Thủ tướng nhiệm kỳ mới sẽ tuyên thệ cuối tháng 7
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 14
Phần lớn thời gian của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 14 tới đây sẽ dành cho việc xem xét, quyết định về công tác nhân sự...
Ngoài ra, trong số các báo cáo dành cho đại biểu tự nghiên cứu, có cả báo cáo liên quan đến hiện tượng cá chết bất thường ở biển.
27/7, Quốc hội bầu Thủ tướng
Sáng 13/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 14.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp khoảng 10 ngày (không kể các ngày nghỉ), trong đó họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20/7 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/7/2016.
Ngay phiên khai mạc, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020, kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội.
Theo thông tin từ Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Quốc hội khoá 14 gồm có 496 đại biểu, trong đó có 160 vị tái cử.
Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khoá 14 sẽ quyết định về công tác nhân sự cấp cao như bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao…, phê chuẩn các thành viên mới của Chính phủ.
Theo chương trình dự kiến, lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội diễn ra vào chiều 21/7, của Chủ tịch nước diễn ra vào chiều 25/7.
Đến sáng 27/7, Quốc hội bầu Thủ tướng, và sau đó Thủ tướng sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.
Ngày 28/7, Quốc hội sẽ thảo luận về cơ cấu số lượng các thành viên Chính phủ, và đến sáng 29/7 sẽ phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Khi tuyên thệ, Quốc hội phải đứng
Liên quan đến lễ tuyên thệ của một số chức danh cao cấp, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng cần thống nhất là khi cờ Tổ quốc đã xuất hiện thì tất cả phải đứng lên, chứ không thể người đứng người ngồi, như lễ tuyên thệ ở kỳ họp 11 Quốc hội khoá 13 vừa rồi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thống nhất là khi tuyên thệ, tất cả Quốc hội sẽ đứng lên.
Ngoài công tác nhân sự, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội, một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nghị quyết…
Quốc hội sẽ nghe báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công.
Một số báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển, sau hiện tượng cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, trong số các báo cáo dành cho đại biểu tự nghiên cứu, có cả báo cáo liên quan đến hiện tượng cá chết bất thường ở biển.
27/7, Quốc hội bầu Thủ tướng
Sáng 13/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 14.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp khoảng 10 ngày (không kể các ngày nghỉ), trong đó họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20/7 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/7/2016.
Ngay phiên khai mạc, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020, kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội.
Theo thông tin từ Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Quốc hội khoá 14 gồm có 496 đại biểu, trong đó có 160 vị tái cử.
Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khoá 14 sẽ quyết định về công tác nhân sự cấp cao như bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao…, phê chuẩn các thành viên mới của Chính phủ.
Theo chương trình dự kiến, lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội diễn ra vào chiều 21/7, của Chủ tịch nước diễn ra vào chiều 25/7.
Đến sáng 27/7, Quốc hội bầu Thủ tướng, và sau đó Thủ tướng sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.
Ngày 28/7, Quốc hội sẽ thảo luận về cơ cấu số lượng các thành viên Chính phủ, và đến sáng 29/7 sẽ phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Khi tuyên thệ, Quốc hội phải đứng
Liên quan đến lễ tuyên thệ của một số chức danh cao cấp, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng cần thống nhất là khi cờ Tổ quốc đã xuất hiện thì tất cả phải đứng lên, chứ không thể người đứng người ngồi, như lễ tuyên thệ ở kỳ họp 11 Quốc hội khoá 13 vừa rồi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thống nhất là khi tuyên thệ, tất cả Quốc hội sẽ đứng lên.
Ngoài công tác nhân sự, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội, một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nghị quyết…
Quốc hội sẽ nghe báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công.
Một số báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển, sau hiện tượng cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.