Thủ tướng đã cắt bao nhiêu “ung nhọt” tham nhũng?
Hàng ngàn “ung nhọt” tham nhũng đã được cắt bỏ, theo trả lời của Thủ tướng với chất vấn của đại biểu Quốc hội
Hàng ngàn “ung nhọt” tham nhũng đã được cắt bỏ, theo trả lời của Thủ tướng với chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Tại phiên chất vấn chiều 21/11/2013 ở kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, do không đủ thời gian để trả lời trực tiếp nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ trả lời nhiều nội dung chất vấn của 11 vị đại biểu bằng văn bản.
Trong đó, có hai chất vấn của đại biểu Lê Như Tiến và đại biểu Nguyễn Thị Khá liên quan đến vấn đề luôn nóng bỏng tại nghị trường: phòng chống tham nhũng.
Cụ thể, đại biểu Lê Như Tiến chất vấn, kể từ khi Quốc hội giao trọng trách là người đứng đầu vào ngày 27/6/2006 đến nay trải qua gần hai nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị cắt bỏ hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt quốc nạn tham nhũng?
Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Khá, trong thời gian qua công tác phòng ngừa phát hiện và xử lý tham nhũng còn hạn chế, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng nhiều nơi thực hiện còn hình thức và hiệu quả thấp. Các vụ tham nhũng chủ yếu bị phát giác thông qua báo chí và người tố giác, sự phát hiện qua thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
Đại biểu Khá đề nghị Thủ tướng cho biết, ý kiến nhận định nêu trên đúng hay sai? Nguyên nhân và trách nhiệm liên quan đến việc thi hành án, số tài sản thu hồi được từ các vụ án tham nhũng chỉ đạt khoảng 20%, có vụ chỉ 10% là vì sao? Sắp tới Thủ tướng có giải pháp gì đột phá quyết liệt khắc phục hạn chế nêu trên, đặc biệt là 10 vụ đại án tham nhũng đã, đang và sắp đem ra xét xử?
Trong văn bản trả lời được đăng tải vào ngày 13/1/2014, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, công tác phòng chống tham nhũng luôn được Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
Thủ tướng Chính phủ với trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ (từ tháng 6/2006) và Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (từ tháng 9/2006 đến tháng 2/2013) đã nghiêm túc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, đặc biệt là hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; công khai minh bạch các chính sách liên quan đến doanh nghiệp, người dân và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Thủ tướng cũng khẳng định đã đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường thông tin tuyên truyền, phát huy vai trò của nhân dân và báo chí trong phòng chống tham nhũng. Nâng cao năng lực và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, điều tra và đôn đốc xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các vụ tham nhũng nghiêm trọng.
Thủ tướng cho biết các báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 và 2013 của Chính phủ đều đánh giá công tác phòng chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu, nhất là trong phòng ngừa tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công, thực hiện công khai, minh bạch. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế.
“Trong giai đoạn 2007 - 2013, đã truy tố gần 2.200 vụ án về tham nhũng với gần 5.300 bị can; xét xử 1.900 vụ với trên 4.300 bị cáo (đây chính là những ung nhọt)”, Thủ tướng viết.
Thủ tướng cũng khẳng định, các vụ án tham nhũng lớn đã, đang và sẽ đưa ra xét xử nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận, công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc trong xã hội. Không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa tự phát hiện được tham nhũng. Tham nhũng được phát hiện chủ yếu từ người dân, báo chí phản ánh hoặc do cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra phát hiện. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng về phòng chống tham nhũng có mặt còn hạn chế. Việc xử lý một số vụ việc tham nhũng còn chậm.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng kéo dài do mất nhiều thời gian giám định thiệt hại về kinh tế, dẫn đến các tài sản là tang vật vụ án bị hư hỏng, xuống cấp, mất giá trị khi bán đấu giá, không thu hồi được đủ số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt. Đồng thời, đối tượng tham nhũng thường có nhiều thủ đoạn tinh vi đối phó, che giấu, tẩu tán tài sản nên số tài sản, tiền kê biên ít, việc thu hồi tài sản trong thi hành án gặp nhiều khó khăn.
Về những giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống tham nhũng, thực hiện đồng bộ các giải pháp với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật để tạo chuyển biến tốt hơn. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin báo chí và nhân dân trong phòng chống tham nhũng.
Với nội dung chất vấn về thu hồi tài sản trong thi hành án, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện các quy định về giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính, giám định chất lượng công trình để rút ngắn thời gian giám định thiệt hại, phục vụ kịp thời, hiệu quả việc xử lý hành vi tham nhũng. Hoàn thiện quy định pháp luật để ngăn chặn các hành vi đối phó che dấu tài sản và kiểm soát chặt chẽ tài sản của các đối tượng tham nhũng. Kiên quyết thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án.
Những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong phòng chống tham nhũng có phần đóng góp cũng như trách nhiệm của Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng nêu rõ.
Tại phiên chất vấn chiều 21/11/2013 ở kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, do không đủ thời gian để trả lời trực tiếp nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ trả lời nhiều nội dung chất vấn của 11 vị đại biểu bằng văn bản.
Trong đó, có hai chất vấn của đại biểu Lê Như Tiến và đại biểu Nguyễn Thị Khá liên quan đến vấn đề luôn nóng bỏng tại nghị trường: phòng chống tham nhũng.
Cụ thể, đại biểu Lê Như Tiến chất vấn, kể từ khi Quốc hội giao trọng trách là người đứng đầu vào ngày 27/6/2006 đến nay trải qua gần hai nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị cắt bỏ hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt quốc nạn tham nhũng?
Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Khá, trong thời gian qua công tác phòng ngừa phát hiện và xử lý tham nhũng còn hạn chế, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng nhiều nơi thực hiện còn hình thức và hiệu quả thấp. Các vụ tham nhũng chủ yếu bị phát giác thông qua báo chí và người tố giác, sự phát hiện qua thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
Đại biểu Khá đề nghị Thủ tướng cho biết, ý kiến nhận định nêu trên đúng hay sai? Nguyên nhân và trách nhiệm liên quan đến việc thi hành án, số tài sản thu hồi được từ các vụ án tham nhũng chỉ đạt khoảng 20%, có vụ chỉ 10% là vì sao? Sắp tới Thủ tướng có giải pháp gì đột phá quyết liệt khắc phục hạn chế nêu trên, đặc biệt là 10 vụ đại án tham nhũng đã, đang và sắp đem ra xét xử?
Trong văn bản trả lời được đăng tải vào ngày 13/1/2014, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, công tác phòng chống tham nhũng luôn được Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
Thủ tướng Chính phủ với trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ (từ tháng 6/2006) và Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (từ tháng 9/2006 đến tháng 2/2013) đã nghiêm túc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, đặc biệt là hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; công khai minh bạch các chính sách liên quan đến doanh nghiệp, người dân và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Thủ tướng cũng khẳng định đã đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường thông tin tuyên truyền, phát huy vai trò của nhân dân và báo chí trong phòng chống tham nhũng. Nâng cao năng lực và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, điều tra và đôn đốc xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các vụ tham nhũng nghiêm trọng.
Thủ tướng cho biết các báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 và 2013 của Chính phủ đều đánh giá công tác phòng chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu, nhất là trong phòng ngừa tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công, thực hiện công khai, minh bạch. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế.
“Trong giai đoạn 2007 - 2013, đã truy tố gần 2.200 vụ án về tham nhũng với gần 5.300 bị can; xét xử 1.900 vụ với trên 4.300 bị cáo (đây chính là những ung nhọt)”, Thủ tướng viết.
Thủ tướng cũng khẳng định, các vụ án tham nhũng lớn đã, đang và sẽ đưa ra xét xử nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận, công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc trong xã hội. Không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa tự phát hiện được tham nhũng. Tham nhũng được phát hiện chủ yếu từ người dân, báo chí phản ánh hoặc do cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra phát hiện. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng về phòng chống tham nhũng có mặt còn hạn chế. Việc xử lý một số vụ việc tham nhũng còn chậm.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng kéo dài do mất nhiều thời gian giám định thiệt hại về kinh tế, dẫn đến các tài sản là tang vật vụ án bị hư hỏng, xuống cấp, mất giá trị khi bán đấu giá, không thu hồi được đủ số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt. Đồng thời, đối tượng tham nhũng thường có nhiều thủ đoạn tinh vi đối phó, che giấu, tẩu tán tài sản nên số tài sản, tiền kê biên ít, việc thu hồi tài sản trong thi hành án gặp nhiều khó khăn.
Về những giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống tham nhũng, thực hiện đồng bộ các giải pháp với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật để tạo chuyển biến tốt hơn. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin báo chí và nhân dân trong phòng chống tham nhũng.
Với nội dung chất vấn về thu hồi tài sản trong thi hành án, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện các quy định về giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính, giám định chất lượng công trình để rút ngắn thời gian giám định thiệt hại, phục vụ kịp thời, hiệu quả việc xử lý hành vi tham nhũng. Hoàn thiện quy định pháp luật để ngăn chặn các hành vi đối phó che dấu tài sản và kiểm soát chặt chẽ tài sản của các đối tượng tham nhũng. Kiên quyết thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án.
Những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong phòng chống tham nhũng có phần đóng góp cũng như trách nhiệm của Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng nêu rõ.