Thôi chức, sếp EVN không được lộ bí mật trong 3 năm
Một số nội dung đáng chú ý trong điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, vừa được Thủ tướng ký ban hành
Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Thành viên EVN không được tiết lộ bí mật của EVN trong thời gian đang đương chức và tối thiểu 3 năm sau khi không đảm nhiệm các chức vụ trên, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Cùng với quy định trên, điều lệ cũng quy định, nếu để EVN lỗ, mất vốn nhà nước hoặc quyết định đầu tư dự án không hiệu quả, không thu hồi được vốn… thì lãnh đạo EVN sẽ không được thưởng, nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, nếu lãnh đạo EVN không đảm bảo tiền lương và các chế độ khác cho người lao động trong tập đoàn theo quy định của pháp luật lao động hoặc để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán…thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật tuỳ mức độ cụ thể.
Điều lệ nêu rõ, trường hợp để EVN lâm vào tình trạng lỗ hai năm liên tiếp, không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được… thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc EVN sẽ bị kỷ luật, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đối với các chức danh như Chủ tịch Hội đồng Thành viên, thành viên Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc EVN, điều lệ quy định tuyệt đối không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn tài sản của EVN để thu lợi riêng cho bản thân và người khác; không được đem tài sản của EVN cho người khác.
Đặc biệt, với những chức danh quan trọng trên không được tiết lộ bí mật của EVN trong thời gian đang đương chức và tối thiểu 3 năm sau khi không đảm nhiệm các chức vụ trên, trừ trường hợp được Hội đồng Thành viên chấp thuận.
Các chức danh trên cũng không được để vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột của mình giữ chức danh kế toán trưởng và thủ quỹ của EVN.
Khi EVN không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì Tổng giám đốc EVN phải báo cáo Hội đồng Thành viên tìm biện pháp khắc phục và thông báo tình hình tài chính của tập đoàn cho các chủ nợ biết. Trong trường hợp này, cả Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc EVN không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận để trả lương cho cán bộ quản lý và người lao động.
Khi EVN không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả mà không thực hiện các quy định nói trên thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với các chủ nợ.
Theo điều lệ được Thủ tướng phê duyệt, ngành nghề hoạt động chính của EVN sẽ là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện; xuất khẩu điện; đầu tư và quản lý vốn các dự án điện; quản lý, vận hành sửa chữa thiết bị, công trình điện…
Ngoài ra, EVN cũng được đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến ngành nghề chính như xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị ngành điện; tư vấn xây lắp, giám sát các công trình dự án điện, kinh doanh công nghệ thông tin, viễn thông…
Riêng đối với các ngành nghề mà EVN đang đầu tư vốn không thuộc các ngành nghề nói trên như tài chính, bất động sản…thì phải thực hiện thoái vốn theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt. Vốn điều lệ của EVN tại thời điểm 31/12/2012 là 143.404 tỷ đồng.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Cùng với quy định trên, điều lệ cũng quy định, nếu để EVN lỗ, mất vốn nhà nước hoặc quyết định đầu tư dự án không hiệu quả, không thu hồi được vốn… thì lãnh đạo EVN sẽ không được thưởng, nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, nếu lãnh đạo EVN không đảm bảo tiền lương và các chế độ khác cho người lao động trong tập đoàn theo quy định của pháp luật lao động hoặc để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán…thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật tuỳ mức độ cụ thể.
Điều lệ nêu rõ, trường hợp để EVN lâm vào tình trạng lỗ hai năm liên tiếp, không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được… thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc EVN sẽ bị kỷ luật, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đối với các chức danh như Chủ tịch Hội đồng Thành viên, thành viên Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc EVN, điều lệ quy định tuyệt đối không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn tài sản của EVN để thu lợi riêng cho bản thân và người khác; không được đem tài sản của EVN cho người khác.
Đặc biệt, với những chức danh quan trọng trên không được tiết lộ bí mật của EVN trong thời gian đang đương chức và tối thiểu 3 năm sau khi không đảm nhiệm các chức vụ trên, trừ trường hợp được Hội đồng Thành viên chấp thuận.
Các chức danh trên cũng không được để vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột của mình giữ chức danh kế toán trưởng và thủ quỹ của EVN.
Khi EVN không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì Tổng giám đốc EVN phải báo cáo Hội đồng Thành viên tìm biện pháp khắc phục và thông báo tình hình tài chính của tập đoàn cho các chủ nợ biết. Trong trường hợp này, cả Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc EVN không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận để trả lương cho cán bộ quản lý và người lao động.
Khi EVN không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả mà không thực hiện các quy định nói trên thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với các chủ nợ.
Theo điều lệ được Thủ tướng phê duyệt, ngành nghề hoạt động chính của EVN sẽ là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện; xuất khẩu điện; đầu tư và quản lý vốn các dự án điện; quản lý, vận hành sửa chữa thiết bị, công trình điện…
Ngoài ra, EVN cũng được đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến ngành nghề chính như xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị ngành điện; tư vấn xây lắp, giám sát các công trình dự án điện, kinh doanh công nghệ thông tin, viễn thông…
Riêng đối với các ngành nghề mà EVN đang đầu tư vốn không thuộc các ngành nghề nói trên như tài chính, bất động sản…thì phải thực hiện thoái vốn theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt. Vốn điều lệ của EVN tại thời điểm 31/12/2012 là 143.404 tỷ đồng.