Thống đốc đã “bỏ qua” câu hỏi quan trọng nhất
Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung giải trình của Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Sau nhiều ý kiến đại biểu quan ngại về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng âm, giữa phiên thảo luận chiều 7/6 của Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã được mời phát biểu.
Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất là tại sao lãi suất hạ mà doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, theo nhiều vị đại biểu, Thống đốc đã “bỏ qua”.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn bình luận rằng, với khả năng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay chỉ khoảng 5 - 6% thì hạ lãi suất huy động xuống 9%/năm như Thống đốc vừa công bố là hợp lý.
Nhưng, điều mà nhiều đại biểu muốn biết và đã đặt ra từ đầu phiên thảo luận buổi sáng đó là làm sao để doanh nghiệp tiếp cận được vốn thì Thống đốc chưa trả lời được rốt ráo.
“Lẽ ra Thống đốc phải khẳng định là sẽ tiếp tục giảm lãi suất, sẽ cơ cấu lại nợ, mở dần điều kiện cho vay để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn”, ông Ngoạn nhận xét.
Về thông tin tăng trưởng tín dụng đã lấy được trạng thái cân bằng đến cuối tháng 5 mà Thống đốc đưa ra, ông Ngoạn dự báo năm nay con số này tối đa có thể lên được đến 10%, còn nếu mỗi tháng tăng 2% thì sau 5 - 6 tháng là lạm phát bùng lại ngay.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng cũng có chung nhận xét: điều quan trọng nhất mà đại biểu muốn biết là lãi suất hạ mà sao doanh nghiệp không tiếp cận được vốn thì chưa có câu trả lời. Trong khi gốc của băn khoăn về lợi ích nhóm đang chi phối, theo như nhận xét của một số vị đại diện của dân, chính là ở chỗ nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, nên họ nghĩ là có rào cản nào đó, mà rào cản này có thể ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích. Hai nữa là ngành ngân hàng đang có thu nhập cao bất thường so với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước nên công khai các kênh mà doanh nghiệp có thể vay, hai là tiếp tục cải tiến quy trình đơn giản cho doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn, đại biểu Hùng đề nghị.
Cùng chung nhận xét là Thống đốc chưa đưa ra giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận được vốn, một vị đại biểu khác nhận xét, Thống đốc vẫn... “ngụy biện”. Vì, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”, như mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng, nhưng những đồng tiền đó đi về đâu, sử dụng mục đích gì thì đại biểu đâu có biết.
“Ngân hàng hạ lãi suất nhưng giờ này doanh nghiệp làm gì có tài sản thế chấp mà vay được. Tăng trưởng tín dụng đã cân bằng, tức là gần đây đã tăng, nhưng chỉ ở một số ngân hàng dám mạnh tay vì họ có mối quan hệ nhất định nên họ cho vay để tái cơ cấu nợ thôi, biến nợ xấu thành nợ đẹp thôi, còn khả năng hấp thụ vốn thì tôi khẳng định là rất kém”, một vị đại biểu - doanh nhân bình luận.
Chia sẻ với nỗi lo “lợi ích nhóm” ở lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm với nền kinh tế, vị đại biểu này cũng cho rằng việc chỉ có một nhóm đối tượng “thôn tính” nền kinh tế sẽ là không tránh khỏi, nếu Chính phủ không giải quyết bằng cách công bố không phân biệt đối xử với các ngân hàng và cả doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp như nhau, còn nếu để ngân hàng quyết định thì vẫn “có chuyện”.
Các con số và thông tin Thống đốc đưa ra có vẻ “đẹp” nhưng thực tế đâu có phải vậy, một số vị đại biểu chưa tin tưởng.
Thậm chí, có ý kiến đại biểu đánh giá rằng Thống đốc phát biểu “quá chán” khi giải thích ngân hàng cũng là doanh nghiệp, nợ xấu lớn nên chi phí vốn thực tế vẫn còn rất cao, nên doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi suất cao. Vì nói thế thì vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước ở đâu?
“Hơn nữa, Thống đốc có nói hạ lãi suất huy động, nhưng cái cần hạ là lãi suất cho vay thì chưa rõ, nếu huy động thấp mà cho vay cao thì dân vẫn thiệt. Nhiều đại biểu ngồi quanh tôi đều không hài lòng với phát biểu của Thống đốc”, vị quan chức một ủy ban của Quốc hội nói.
Trở lại hội trường, ngay sau giờ giải lao, liền sau phát biểu của Thống đốc Bình, đại biểu Bùi Thị An đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm của ngành ngân hàng, trước hết là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) xem trách nhiệm thế nào với nông dân trước tình trạng cò tín dụng đến luồn lách về nông thôn và làm nông dân rất khổ.
“Xin đồng chí Thống đốc hiểu rằng lãi suất thì giảm nhưng nhiều bà con nông dân không vay được, phải qua cò 3 - 4%”, đại biểu An nói.
Như ý kiến của đại biểu An, hẳn còn nhiều băn khoăn và vướng mắc từ các đại diện của dân chờ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải thích cụ thể hơn. Trong chương trình chất vấn tại diễn đàn Quốc hội sắp tới, có thể Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục đăng đàn để tiếp tục những câu hỏi còn để ngỏ, hoặc chưa được trả lời một cách rốt ráo.
Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất là tại sao lãi suất hạ mà doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, theo nhiều vị đại biểu, Thống đốc đã “bỏ qua”.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn bình luận rằng, với khả năng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay chỉ khoảng 5 - 6% thì hạ lãi suất huy động xuống 9%/năm như Thống đốc vừa công bố là hợp lý.
Nhưng, điều mà nhiều đại biểu muốn biết và đã đặt ra từ đầu phiên thảo luận buổi sáng đó là làm sao để doanh nghiệp tiếp cận được vốn thì Thống đốc chưa trả lời được rốt ráo.
“Lẽ ra Thống đốc phải khẳng định là sẽ tiếp tục giảm lãi suất, sẽ cơ cấu lại nợ, mở dần điều kiện cho vay để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn”, ông Ngoạn nhận xét.
Về thông tin tăng trưởng tín dụng đã lấy được trạng thái cân bằng đến cuối tháng 5 mà Thống đốc đưa ra, ông Ngoạn dự báo năm nay con số này tối đa có thể lên được đến 10%, còn nếu mỗi tháng tăng 2% thì sau 5 - 6 tháng là lạm phát bùng lại ngay.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng cũng có chung nhận xét: điều quan trọng nhất mà đại biểu muốn biết là lãi suất hạ mà sao doanh nghiệp không tiếp cận được vốn thì chưa có câu trả lời. Trong khi gốc của băn khoăn về lợi ích nhóm đang chi phối, theo như nhận xét của một số vị đại diện của dân, chính là ở chỗ nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, nên họ nghĩ là có rào cản nào đó, mà rào cản này có thể ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích. Hai nữa là ngành ngân hàng đang có thu nhập cao bất thường so với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước nên công khai các kênh mà doanh nghiệp có thể vay, hai là tiếp tục cải tiến quy trình đơn giản cho doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn, đại biểu Hùng đề nghị.
Cùng chung nhận xét là Thống đốc chưa đưa ra giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận được vốn, một vị đại biểu khác nhận xét, Thống đốc vẫn... “ngụy biện”. Vì, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”, như mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng, nhưng những đồng tiền đó đi về đâu, sử dụng mục đích gì thì đại biểu đâu có biết.
“Ngân hàng hạ lãi suất nhưng giờ này doanh nghiệp làm gì có tài sản thế chấp mà vay được. Tăng trưởng tín dụng đã cân bằng, tức là gần đây đã tăng, nhưng chỉ ở một số ngân hàng dám mạnh tay vì họ có mối quan hệ nhất định nên họ cho vay để tái cơ cấu nợ thôi, biến nợ xấu thành nợ đẹp thôi, còn khả năng hấp thụ vốn thì tôi khẳng định là rất kém”, một vị đại biểu - doanh nhân bình luận.
Chia sẻ với nỗi lo “lợi ích nhóm” ở lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm với nền kinh tế, vị đại biểu này cũng cho rằng việc chỉ có một nhóm đối tượng “thôn tính” nền kinh tế sẽ là không tránh khỏi, nếu Chính phủ không giải quyết bằng cách công bố không phân biệt đối xử với các ngân hàng và cả doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp như nhau, còn nếu để ngân hàng quyết định thì vẫn “có chuyện”.
Các con số và thông tin Thống đốc đưa ra có vẻ “đẹp” nhưng thực tế đâu có phải vậy, một số vị đại biểu chưa tin tưởng.
Thậm chí, có ý kiến đại biểu đánh giá rằng Thống đốc phát biểu “quá chán” khi giải thích ngân hàng cũng là doanh nghiệp, nợ xấu lớn nên chi phí vốn thực tế vẫn còn rất cao, nên doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi suất cao. Vì nói thế thì vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước ở đâu?
“Hơn nữa, Thống đốc có nói hạ lãi suất huy động, nhưng cái cần hạ là lãi suất cho vay thì chưa rõ, nếu huy động thấp mà cho vay cao thì dân vẫn thiệt. Nhiều đại biểu ngồi quanh tôi đều không hài lòng với phát biểu của Thống đốc”, vị quan chức một ủy ban của Quốc hội nói.
Trở lại hội trường, ngay sau giờ giải lao, liền sau phát biểu của Thống đốc Bình, đại biểu Bùi Thị An đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm của ngành ngân hàng, trước hết là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) xem trách nhiệm thế nào với nông dân trước tình trạng cò tín dụng đến luồn lách về nông thôn và làm nông dân rất khổ.
“Xin đồng chí Thống đốc hiểu rằng lãi suất thì giảm nhưng nhiều bà con nông dân không vay được, phải qua cò 3 - 4%”, đại biểu An nói.
Như ý kiến của đại biểu An, hẳn còn nhiều băn khoăn và vướng mắc từ các đại diện của dân chờ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải thích cụ thể hơn. Trong chương trình chất vấn tại diễn đàn Quốc hội sắp tới, có thể Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục đăng đàn để tiếp tục những câu hỏi còn để ngỏ, hoặc chưa được trả lời một cách rốt ráo.