Thời điểm lấy phiếu và mức tín nhiệm cần quy định phù hợp hơn
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016
Với 411/413 vị đại biểu có mặt tán thành, sáng 20/11 Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Báo cáo giải trình về những vấn đề còn ý kiến khác nhau, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm có ý kiến đề nghị quy định các nội dung này theo 4 nhóm vấn đề về đối tượng, thời điểm, mức tín nhiệm, hậu quả pháp lý; còn trình tự, thủ tục giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Có ý kiến đề nghị sau khi luật ban hành cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, dự thảo luật lần này đã bổ sung một số quy định mang tính ổn định của nghị quyết nói trên như đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và hậu quả pháp lý của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Còn về thời điểm, mức tín nhiệm là những vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau, cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để quy định phù hợp hơn, Chủ nhiệm Phan Trung Lý trình bày.
Với lập luận trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trước mắt về hai vấn đề này cho thực hiện theo Nghị quyết 85 của Quốc hội, sau một thời gian thực hiện sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá và báo cáo Quốc hội để quy định vào luật.
Như vậy, mức tín nhiệm được hiểu là cần được nghiên cứu để quy định phù hợp hơn. Nhưng tại điều 18 của dự thảo luật thì hậu quả pháp lý đã được luật hóa lại quy định: “Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức; người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm”
Tương tự, điều 19 quy định: “Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ của người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm”.
Liên quan đến hoạt động chất vấn, tiêp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã auy định người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay.
Về thẩm quyền giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ trường hợp “cần thiết” Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì để bảo đảm quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước đã được khẳng định trong Hiến pháp, ngoài cơ quan, cá nhân bị giám sát đã được quy định trong luật này, thực tế có thể phát sinh nhiều trường hợp khác, đối tượng bị giám sát khác chưa được dự kiến.
Vì thế dự thảo luật quy định chủ thể giám sát có thẩm quyền quyết định giám sát đối với các đối tượng khác chưa được quy định trong luật này.
Gồm 5 chương và 69 điều, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Báo cáo giải trình về những vấn đề còn ý kiến khác nhau, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm có ý kiến đề nghị quy định các nội dung này theo 4 nhóm vấn đề về đối tượng, thời điểm, mức tín nhiệm, hậu quả pháp lý; còn trình tự, thủ tục giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Có ý kiến đề nghị sau khi luật ban hành cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, dự thảo luật lần này đã bổ sung một số quy định mang tính ổn định của nghị quyết nói trên như đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và hậu quả pháp lý của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Còn về thời điểm, mức tín nhiệm là những vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau, cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để quy định phù hợp hơn, Chủ nhiệm Phan Trung Lý trình bày.
Với lập luận trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trước mắt về hai vấn đề này cho thực hiện theo Nghị quyết 85 của Quốc hội, sau một thời gian thực hiện sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá và báo cáo Quốc hội để quy định vào luật.
Như vậy, mức tín nhiệm được hiểu là cần được nghiên cứu để quy định phù hợp hơn. Nhưng tại điều 18 của dự thảo luật thì hậu quả pháp lý đã được luật hóa lại quy định: “Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức; người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm”
Tương tự, điều 19 quy định: “Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ của người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm”.
Liên quan đến hoạt động chất vấn, tiêp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã auy định người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay.
Về thẩm quyền giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ trường hợp “cần thiết” Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì để bảo đảm quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước đã được khẳng định trong Hiến pháp, ngoài cơ quan, cá nhân bị giám sát đã được quy định trong luật này, thực tế có thể phát sinh nhiều trường hợp khác, đối tượng bị giám sát khác chưa được dự kiến.
Vì thế dự thảo luật quy định chủ thể giám sát có thẩm quyền quyết định giám sát đối với các đối tượng khác chưa được quy định trong luật này.
Gồm 5 chương và 69 điều, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.