Thời gian xây dựng Thủy điện Lai Châu có thể rút ngắn
Chiều 6/11, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Thủy điện Lai Châu, công trình trọng điểm quốc gia
Chiều 6/11, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Thủy điện Lai Châu, công trình trọng điểm quốc gia.
Công trình này dự kiến được xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm.Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 32.568,590 tỷ đồng theo mặt bằng giá quý 2 năm 2008. Vốn tự có của chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chiếm 20% tổng mức đầu tư.
Theo tính toán tại dự án, tổng thời gian dự kiến xây dựng Thủy điện Lai Châu là 9 năm, kể cả thời gian chuẩn bị. Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp này, công trình sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy cuối vào năm 2016, hoàn thành vào năm 2017.
Tuy nhiên, thẩm tra dự án này, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề nghị rút ngắn thời gian thi công. Vì công suất phát điện của nhà máy chỉ bằng 1/2 nhà máy thủy điện Sơn La, khối lượng bê tông cũng chỉ bằng 57,63%. Do đó, nếu thời gian thực hiện dự án Thủy điện Sơn La là 8 năm (2005 – 2012) thì thời gian xây dựng Thủy điện Lai Châu có thể rút ngắn được 1 đến 2 năm, Ủy ban dự tính.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ thêm vấn đề an toàn cho công trình. Vì, công trình nằm trong khu vực có xác suất xảy ra động đất khá cao.
Về phương án huy động vốn, ủy ban đề nghị cân đối khả năng đóng góp vốn tự có vì khả năng cân đối vốn của EVN đạt tỷ lệ thấp so với nhu cầu để thực hiện các dự án do tập đoàn này làm chủ đầu tư.
Một vấn đề nữa được ủy ban yêu cầu làm rõ là cấu thành của suất đầu tư khoảng 27 tỷ đồng/MW, cao hơn suất đầu tư của Thủy điện Sơn La, khoảng 21 tỷ đồng/ MW đã bao gồm cả trượt giá và các yếu tố khác.
Cũng trong chiều nay, Chính phủ đã trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo đó, tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành vào năm 2020, sẽ góp phần đáp ứng mục tiêu tăng nhanh tỷ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15 - 20% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc. Đồng thời góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước.
Sáng mai (7//11), Quốc hội thảo luận ở tổ và ngày 13/11 thảo luận tại hội trường về hai dự án này và sẽ đưa ra quyết định vào cuối kỳ họp.
Công trình này dự kiến được xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm.Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 32.568,590 tỷ đồng theo mặt bằng giá quý 2 năm 2008. Vốn tự có của chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chiếm 20% tổng mức đầu tư.
Theo tính toán tại dự án, tổng thời gian dự kiến xây dựng Thủy điện Lai Châu là 9 năm, kể cả thời gian chuẩn bị. Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp này, công trình sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy cuối vào năm 2016, hoàn thành vào năm 2017.
Tuy nhiên, thẩm tra dự án này, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề nghị rút ngắn thời gian thi công. Vì công suất phát điện của nhà máy chỉ bằng 1/2 nhà máy thủy điện Sơn La, khối lượng bê tông cũng chỉ bằng 57,63%. Do đó, nếu thời gian thực hiện dự án Thủy điện Sơn La là 8 năm (2005 – 2012) thì thời gian xây dựng Thủy điện Lai Châu có thể rút ngắn được 1 đến 2 năm, Ủy ban dự tính.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ thêm vấn đề an toàn cho công trình. Vì, công trình nằm trong khu vực có xác suất xảy ra động đất khá cao.
Về phương án huy động vốn, ủy ban đề nghị cân đối khả năng đóng góp vốn tự có vì khả năng cân đối vốn của EVN đạt tỷ lệ thấp so với nhu cầu để thực hiện các dự án do tập đoàn này làm chủ đầu tư.
Một vấn đề nữa được ủy ban yêu cầu làm rõ là cấu thành của suất đầu tư khoảng 27 tỷ đồng/MW, cao hơn suất đầu tư của Thủy điện Sơn La, khoảng 21 tỷ đồng/ MW đã bao gồm cả trượt giá và các yếu tố khác.
Cũng trong chiều nay, Chính phủ đã trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo đó, tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành vào năm 2020, sẽ góp phần đáp ứng mục tiêu tăng nhanh tỷ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15 - 20% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc. Đồng thời góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước.
Sáng mai (7//11), Quốc hội thảo luận ở tổ và ngày 13/11 thảo luận tại hội trường về hai dự án này và sẽ đưa ra quyết định vào cuối kỳ họp.