Thủ tướng: “Không nói chung chung về kinh tế thị trường”
“Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, phải nói cụ thể"
“Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa”.
Đó là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ mới đây, được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tường thuật lại.
Mới đây, sau khi dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội 12 sắp tới của Đảng được công bố, một số cơ quan truyền thông đã đưa tin về việc “Đảng sẽ ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Theo đó, những nội dung chính sẽ bao gồm “nền kinh tế phải vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; Nhà nước đóng vai trò định hướng, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế…”.
Tại phiên họp của Chính phủ nói trên, đã có ý kiến cho rằng, để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thì trong một số lĩnh vực như giáo dục hay y tế, Nhà nước vẫn phải đầu tư là chính, nếu xã hội hóa quá mức, thì có thể dẫn tới nguy cơ “chệch hướng”.
Chia sẻ với đại biểu trên, Thủ tướng nhấn mạnh: “Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa”.
Trên thực tế, mới đây, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập - một hướng đi được kỳ vọng là sẽ giúp các đơn vị này, trong đó có các bệnh viện, nhà trường, phát triển mạnh mẽ. Cổ phần hóa là một hướng đi khác còn mạnh mẽ hơn.
Sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành quyết định chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, theo hướng thực hiện ngay không làm thí điểm và phạm vi mở rộng thêm so với dự kiến trước đó…
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng là vấn đề rất lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sự chú ý của đông đảo các giới, nhưng ý kiến nói trên tại phiên họp Chính phủ cũng cho thấy vẫn còn những khác biệt trong quan điểm về vấn đề này.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng việc thực hiện “triệt để” kinh tế thị trường có thể dẫn tới nguy cơ “chệch hướng” xã hội chủ nghĩa.
Trả lời ý kiến nói trên tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, không phải tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế hay giáo dục hay theo cơ chế thị trường là không lo cho người nghèo. Rõ ràng, đã đến lúc phải thay đổi cách suy nghĩ như vậy.
“Tất cả phải đi vào kinh thế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường. Và đã thị trường thì phải công khai, minh bạch, bình đẳng”, theo Thủ tướng.
Còn “định hướng xã hội chủ nghĩa” là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại, bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…
Thủ tướng lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, giá các dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ, còn người nghèo, đối tượng chính sách phải được chăm lo.
Nhưng để đạt được mục đích đó, chúng ta phải có một cách làm khác so với trước đây, mà cụ thể là bằng những giải pháp mà Chính phủ đã triển khai như xã hội hóa, cơ chế tự chủ hay cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó phát triển mạnh lĩnh vực y tế, bảo đảm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho tất cả mọi người, trong đó người nghèo vào bệnh viện cũng được chăm sóc tốt thông qua bảo hiểm y tế.
“Định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là có bao nhiêu bệnh viện của Nhà nước, không phải là quốc doanh chiếm bao nhiêu, mà là làm sao để tất cả mọi người dân được hưởng những dịch vụ xã hội cơ bản”, Thủ tướng nói.
Một trong những định hướng lớn trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước là phải tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích.
Cũng sẽ không có chuyện giữ giá, ví dụ giá điện, ở mức thấp với lý do bảo đảm an sinh xã hội nữa, Chính phủ kiên quyết xóa bao cấp và không bao cấp tràn lan về giá, những đối tượng nào thuộc diện chính sách sẽ được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp.
Trên thực tế, những nhận thức nói trên về kinh tế thị trường đã được người đứng đầu Chính phủ thể hiện qua nhiều chỉ đạo gần đây, mà nhiều ý kiến cho rằng là sự khởi động cho “làn sóng” đổi mới lần thứ hai.
Có thể nhận thấy điều đó từ Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng, cho tới Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, những chỉ đạo về tái cơ cấu khối doanh nghiệp Nhà nước hay định hướng xây dựng các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…
“Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường” cũng là giải pháp lớn, bao trùm đầu tiên mà Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong dự thảo Nghị quyết mới sắp được ban hành về cải thiện môi trường kinh doanh, vấn đề mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá là nội dung có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng cần nhắc lại rằng, mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa chính là một trong tám mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng đất nước được thông qua tại Đại hội 11 yêu cầu “cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng khẳng định, động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh và “đây là lúc” chúng ta cần có thêm động lực.
Đó là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ mới đây, được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tường thuật lại.
Mới đây, sau khi dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội 12 sắp tới của Đảng được công bố, một số cơ quan truyền thông đã đưa tin về việc “Đảng sẽ ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Theo đó, những nội dung chính sẽ bao gồm “nền kinh tế phải vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; Nhà nước đóng vai trò định hướng, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế…”.
Tại phiên họp của Chính phủ nói trên, đã có ý kiến cho rằng, để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thì trong một số lĩnh vực như giáo dục hay y tế, Nhà nước vẫn phải đầu tư là chính, nếu xã hội hóa quá mức, thì có thể dẫn tới nguy cơ “chệch hướng”.
Chia sẻ với đại biểu trên, Thủ tướng nhấn mạnh: “Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, phải nói cụ thể, không chung chung nữa”.
Trên thực tế, mới đây, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập - một hướng đi được kỳ vọng là sẽ giúp các đơn vị này, trong đó có các bệnh viện, nhà trường, phát triển mạnh mẽ. Cổ phần hóa là một hướng đi khác còn mạnh mẽ hơn.
Sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành quyết định chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, theo hướng thực hiện ngay không làm thí điểm và phạm vi mở rộng thêm so với dự kiến trước đó…
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng là vấn đề rất lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sự chú ý của đông đảo các giới, nhưng ý kiến nói trên tại phiên họp Chính phủ cũng cho thấy vẫn còn những khác biệt trong quan điểm về vấn đề này.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng việc thực hiện “triệt để” kinh tế thị trường có thể dẫn tới nguy cơ “chệch hướng” xã hội chủ nghĩa.
Trả lời ý kiến nói trên tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, không phải tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế hay giáo dục hay theo cơ chế thị trường là không lo cho người nghèo. Rõ ràng, đã đến lúc phải thay đổi cách suy nghĩ như vậy.
“Tất cả phải đi vào kinh thế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường. Và đã thị trường thì phải công khai, minh bạch, bình đẳng”, theo Thủ tướng.
Còn “định hướng xã hội chủ nghĩa” là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại, bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…
Thủ tướng lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, giá các dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ, còn người nghèo, đối tượng chính sách phải được chăm lo.
Nhưng để đạt được mục đích đó, chúng ta phải có một cách làm khác so với trước đây, mà cụ thể là bằng những giải pháp mà Chính phủ đã triển khai như xã hội hóa, cơ chế tự chủ hay cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó phát triển mạnh lĩnh vực y tế, bảo đảm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho tất cả mọi người, trong đó người nghèo vào bệnh viện cũng được chăm sóc tốt thông qua bảo hiểm y tế.
“Định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là có bao nhiêu bệnh viện của Nhà nước, không phải là quốc doanh chiếm bao nhiêu, mà là làm sao để tất cả mọi người dân được hưởng những dịch vụ xã hội cơ bản”, Thủ tướng nói.
Một trong những định hướng lớn trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước là phải tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích.
Cũng sẽ không có chuyện giữ giá, ví dụ giá điện, ở mức thấp với lý do bảo đảm an sinh xã hội nữa, Chính phủ kiên quyết xóa bao cấp và không bao cấp tràn lan về giá, những đối tượng nào thuộc diện chính sách sẽ được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp.
Trên thực tế, những nhận thức nói trên về kinh tế thị trường đã được người đứng đầu Chính phủ thể hiện qua nhiều chỉ đạo gần đây, mà nhiều ý kiến cho rằng là sự khởi động cho “làn sóng” đổi mới lần thứ hai.
Có thể nhận thấy điều đó từ Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng, cho tới Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, những chỉ đạo về tái cơ cấu khối doanh nghiệp Nhà nước hay định hướng xây dựng các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…
“Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường” cũng là giải pháp lớn, bao trùm đầu tiên mà Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong dự thảo Nghị quyết mới sắp được ban hành về cải thiện môi trường kinh doanh, vấn đề mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá là nội dung có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng cần nhắc lại rằng, mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa chính là một trong tám mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng đất nước được thông qua tại Đại hội 11 yêu cầu “cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng khẳng định, động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh và “đây là lúc” chúng ta cần có thêm động lực.