoán sẽ tính toán và báo cáo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định.
Sau 12 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực, cơ quan quản lý mới chính thức áp dụng mức điều chỉnh theo các quy định về kiểm soát, kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.