“Thiếu luật cũng không được từ chối yêu cầu của dân”
Tòa án Nhân dân Tối cao giữ quan điểm: tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có luật
Dù còn có ý kiến khác nhau, song Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn giữ quan điểm: tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng, tại dự thảo Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là quy định hoàn toàn mới so với luật hiện hành, được bổ sung vào điều 4: “Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của dự thảo luật sửa đổi.
Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến lo ngại tính khả thi của quy định này vì không có điều luật thì tòa án không có căn cứ để xét xử. Án lệ chưa phải là một nguồn luật chính thức. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự và theo lẽ công bằng sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện.
Giữa tháng 3 vừa qua, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - từng đề nghị bỏ quy định nói trên.
Lập luận của cơ quan thẩm tra là kinh nghiệm quốc tế cho thấy quy định này chủ yếu được áp dụng ở các nước theo hệ thống án lệ, nơi mà tòa án có quyền giải thích luật và án lệ là nguồn luật. Còn ở Việt Nam, tòa án nhân dân xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến khác. Cơ quan trình dự án luật - Tòa án Nhân dân Tối cao - cho biết, các ý kiến đồng tình cho rằng bổ sung quy định nói trên là cần thiết để bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về tòa án thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối với những tranh chấp dân sự mà luật không quy định thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giải quyết thì tòa án phải giải quyết.
Lý lẽ của những ý kiến đồng tình và cũng là của cơ quan trình dự án luật là khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng, thì tòa án áp dụng tinh thần của Hiến pháp, tập quán, áp dụng nguyên tắc chung của luật, áp dụng án lệ, áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật và lẽ công bằng để giải quyết vụ án.
Nếu tòa án từ chối giải quyết các tranh chấp dân sự vì lý do chưa có điều luật cụ thể thì không có cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. việc tòa án từ chối thụ lý, giải quyết sẽ không bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ quan soạn thảo lập luận.
Bổ sung quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” cũng được Tòa án Nhân dân Tối cao giải thích là để bảo đảm tính thống nhất với dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang được triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Bên cạnh nội dung nói trên, theo Chánh án Trương Hòa Bình, dự thảo luật đã bổ sung trách nhiệm thu thập chứng cứ của đương sự nhằm làm rõ việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của đương sự, tòa án chỉ thực hiện việc thu thập chứng cứ trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân của luật hiện hành cũng được sửa thành nguyên tắc bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự. Đồng thời dự thảo luật cũng quy định rõ tòa án phải đảm bảo mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét công khai, điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định, cơ quan soạn thảo thuyết minh.
Tại kỳ họp thứ 9 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).
Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là quy định hoàn toàn mới so với luật hiện hành, được bổ sung vào điều 4: “Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của dự thảo luật sửa đổi.
Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến lo ngại tính khả thi của quy định này vì không có điều luật thì tòa án không có căn cứ để xét xử. Án lệ chưa phải là một nguồn luật chính thức. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự và theo lẽ công bằng sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện.
Giữa tháng 3 vừa qua, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - từng đề nghị bỏ quy định nói trên.
Lập luận của cơ quan thẩm tra là kinh nghiệm quốc tế cho thấy quy định này chủ yếu được áp dụng ở các nước theo hệ thống án lệ, nơi mà tòa án có quyền giải thích luật và án lệ là nguồn luật. Còn ở Việt Nam, tòa án nhân dân xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến khác. Cơ quan trình dự án luật - Tòa án Nhân dân Tối cao - cho biết, các ý kiến đồng tình cho rằng bổ sung quy định nói trên là cần thiết để bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về tòa án thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối với những tranh chấp dân sự mà luật không quy định thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giải quyết thì tòa án phải giải quyết.
Lý lẽ của những ý kiến đồng tình và cũng là của cơ quan trình dự án luật là khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng, thì tòa án áp dụng tinh thần của Hiến pháp, tập quán, áp dụng nguyên tắc chung của luật, áp dụng án lệ, áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật và lẽ công bằng để giải quyết vụ án.
Nếu tòa án từ chối giải quyết các tranh chấp dân sự vì lý do chưa có điều luật cụ thể thì không có cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. việc tòa án từ chối thụ lý, giải quyết sẽ không bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ quan soạn thảo lập luận.
Bổ sung quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” cũng được Tòa án Nhân dân Tối cao giải thích là để bảo đảm tính thống nhất với dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang được triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Bên cạnh nội dung nói trên, theo Chánh án Trương Hòa Bình, dự thảo luật đã bổ sung trách nhiệm thu thập chứng cứ của đương sự nhằm làm rõ việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của đương sự, tòa án chỉ thực hiện việc thu thập chứng cứ trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân của luật hiện hành cũng được sửa thành nguyên tắc bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự. Đồng thời dự thảo luật cũng quy định rõ tòa án phải đảm bảo mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét công khai, điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định, cơ quan soạn thảo thuyết minh.
Tại kỳ họp thứ 9 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).