Thủ tướng yêu cầu tạm dừng một số dự án nhà tại Hà Nội
Những dự án nhà ở thương mại trong khu vực nội đô chưa hoàn thành các thủ tục quan trọng sẽ phải tạm dừng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội đến 2020, định hướng đến 2030.
Theo Quyết định 996/2014 của Thủ tướng ký ngày 19/6, từ nay đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 23,1 m2/người, diện tích nhà ở tối thiểu 6,5 m2/người, trong đó khu vực đô thị là 26,6 m2/người, khu vực nông thôn 20 m2/người; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên thành 89,7%, cùng với đó là giảm tỷ lệ nhà ở đơn sơ xuống còn 0,05%.
Còn đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 26,3 m2/người, trong đó khu vực đô thị 29,1 m2/người, khu vực nông thôn 22,1 m2/người; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên 91,2%; hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà ở đơn sơ.
Giai đoạn này, thành phố tiếp tục phát triển nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật; tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội đạt 30%. Vốn đầu tư từ ngân sách thành phố để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư khoảng 6.968,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ đạo trước mắt Hà Nội phải tạm dừng phát triển nhà ở thương mại trong khu vực nội đô lịch sử đối với với các dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa lựa chọn được chủ đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư dự án.
Thủ tướng yêu cầu thành phố phải tiến hành rà soát tất cả các dự án trên địa bàn để phân loại phải tạm dừng, dừng, phải điều chỉnh hoặc được tiếp tục triển khai…
Ngoài ra, đến 2015, thành phố đầu tư xây dựng khoảng, 1,8 triệu m2 sàn, tương đương 20.000 căn hộ để phục vụ nhu cầu nhà ở của các đối tượng là cán bộ, công chức, người có công, người thu nhập thấp… đang có khó khăn về nhà ở. Cùng với đó là hơn 2 triệu m2 sàn cho công nhân và sinh viên thuê và 1.400m2 nhà công vụ.
Đến năm 2020, số căn hộ phục vụ các đối tượng nêu trên phải nâng lên khoảng 32.000 căn.
Theo Quyết định 996/2014 của Thủ tướng ký ngày 19/6, từ nay đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 23,1 m2/người, diện tích nhà ở tối thiểu 6,5 m2/người, trong đó khu vực đô thị là 26,6 m2/người, khu vực nông thôn 20 m2/người; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên thành 89,7%, cùng với đó là giảm tỷ lệ nhà ở đơn sơ xuống còn 0,05%.
Còn đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 26,3 m2/người, trong đó khu vực đô thị 29,1 m2/người, khu vực nông thôn 22,1 m2/người; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên 91,2%; hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà ở đơn sơ.
Giai đoạn này, thành phố tiếp tục phát triển nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật; tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội đạt 30%. Vốn đầu tư từ ngân sách thành phố để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư khoảng 6.968,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ đạo trước mắt Hà Nội phải tạm dừng phát triển nhà ở thương mại trong khu vực nội đô lịch sử đối với với các dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa lựa chọn được chủ đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư dự án.
Thủ tướng yêu cầu thành phố phải tiến hành rà soát tất cả các dự án trên địa bàn để phân loại phải tạm dừng, dừng, phải điều chỉnh hoặc được tiếp tục triển khai…
Ngoài ra, đến 2015, thành phố đầu tư xây dựng khoảng, 1,8 triệu m2 sàn, tương đương 20.000 căn hộ để phục vụ nhu cầu nhà ở của các đối tượng là cán bộ, công chức, người có công, người thu nhập thấp… đang có khó khăn về nhà ở. Cùng với đó là hơn 2 triệu m2 sàn cho công nhân và sinh viên thuê và 1.400m2 nhà công vụ.
Đến năm 2020, số căn hộ phục vụ các đối tượng nêu trên phải nâng lên khoảng 32.000 căn.