“Thủ tướng là người lãnh đạo, không phải nhà quản lý”
Quy định chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng như trong dự thảo luật là “quá dài và quá chi tiết”
Tại sao lại giao nhiều việc cho Thủ tướng như thế, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) đặt vấn đề khi thảo luận về chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), tại phiên thảo luận cuối tuần qua ở nghị trường.
“Chức năng của Thủ tướng và Chính phủ quá nhiều, khiến Thủ tướng không nhớ nổi mình được làm gì. Ra điều lệ thành lập một trường đại học mất vài năm vì thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, nếu cứ phải làm những việc cụ thể như vậy thì không phải là Thủ tướng. Thủ tướng là người lãnh đạo, không phải nhà quản lý”, đại biểu Thạch nhấn mạnh.
Theo đại biểu Trần Quốc Khánh (Hà Nội), quy định chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng như trong dự thảo luật là “quá dài và quá chi tiết”, đó là chưa kể đến các quy định rải rác ở các luật khác.
Do đó, theo ông, cần sắp xếp lại chức năng của Thủ tướng, trong đó chức năng bổ nhiệm, cách chức của Thủ tướng phải rõ. Hiện chưa có nên muốn bổ nhiệm, cách chức cá nhân nào lại phải hỏi rất nhiều, đợi chờ rất lâu.
Mặt khác, dù cơ bản tán thành quy định trong dự thảo về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định này cần đặt trong mối quan hệ với nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, đồng thời cũng cần phân biệt với các thành viên khác của Chính phủ, để khắc phục được tình trạng dồn trách nhiệm lên Thủ tướng như thời gian qua.
Liên quan đến quyền và trách nhiệm của Thủ tướng, một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, dự thảo luật chưa đề cập thỏa đáng trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trên ba phương diện với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và nhân dân.
Giống như nhiều đại biểu khác, đại biểu Lò Hải Ươi tán thành quy định về bộ, cơ quan ngang bộ trong dự thảo luật, nhưng cần làm rõ hơn vị trí quản lý, nhất là trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trên cương vị đứng đầu, tránh đùn đẩy trách nhiệm của các bộ, ngành. Quy định cụ thể số bộ giúp đảm bảo tính ổn định của bộ máy nhưng để đảm bảo tính linh hoạt cho từng thời kỳ có thể quy định “mở”, trình Quốc hội việc thành lập, sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ.
Nếu nhiều cấp phó thì căn cứ vào chức năng từng bộ, cơ quan mà quy định cứng số cấp phó, trong trường hợp cần thiết Thủ tướng quyết định bổ sung thêm không quá một cấp phó để tránh lạm phát như hiện nay.
Đây cũng là điều được đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) kiến nghị.
Các đại biểu này nhấn mạnh, với chức năng của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, dự thảo luật cần quy định cứng về số lượng bộ và các cơ quan ngang bộ, số lượng phó thủ tướng, cấp phó tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, gọn nhẹ, hiệu quả.
Trên cơ sở đó, dự thảo luật cũng cần mở rộng những điểm đổi mới so với luật hiện hành, nhấn mạnh chức năng chính của Chính phủ trong quản lý nhà nước.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội còn đề nghị xác định rõ cơ chế chịu trách nhiệm của từng cấp, ngành, địa phương; tránh tình trạng không quy được trách nhiệm khi xảy ra thất thoát vốn tại địa phương.
Theo đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM), luật cần khắc phục nhược điểm lớn nhất của bộ máy hành chính hiện nay là chế độ trách nhiệm công vụ chưa rõ ràng giữa Chính phủ và chính quyền địa phương.
Còn đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu) cho rằng, Quốc hội cần xác định cơ chế chịu trách nhiệm của từng ngành, địa phương. Qua đó, tránh tình trạng không quy được trách nhiệm khi xảy ra thất thoát vốn tại địa phương.
“Dự thảo cần bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp dưới trong việc chấp hành chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan cấp trên và chế tài xử lý nếu không tuân thủ”, đại biểu Thoại kiến nghị.
“Chức năng của Thủ tướng và Chính phủ quá nhiều, khiến Thủ tướng không nhớ nổi mình được làm gì. Ra điều lệ thành lập một trường đại học mất vài năm vì thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, nếu cứ phải làm những việc cụ thể như vậy thì không phải là Thủ tướng. Thủ tướng là người lãnh đạo, không phải nhà quản lý”, đại biểu Thạch nhấn mạnh.
Theo đại biểu Trần Quốc Khánh (Hà Nội), quy định chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng như trong dự thảo luật là “quá dài và quá chi tiết”, đó là chưa kể đến các quy định rải rác ở các luật khác.
Do đó, theo ông, cần sắp xếp lại chức năng của Thủ tướng, trong đó chức năng bổ nhiệm, cách chức của Thủ tướng phải rõ. Hiện chưa có nên muốn bổ nhiệm, cách chức cá nhân nào lại phải hỏi rất nhiều, đợi chờ rất lâu.
Mặt khác, dù cơ bản tán thành quy định trong dự thảo về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định này cần đặt trong mối quan hệ với nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, đồng thời cũng cần phân biệt với các thành viên khác của Chính phủ, để khắc phục được tình trạng dồn trách nhiệm lên Thủ tướng như thời gian qua.
Liên quan đến quyền và trách nhiệm của Thủ tướng, một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, dự thảo luật chưa đề cập thỏa đáng trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trên ba phương diện với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và nhân dân.
Giống như nhiều đại biểu khác, đại biểu Lò Hải Ươi tán thành quy định về bộ, cơ quan ngang bộ trong dự thảo luật, nhưng cần làm rõ hơn vị trí quản lý, nhất là trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trên cương vị đứng đầu, tránh đùn đẩy trách nhiệm của các bộ, ngành. Quy định cụ thể số bộ giúp đảm bảo tính ổn định của bộ máy nhưng để đảm bảo tính linh hoạt cho từng thời kỳ có thể quy định “mở”, trình Quốc hội việc thành lập, sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ.
Nếu nhiều cấp phó thì căn cứ vào chức năng từng bộ, cơ quan mà quy định cứng số cấp phó, trong trường hợp cần thiết Thủ tướng quyết định bổ sung thêm không quá một cấp phó để tránh lạm phát như hiện nay.
Đây cũng là điều được đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) kiến nghị.
Các đại biểu này nhấn mạnh, với chức năng của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, dự thảo luật cần quy định cứng về số lượng bộ và các cơ quan ngang bộ, số lượng phó thủ tướng, cấp phó tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, gọn nhẹ, hiệu quả.
Trên cơ sở đó, dự thảo luật cũng cần mở rộng những điểm đổi mới so với luật hiện hành, nhấn mạnh chức năng chính của Chính phủ trong quản lý nhà nước.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội còn đề nghị xác định rõ cơ chế chịu trách nhiệm của từng cấp, ngành, địa phương; tránh tình trạng không quy được trách nhiệm khi xảy ra thất thoát vốn tại địa phương.
Theo đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM), luật cần khắc phục nhược điểm lớn nhất của bộ máy hành chính hiện nay là chế độ trách nhiệm công vụ chưa rõ ràng giữa Chính phủ và chính quyền địa phương.
Còn đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu) cho rằng, Quốc hội cần xác định cơ chế chịu trách nhiệm của từng ngành, địa phương. Qua đó, tránh tình trạng không quy được trách nhiệm khi xảy ra thất thoát vốn tại địa phương.
“Dự thảo cần bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp dưới trong việc chấp hành chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan cấp trên và chế tài xử lý nếu không tuân thủ”, đại biểu Thoại kiến nghị.