Thủ tướng đánh giá nhiệm kỳ 2007 - 2011
Quốc hội nghe Thủ tướng trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Chính phủ
14h30 phút chiều 21/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu trình bày bản báo cáo dài 22 trang về công tác nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, tại kỳ họp thứ 9 được khai mạc sáng cùng ngày.
Trong nhiệm kỳ qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ luôn đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu làm việc hết sức mình để hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao và đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước, Thủ tướng nói.
Kinh tế dân doanh phát triển mạnh
Những tiến bộ và kết quả chủ yếu trong nhiệm kỳ qua đã được người đứng đầu Chính phủ báo cáo trước Quốc hội.
Theo đó, Chính phủ đã tăng cường lãnh đạo chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với những giải pháp và chính sách phù hợp, khu vực kinh tế dân doanh đã có bước phát triển mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao nhất và trở thành một động lực của nền kinh tế, báo cáo nêu rõ.
Sự phát triển mạnh được thể hiện qua nhiều con số cụ thể: 5 năm qua số doanh nghiệp cả nước đã tăng hơn 2 lần, số vốn đăng ký tăng gần 6 lần và có 4.000 hợp tác xã được thành lập mới.
Đến cuối năm 2010, cả nước có 544.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động (mục tiêu là 500.000 doanh nghiệp). Giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư của khu vực dân doanh chiếm 34,8% tổng đầu tư xã hội, tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, đóng góp 45% GDP cả nước.
Thị trường hàng hóa được Chính phủ nhận định đã có bước phát triển mới với hoạt động sôi động của các dịch vụ tài chính, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm.
Thị trường chứng khoán cũng phát triển khá nhanh với tổng vốn hóa thị trường chứng khoán có tổ chức tại thời điểm cuối năm 2010 tương đương 40% GDP.
Theo Thủ tướng, nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng kinh tế đạt bình quân khoảng 7%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD, quy mô và tiềm lực kinh tế tăng lên, Thủ tướng nêu con số để minh chứng.
Báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ cũng cho biết, năm 2010 thu nhập của dân cư tăng 35% so với năm 2006 (đã loại trừ yếu tố giá). Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng lên, thuộc nhóm nước trung bình của thế giới.
Điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật hiệu quả
Một trong những hạn chế được Thủ tướng nêu rõ là hiệu quả quản lý điều hành chưa cao, kinh tế phát triển chưa bền vững.
Theo Chính phủ tự đánh giá, nhiệm kỳ qua, quản lý điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật hiệu quả, còn những hạn chế, yếu kém. Còn lúng túng trong đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Nhập siêu, bội chi ngân sách, lạm phát còn cao, việc phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, giải quyết mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng có lúc chưa thật phù hợp, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Chính phủ cũng nhìn nhận, quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao. Công tác quy hoạch, kế hoạch còn bất cập, chất lượng thấp. Cơ chế chính sách quản lý tài nguyên, khoáng sản và vốn có mặt chưa phù hợp, chưa khuyến khích sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao các nguồn lực này.
Bên cạnh đó, công tác dự báo còn yếu, phản ứng chính sách chưa thật linh hoạt. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ còn chậm. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, phát triển chưa bền vững, Chính phủ đánh giá.
Thủ tướng cũng cho rằng, việc xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế vẫn còn bất cập. Các định chế tài chính, nhất là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm chưa đủ mạnh và còn tiềm ẩn rủi ro. Thị trường bất động sản còn nhiều vướng mắc, thị trường tiền tệ, thị trường vàng chưa được quản lý tốt.
Chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng được đánh giá là còn nhiều hạn chế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp.
Người đứng đầu Chính phủ tự đánh giá, việc lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu.
“Chưa khắc phục được những nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng, lãng phí, nhất là những bất cập trong hệ thống thể chế quản lý kinh tế, công tác tổ chức cán bộ và chính sách tiền lương. Nhiều vụ việc đã được phát hiện nhưng điều tra, xử lý còn chậm”, Thủ tướng nhìn nhận.
Những hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ qua, theo Thủ tướng, chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xin nghiêm túc nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ”, Thủ tướng phát biểu trước Quốc hội.
Linh hoạt điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế, xã hội
Sau khi phân tích những hạn chế, yếu kém, người đứng đầu Chính phủ cũng nêu một số kiến nghị với Quốc hội. Trong đó có việc sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Chinh phủ cũng đề nghị xác định rõ cơ chế giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ để vừa phát huy vai trò của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, vừa tạo điều kiện cho Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đồng thời đề nghị Quốc hội nghiên cứu hoàn thiện các quy định về việc thực hiện quyền của Quốc hội trong quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định một số công việc cần thiết, cấp bách.
“Mặt khác, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cũng cần được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với biến động của tình hình. Đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ chịu trách nhiệm chủ động điều chỉnh một số chỉ tiêu cụ thể và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”, Thủ tướng kiến nghị.
Cùng với báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào chiều 23/3 và thảo luận tại hội trường vào chiều 25/3.
Trong nhiệm kỳ qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ luôn đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu làm việc hết sức mình để hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao và đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước, Thủ tướng nói.
Kinh tế dân doanh phát triển mạnh
Những tiến bộ và kết quả chủ yếu trong nhiệm kỳ qua đã được người đứng đầu Chính phủ báo cáo trước Quốc hội.
Theo đó, Chính phủ đã tăng cường lãnh đạo chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với những giải pháp và chính sách phù hợp, khu vực kinh tế dân doanh đã có bước phát triển mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao nhất và trở thành một động lực của nền kinh tế, báo cáo nêu rõ.
Sự phát triển mạnh được thể hiện qua nhiều con số cụ thể: 5 năm qua số doanh nghiệp cả nước đã tăng hơn 2 lần, số vốn đăng ký tăng gần 6 lần và có 4.000 hợp tác xã được thành lập mới.
Đến cuối năm 2010, cả nước có 544.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động (mục tiêu là 500.000 doanh nghiệp). Giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư của khu vực dân doanh chiếm 34,8% tổng đầu tư xã hội, tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, đóng góp 45% GDP cả nước.
Thị trường hàng hóa được Chính phủ nhận định đã có bước phát triển mới với hoạt động sôi động của các dịch vụ tài chính, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm.
Thị trường chứng khoán cũng phát triển khá nhanh với tổng vốn hóa thị trường chứng khoán có tổ chức tại thời điểm cuối năm 2010 tương đương 40% GDP.
Theo Thủ tướng, nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng kinh tế đạt bình quân khoảng 7%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD, quy mô và tiềm lực kinh tế tăng lên, Thủ tướng nêu con số để minh chứng.
Báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ cũng cho biết, năm 2010 thu nhập của dân cư tăng 35% so với năm 2006 (đã loại trừ yếu tố giá). Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng lên, thuộc nhóm nước trung bình của thế giới.
Điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật hiệu quả
Một trong những hạn chế được Thủ tướng nêu rõ là hiệu quả quản lý điều hành chưa cao, kinh tế phát triển chưa bền vững.
Theo Chính phủ tự đánh giá, nhiệm kỳ qua, quản lý điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật hiệu quả, còn những hạn chế, yếu kém. Còn lúng túng trong đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Nhập siêu, bội chi ngân sách, lạm phát còn cao, việc phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, giải quyết mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng có lúc chưa thật phù hợp, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Chính phủ cũng nhìn nhận, quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao. Công tác quy hoạch, kế hoạch còn bất cập, chất lượng thấp. Cơ chế chính sách quản lý tài nguyên, khoáng sản và vốn có mặt chưa phù hợp, chưa khuyến khích sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao các nguồn lực này.
Bên cạnh đó, công tác dự báo còn yếu, phản ứng chính sách chưa thật linh hoạt. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ còn chậm. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, phát triển chưa bền vững, Chính phủ đánh giá.
Thủ tướng cũng cho rằng, việc xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế vẫn còn bất cập. Các định chế tài chính, nhất là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm chưa đủ mạnh và còn tiềm ẩn rủi ro. Thị trường bất động sản còn nhiều vướng mắc, thị trường tiền tệ, thị trường vàng chưa được quản lý tốt.
Chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng được đánh giá là còn nhiều hạn chế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp.
Người đứng đầu Chính phủ tự đánh giá, việc lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu.
“Chưa khắc phục được những nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng, lãng phí, nhất là những bất cập trong hệ thống thể chế quản lý kinh tế, công tác tổ chức cán bộ và chính sách tiền lương. Nhiều vụ việc đã được phát hiện nhưng điều tra, xử lý còn chậm”, Thủ tướng nhìn nhận.
Những hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ qua, theo Thủ tướng, chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xin nghiêm túc nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ”, Thủ tướng phát biểu trước Quốc hội.
Linh hoạt điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế, xã hội
Sau khi phân tích những hạn chế, yếu kém, người đứng đầu Chính phủ cũng nêu một số kiến nghị với Quốc hội. Trong đó có việc sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Chinh phủ cũng đề nghị xác định rõ cơ chế giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ để vừa phát huy vai trò của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, vừa tạo điều kiện cho Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đồng thời đề nghị Quốc hội nghiên cứu hoàn thiện các quy định về việc thực hiện quyền của Quốc hội trong quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định một số công việc cần thiết, cấp bách.
“Mặt khác, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cũng cần được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với biến động của tình hình. Đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ chịu trách nhiệm chủ động điều chỉnh một số chỉ tiêu cụ thể và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”, Thủ tướng kiến nghị.
Cùng với báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào chiều 23/3 và thảo luận tại hội trường vào chiều 25/3.