Thiếu vốn ODA, khó thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ
Báo cáo về các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đã được công bố sáng nay (19/5) tại Hà Nội
Báo cáo về các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đã được công bố sáng nay (19/5) tại Hà Nội.
Báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện đã đưa ra cảnh báo: hầu hết các quốc gia sẽ không hoàn thành "đúng hạn" 8 mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) đã được thống nhất trên toàn cầu, với thời điểm hoàn thành là năm 2015.
“Nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đạt được mục tiêu cắt giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối trước thời điểm này. Nhưng triển vọng đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em lại rất thấp, cũng như chắc chắn không hoàn thành các mục tiêu về phổ cập giáo dục tiểu học, dinh dưỡng và vệ sinh”, ông Robert B. Zoellick, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới nói.
Báo cáo cũng cho biết có sự khác biệt rất lớn trong tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ giữa các quốc gia, các vùng miền và các nhóm thu nhập.
Trong khi đó, IMF dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,9% trong năm 2007 xuống còn 3,7% trong năm 2008. Vì vậy, để góp phần đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ, các nhà tài trợ cần tăng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các quốc gia đang phát triển. Nguồn vốn này ước đạt 103,7 tỷ USD trong năm 2007.
“Nguồn vốn ODA đang trong tình trạng đứng nguyên tại chỗ. Để đáp ứng các cam kết tăng hỗ trợ phát triển thì mức ODA phải tiếp tục tăng, do các yếu tố khách quan như sự biến động về giá cả của các mặt hàng và nhiều yếu tố tác động khác”, ông Zia Qureshi, tác giả chính của báo cáo phân tích.
Báo cáo cũng đặc biệt nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, đồng thời kêu gọi cần có những hành động cấp bách trước sự biến đổi khí hậu vì chính những nước nghèo sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu và sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên.
* Tám mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, còn gọi là mục tiêu Thiên niên kỷ là 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Những mục tiêu này (gọi tắt là MDGs từ tiếng Anh: Millennium Development Goals) được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ, diễn ra từ ngày 6 - 8/9/2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Tám mục tiêu trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ sung trong phiên họp lần thứ 62, tháng 10/2007, bao gồm:
- Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng và thiếu ăn;
- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
- Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ;
- Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
- Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác;
- Đảm bảo sự bền vững của môi trường;
- Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển.
Báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện đã đưa ra cảnh báo: hầu hết các quốc gia sẽ không hoàn thành "đúng hạn" 8 mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) đã được thống nhất trên toàn cầu, với thời điểm hoàn thành là năm 2015.
“Nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đạt được mục tiêu cắt giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối trước thời điểm này. Nhưng triển vọng đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em lại rất thấp, cũng như chắc chắn không hoàn thành các mục tiêu về phổ cập giáo dục tiểu học, dinh dưỡng và vệ sinh”, ông Robert B. Zoellick, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới nói.
Báo cáo cũng cho biết có sự khác biệt rất lớn trong tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ giữa các quốc gia, các vùng miền và các nhóm thu nhập.
Trong khi đó, IMF dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,9% trong năm 2007 xuống còn 3,7% trong năm 2008. Vì vậy, để góp phần đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ, các nhà tài trợ cần tăng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các quốc gia đang phát triển. Nguồn vốn này ước đạt 103,7 tỷ USD trong năm 2007.
“Nguồn vốn ODA đang trong tình trạng đứng nguyên tại chỗ. Để đáp ứng các cam kết tăng hỗ trợ phát triển thì mức ODA phải tiếp tục tăng, do các yếu tố khách quan như sự biến động về giá cả của các mặt hàng và nhiều yếu tố tác động khác”, ông Zia Qureshi, tác giả chính của báo cáo phân tích.
Báo cáo cũng đặc biệt nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, đồng thời kêu gọi cần có những hành động cấp bách trước sự biến đổi khí hậu vì chính những nước nghèo sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu và sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên.
* Tám mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, còn gọi là mục tiêu Thiên niên kỷ là 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Những mục tiêu này (gọi tắt là MDGs từ tiếng Anh: Millennium Development Goals) được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ, diễn ra từ ngày 6 - 8/9/2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Tám mục tiêu trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ sung trong phiên họp lần thứ 62, tháng 10/2007, bao gồm:
- Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng và thiếu ăn;
- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
- Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ;
- Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
- Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác;
- Đảm bảo sự bền vững của môi trường;
- Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển.