Thống nhất các chỉ tiêu quan trọng trong quy hoạch đất 10 năm tới
Với 86,8% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất từ nay đến năm 2020
Với 86,8% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất từ nay đến năm 2020.
Cụ thể, tại phiên họp chiều 22/11, Quốc hội đã thống nhất các chỉ tiêu quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất đến 2020. Đáng chú ý, sẽ giữ lại 26,732 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa là 3,812 triệu ha.
Để đảm bảo giữ được diện tích trên, Quốc hội yêu cầu Chính phủ khi tổ chức thực hiện phải tập trung tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại các địa phương giữ nhiều đất lúa; có chính sách và biên pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất.
Về quy hoạch đất dành cho khu công nghiệp, dù có nhiều ý kiến đại biểu đề nghị giảm, song Quốc hội vẫn nhất trí giữ lại 200.000 ha đến năm 2020, với lý do tỷ lệ lấy đầy bình quân phải mất 10 năm, nên quy hoạch phải đi trước một bước.
Tuy nhiên, do tỷ lệ lấp đầy đến nay còn thấp, Quốc hội yêu cầu trong giai đoạn 2011-2015 phải tập trung lấp đầy, vì vậy giảm chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp đến 2015 xuống còn 130.000 ha.
Đối với đất phát triển hạ tầng, quy hoạch đến năm 2020 có tổng diện tích 1,578 triệu ha, trong đó đất dành cho cơ sở giáo dục đào tạo lớn nhất chiếm 82.000 ha, đất y tế 10.000 ha… Về đất dành cho giao thông (đường sắt và đường bộ) thì theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy hoạch sử dụng đã được tính toán chung trong chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng trên cơ sở chiến lược phát triển giao thông đến 2020, do đó không bổ sung chỉ tiêu này trong nghị quyết.
Riêng đất ở tại đô thị, nghị quyết vẫn thống nhất giữ lại ở mức 202.000 ha dù trước đó một số đại biểu đề nghị giảm chỉ tiêu quy hoạch này. Nguyên nhân, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong kỳ quy hoạch trước có tình trạng một số khu đô thị, biệt thự bỏ hoang do chính sách đầu tư còn nhiều bất cập, nhiều dự án đầu tư chỉ nhắm đến đối tượng có thu nhập cao.
Thực tế cho thấy, nhu cầu về nhà ở của các đối tượng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, đối tượng chính sách còn lớn. Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ một mặt cần rà soát, điều chỉnh nhằm khắc phục tình trạng một số khu đô thị, biệt thự bỏ hoang gây lãng phí, mặt khác cần có chính sách, giải pháp để tạo điều kiện cho các đối tượng trên có chỗ ở.
Đối với đất chưa sử dụng, Quốc hội thống nhất giữ 1,483 triệu ha cho đất chưa sử dụng còn lại. Riêng diện tích đất sẽ đưa vào sử dụng sẽ là 1,681 triệu ha đến năm 2020.
Ngoài ra, Quốc hội cũng thống nhất giao cho Chính phủ rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế, đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế tại các địa phương trước năm 2015.
Cụ thể, tại phiên họp chiều 22/11, Quốc hội đã thống nhất các chỉ tiêu quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất đến 2020. Đáng chú ý, sẽ giữ lại 26,732 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa là 3,812 triệu ha.
Để đảm bảo giữ được diện tích trên, Quốc hội yêu cầu Chính phủ khi tổ chức thực hiện phải tập trung tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại các địa phương giữ nhiều đất lúa; có chính sách và biên pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất.
Về quy hoạch đất dành cho khu công nghiệp, dù có nhiều ý kiến đại biểu đề nghị giảm, song Quốc hội vẫn nhất trí giữ lại 200.000 ha đến năm 2020, với lý do tỷ lệ lấy đầy bình quân phải mất 10 năm, nên quy hoạch phải đi trước một bước.
Tuy nhiên, do tỷ lệ lấp đầy đến nay còn thấp, Quốc hội yêu cầu trong giai đoạn 2011-2015 phải tập trung lấp đầy, vì vậy giảm chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp đến 2015 xuống còn 130.000 ha.
Đối với đất phát triển hạ tầng, quy hoạch đến năm 2020 có tổng diện tích 1,578 triệu ha, trong đó đất dành cho cơ sở giáo dục đào tạo lớn nhất chiếm 82.000 ha, đất y tế 10.000 ha… Về đất dành cho giao thông (đường sắt và đường bộ) thì theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy hoạch sử dụng đã được tính toán chung trong chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng trên cơ sở chiến lược phát triển giao thông đến 2020, do đó không bổ sung chỉ tiêu này trong nghị quyết.
Riêng đất ở tại đô thị, nghị quyết vẫn thống nhất giữ lại ở mức 202.000 ha dù trước đó một số đại biểu đề nghị giảm chỉ tiêu quy hoạch này. Nguyên nhân, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong kỳ quy hoạch trước có tình trạng một số khu đô thị, biệt thự bỏ hoang do chính sách đầu tư còn nhiều bất cập, nhiều dự án đầu tư chỉ nhắm đến đối tượng có thu nhập cao.
Thực tế cho thấy, nhu cầu về nhà ở của các đối tượng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, đối tượng chính sách còn lớn. Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ một mặt cần rà soát, điều chỉnh nhằm khắc phục tình trạng một số khu đô thị, biệt thự bỏ hoang gây lãng phí, mặt khác cần có chính sách, giải pháp để tạo điều kiện cho các đối tượng trên có chỗ ở.
Đối với đất chưa sử dụng, Quốc hội thống nhất giữ 1,483 triệu ha cho đất chưa sử dụng còn lại. Riêng diện tích đất sẽ đưa vào sử dụng sẽ là 1,681 triệu ha đến năm 2020.
Ngoài ra, Quốc hội cũng thống nhất giao cho Chính phủ rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế, đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế tại các địa phương trước năm 2015.