Kiểm điểm liên quan đến Vinashin: “Thiếu sót chưa đến mức kỷ luật”
Chính phủ báo cáo Quốc hội việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Vinashin
Việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã được Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng báo cáo Quốc hội, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, sáng nay ( 21/3) tại Thủ đô Hà Nội.
Phó thủ tướng cho biết, Thủ tướng, Phó thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu với Vinashin.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kiến nghị với Bộ Chính trị: các đồng chí nêu trên có thiếu sót, khuyết điểm, nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, và xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ trên nhiều mặt và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật đối với tập thể và cá nhân các đồng chí có liên quan.
“Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân”, Phó thủ tướng báo cáo trước Quốc hội.
Cũng theo Phó thủ tướng, Bộ Chính trị đã yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan phải nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, và không để các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác xảy ra sai phạm tương tự.
Chính phủ cũng báo cáo với Quốc hội, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện kết quả thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Liên quan đến tái cơ cấu tập đoàn, Phó thủ tướng nói, khó khăn thách thức còn nhiều nhưng những kết quả bước đầu cho thấy việc tái cơ cấu theo kết luận của Bộ Chính trị là đúng hướng.
“Với tình hình kinh tế thế giới, thị trường vận tải biển, công nghiệp tàu biển phục hồi và sự quyết tâm của Đảng và Chính phủ, nỗ lực của cán bộ công nhân, tập đoàn sẽ vượt qua được khó khăn, tiếp tục tái cơ cấu, trả nợ và phát triển”, ông Hùng nhấn mạnh.
Sai phạm của Vinashin đã từng là một trong những vấn đề được tập trung thảo luận, chất vấn tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010. Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp này, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói trước Quốc hội tại kỳ họp thứ tám.
Cũng tại kỳ họp thứ tám, tại phiên chất vấn, khi nhiều bộ trưởng cùng nói về trách nhiệm liên quan đến Vinashin và chưa nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã được mời làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu quan tâm.
Tại đây, Phó thủ tướng nói, Bộ Chính trị đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm một cách nghiêm túc, từ người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng liên quan và tập đoàn tổng công ty. Ủy ban Kiểm tra Trung ương được giao chủ trì, giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư làm công tác kiểm điểm một cách nghiêm túc, và kết quả kiểm điểm sẽ công khai trước công luận.
Phó thủ tướng cho biết, Thủ tướng, Phó thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu với Vinashin.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kiến nghị với Bộ Chính trị: các đồng chí nêu trên có thiếu sót, khuyết điểm, nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, và xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ trên nhiều mặt và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật đối với tập thể và cá nhân các đồng chí có liên quan.
“Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân”, Phó thủ tướng báo cáo trước Quốc hội.
Cũng theo Phó thủ tướng, Bộ Chính trị đã yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan phải nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, và không để các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác xảy ra sai phạm tương tự.
Chính phủ cũng báo cáo với Quốc hội, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện kết quả thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Liên quan đến tái cơ cấu tập đoàn, Phó thủ tướng nói, khó khăn thách thức còn nhiều nhưng những kết quả bước đầu cho thấy việc tái cơ cấu theo kết luận của Bộ Chính trị là đúng hướng.
“Với tình hình kinh tế thế giới, thị trường vận tải biển, công nghiệp tàu biển phục hồi và sự quyết tâm của Đảng và Chính phủ, nỗ lực của cán bộ công nhân, tập đoàn sẽ vượt qua được khó khăn, tiếp tục tái cơ cấu, trả nợ và phát triển”, ông Hùng nhấn mạnh.
Sai phạm của Vinashin đã từng là một trong những vấn đề được tập trung thảo luận, chất vấn tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010. Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp này, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói trước Quốc hội tại kỳ họp thứ tám.
Cũng tại kỳ họp thứ tám, tại phiên chất vấn, khi nhiều bộ trưởng cùng nói về trách nhiệm liên quan đến Vinashin và chưa nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã được mời làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu quan tâm.
Tại đây, Phó thủ tướng nói, Bộ Chính trị đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm một cách nghiêm túc, từ người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng liên quan và tập đoàn tổng công ty. Ủy ban Kiểm tra Trung ương được giao chủ trì, giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư làm công tác kiểm điểm một cách nghiêm túc, và kết quả kiểm điểm sẽ công khai trước công luận.