Thiếu tiền vì thiếu... linh hoạt?
Thiếu tiền do thắt chặt quá liều, hay do thiếu sự linh hoạt cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ?
Thiếu tiền do thắt chặt quá liều, hay do thiếu sự linh hoạt cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ?
Hiện nay vốn của nhiều ngân hàng thương mại đang khan hiếm, nhiều ngân hàng thiếu vốn để cho vay hoặc "khoá van tín dụng". Nhiều nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được đáp ứng hoặc phải vay với lãi suất quá cao.
Câu hỏi được đặt ra có phải do tiền tệ bị thắt chặt quá liều, hay do thiếu sự linh hoạt cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của thực tiễn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ?
Hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải ứng phó với những diễn biến kinh tế phức tạp với 3 xu hướng chủ yếu sau đây:
Xu hướng thứ nhất là cắt giảm mạnh lãi suất và bơm một khối lượng lớn tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại. Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Anh... đã và đang bơm hàng trăm tỷ USD và Euro để cứu vãn hệ thống ngân hàng thương mại.
Xu hướng thứ hai, tăng sản lượng lương thực và trợ cấp, giải quyết đời sống người thu nhập thấp. Điển hình của xu hướng này là các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Xu hướng thứ ba là thắt chặt tiền tệ. Giải pháp này đang được Trung Quốc và Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các giải pháp này giữa Việt Nam và Trung Quốc có những điểm khác nhau cơ bản.
Trung Quốc thực hiện thắt chặt tiền tệ được thực hiện đồng thời với thực hiện các biện pháp hỗ trợ nông dân, phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm, giải quyết khâu lưu thông phân phối; kiên quyết ngăn chặn tình trạng chuyển đổi đất canh tác, đất trồng cây lương thực sang đất công nghiệp và các mục đích khác một cách tràn lan.
Song Việt Nam như đã nói ở trên, thì trong thời gian đầu quá nhấn mạnh đến tiền tệ và hầu như chỉ tập trung vào tiền tệ. Các biện pháp đối với sản xuất lương thực, quản lý đất đai, hỗ trợ đời sống người nông dân vùng khó khăn thực hiện chậm so với biện pháp tiền tệ.
Thứ nhất, cần phải khẳng định chỉ đạo của Chính phủ thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát là đúng. Song đặt trách nhiệm thắt chặt tiền tệ nhưng vẫn thúc đẩy sự phục hồi thị trường chứng khoán là không thể. Mà trong thực tế đã thấy khá rõ, đó là cũng do thắt chặt tiền tệ, thị trường chứng khoán đã sụt giảm mạnh ngoài dự đoán và ngoài mong đợi.
Thứ hai, thắt chặt tiền tệ sẽ dẫn tới hạn chế cho vay. Song việc hạn chế cho vay là do các ngân hàng thương mại thực hiện. Nếu như đối với các lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực đầu tư dễ gây ra lạm phát thì việc hạn chế cho vay đương nhiên là có tác dụng tích cực kiềm chế lạm phát.
Nhưng trong thực tế do thị trường tiền tệ nóng lên, vốn thiếu lại bị khống chế bởi hạn mức tín dụng, nên các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại hạn chế cho vay nói chung.
Ngay cả các nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh hợp lý, có hiệu quả cũng khó vay được vốn. Trong khi đó có thể do quan hệ, do thân quen và do các yếu tố tác động khác, nên các nhu cầu về đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, vay tiêu dùng... vẫn vay được vốn ngân hàng thương mại.
Bởi vậy tác động rõ rệt nhất đó là kìm hãm phát triển sản xuất kinh doanh, ngay cả các vùng nông thôn, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Đến khi cần phục hồi kinh tế, phục hồi sản xuất thì phải tốn kém nhiều thời gian và chi phí.
Thứ ba, nếu như đối với Trung Quốc, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đi đôi với quản lý chặt chẽ việc gia tăng lãi suất, song đối với Việt Nam thì lãi suất cho vay không khống chế.
Do đó nếu như lãi suất tiền gửi, lãi suất huy động vốn chỉ tăng thêm 0,1% đến 0,15%, tương đương với mức tăng thêm 1,2% đến 1,8%/năm so với trước khi thị trường tiền tệ nóng lên thì lãi suất cho vay đã tăng thêm bình quân tới 3,6%/năm đến 7,2%/năm. Lãi suất cho vay trung dài hạn của một số ngân hàng thương mại cổ phần lên tới 21,8%/năm.
Thứ tư, về mặt nguyên lý và về mặt truyền thống, lãi suất tăng sẽ cho phép thu hút bớt tiền từ lưu thông về và hạn chế nhu cầu vay, có tác dụng tích cực đến kiềm chế lạm phát.
Song đó phải là thu hút tiền về Ngân hàng Trung ương, nhưng thực tế tiền được hút về Ngân hàng Trung ương không phải do lãi suất mà là do tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và do phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Còn lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại tăng khá, nhưng chỉ cho phép thu hút tiền có tính nhất thời, có tính thời điểm. Còn nhìn chung vốn huy động không tăng nhiều bởi còn do nhiều nhân tố khác, thậm chí tại một số ngân hàng thương mại còn bị giảm.
Ngược lại lãi suất tăng cao nhưng cũng không tác động rõ rệt đến hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Bởi vì bản thân lãi suất cho vay vốn của ngân hàng thương mại tăng cao, không làm cho dư nợ chững lại; đồng thời không những làm tăng chi phí vốn vay của sản xuất kinh doanh và dịch vụ, làm tăng giá thành và tác động đến tăng giá trên thị trường, đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát, mà còn gây tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp, cho người vay vốn, cho nền kinh tế và rủi ro cho chính bản thân ngân hàng.
Nguyên nhân là khó có lĩnh vực kinh doanh nào có lãi lớn và lợi nhuận cao để chịu đựng được lãi suất vay vốn lên tới 15-21,8%/năm như hiện nay.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng về nguyên lý làm hạn chế hệ số nhân tiền, cho phép thu hút bớt tiền từ lưu thông về. Nhưng đồng thời cũng làm cho chi phí vốn đầu vào của ngân hàng thương mại tăng, hay như một số người cho rằng đó là một loại thuế đánh vào hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Loại "thuế" hay chi phí này lại được đa vào lãi suất cho vay, cuối cùng người vay vốn phải gánh chịu.
Bởi vậy, cần nhìn nhận lại hiệu quả, tác động của điều hành chính sách thời gian qua, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và khu vực, vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Hiện nay vốn của nhiều ngân hàng thương mại đang khan hiếm, nhiều ngân hàng thiếu vốn để cho vay hoặc "khoá van tín dụng". Nhiều nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được đáp ứng hoặc phải vay với lãi suất quá cao.
Câu hỏi được đặt ra có phải do tiền tệ bị thắt chặt quá liều, hay do thiếu sự linh hoạt cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của thực tiễn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ?
Hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải ứng phó với những diễn biến kinh tế phức tạp với 3 xu hướng chủ yếu sau đây:
Xu hướng thứ nhất là cắt giảm mạnh lãi suất và bơm một khối lượng lớn tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại. Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Anh... đã và đang bơm hàng trăm tỷ USD và Euro để cứu vãn hệ thống ngân hàng thương mại.
Xu hướng thứ hai, tăng sản lượng lương thực và trợ cấp, giải quyết đời sống người thu nhập thấp. Điển hình của xu hướng này là các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Xu hướng thứ ba là thắt chặt tiền tệ. Giải pháp này đang được Trung Quốc và Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các giải pháp này giữa Việt Nam và Trung Quốc có những điểm khác nhau cơ bản.
Trung Quốc thực hiện thắt chặt tiền tệ được thực hiện đồng thời với thực hiện các biện pháp hỗ trợ nông dân, phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm, giải quyết khâu lưu thông phân phối; kiên quyết ngăn chặn tình trạng chuyển đổi đất canh tác, đất trồng cây lương thực sang đất công nghiệp và các mục đích khác một cách tràn lan.
Song Việt Nam như đã nói ở trên, thì trong thời gian đầu quá nhấn mạnh đến tiền tệ và hầu như chỉ tập trung vào tiền tệ. Các biện pháp đối với sản xuất lương thực, quản lý đất đai, hỗ trợ đời sống người nông dân vùng khó khăn thực hiện chậm so với biện pháp tiền tệ.
Thứ nhất, cần phải khẳng định chỉ đạo của Chính phủ thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát là đúng. Song đặt trách nhiệm thắt chặt tiền tệ nhưng vẫn thúc đẩy sự phục hồi thị trường chứng khoán là không thể. Mà trong thực tế đã thấy khá rõ, đó là cũng do thắt chặt tiền tệ, thị trường chứng khoán đã sụt giảm mạnh ngoài dự đoán và ngoài mong đợi.
Thứ hai, thắt chặt tiền tệ sẽ dẫn tới hạn chế cho vay. Song việc hạn chế cho vay là do các ngân hàng thương mại thực hiện. Nếu như đối với các lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực đầu tư dễ gây ra lạm phát thì việc hạn chế cho vay đương nhiên là có tác dụng tích cực kiềm chế lạm phát.
Nhưng trong thực tế do thị trường tiền tệ nóng lên, vốn thiếu lại bị khống chế bởi hạn mức tín dụng, nên các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại hạn chế cho vay nói chung.
Ngay cả các nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh hợp lý, có hiệu quả cũng khó vay được vốn. Trong khi đó có thể do quan hệ, do thân quen và do các yếu tố tác động khác, nên các nhu cầu về đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, vay tiêu dùng... vẫn vay được vốn ngân hàng thương mại.
Bởi vậy tác động rõ rệt nhất đó là kìm hãm phát triển sản xuất kinh doanh, ngay cả các vùng nông thôn, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Đến khi cần phục hồi kinh tế, phục hồi sản xuất thì phải tốn kém nhiều thời gian và chi phí.
Thứ ba, nếu như đối với Trung Quốc, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đi đôi với quản lý chặt chẽ việc gia tăng lãi suất, song đối với Việt Nam thì lãi suất cho vay không khống chế.
Do đó nếu như lãi suất tiền gửi, lãi suất huy động vốn chỉ tăng thêm 0,1% đến 0,15%, tương đương với mức tăng thêm 1,2% đến 1,8%/năm so với trước khi thị trường tiền tệ nóng lên thì lãi suất cho vay đã tăng thêm bình quân tới 3,6%/năm đến 7,2%/năm. Lãi suất cho vay trung dài hạn của một số ngân hàng thương mại cổ phần lên tới 21,8%/năm.
Thứ tư, về mặt nguyên lý và về mặt truyền thống, lãi suất tăng sẽ cho phép thu hút bớt tiền từ lưu thông về và hạn chế nhu cầu vay, có tác dụng tích cực đến kiềm chế lạm phát.
Song đó phải là thu hút tiền về Ngân hàng Trung ương, nhưng thực tế tiền được hút về Ngân hàng Trung ương không phải do lãi suất mà là do tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và do phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Còn lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại tăng khá, nhưng chỉ cho phép thu hút tiền có tính nhất thời, có tính thời điểm. Còn nhìn chung vốn huy động không tăng nhiều bởi còn do nhiều nhân tố khác, thậm chí tại một số ngân hàng thương mại còn bị giảm.
Ngược lại lãi suất tăng cao nhưng cũng không tác động rõ rệt đến hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Bởi vì bản thân lãi suất cho vay vốn của ngân hàng thương mại tăng cao, không làm cho dư nợ chững lại; đồng thời không những làm tăng chi phí vốn vay của sản xuất kinh doanh và dịch vụ, làm tăng giá thành và tác động đến tăng giá trên thị trường, đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát, mà còn gây tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp, cho người vay vốn, cho nền kinh tế và rủi ro cho chính bản thân ngân hàng.
Nguyên nhân là khó có lĩnh vực kinh doanh nào có lãi lớn và lợi nhuận cao để chịu đựng được lãi suất vay vốn lên tới 15-21,8%/năm như hiện nay.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng về nguyên lý làm hạn chế hệ số nhân tiền, cho phép thu hút bớt tiền từ lưu thông về. Nhưng đồng thời cũng làm cho chi phí vốn đầu vào của ngân hàng thương mại tăng, hay như một số người cho rằng đó là một loại thuế đánh vào hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Loại "thuế" hay chi phí này lại được đa vào lãi suất cho vay, cuối cùng người vay vốn phải gánh chịu.
Bởi vậy, cần nhìn nhận lại hiệu quả, tác động của điều hành chính sách thời gian qua, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và khu vực, vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.