Kiến nghị tạm dừng một số dự án nhà ở
Thực trạng tồn kho bất động sản trên cả nước tuy có giảm, nhưng vẫn còn rất lớn
“Tạm dừng không triển khai tiếp các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị chưa giải phóng hoặc giải phóng mặt bằng dở dang, đạt dưới 30% diện tích tại tất cả các địa phương trên cả nước”.
Đó là kiến nghị của Bộ Xây dựng tại phiên họp thứ 11 Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì diễn ra tại Hà Nội.
Đối với các địa phương có ít dự án, trong khi vẫn có nhu cầu cấp bách về nhà ở thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để cho phép tiếp tục triển khai. Với các dự án giải phóng mặt bằng dở dang đạt trên 30% và dưới 70% diện tích thì giao cho địa phương rà soát, đề xuất phương hợp lý để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Xây dựng kiến nghị, đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng trên 70% đang thi công xây dựng, cho phép cơ cấu lại dự án theo hướng tăng căn hộ diện tích nhỏ dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Cho phép một số dự án chuyển công năng từ nhà ở sang nhà dịch vụ, văn phòng, trung tâm thương mại mà thị trường có nhu cầu. Lựa chọn một số trong các dự án này để chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động khu công nghiệp.
Các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì yêu cầu chính quyền địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm thời, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nghị định này sẽ giải quyết các bất cập trong việc phát triển nhà ở xã hội nói chung và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nói riêng. Đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng một lĩnh vực được điều chỉnh bởi nhiều văn bản, dẫn tới tình trạng chồng chéo, khó khăn trong quá trình áp dụng.
Cơ sở để Bộ Xây dựng đưa ra các đề xuất trên là thực trạng tồn kho bất động sản trên cả nước tuy có giảm, nhưng vẫn còn rất lớn.
Tại Hà Nội, tính đến hết tháng 6/2013, tổng tồn kho là 9.651 căn hộ/nhà ở, trong đó, tồn kho căn hộ chung cư 2.306 căn; tồn kho nhà thấp tầng là 3.483 căn; tồn kho căn hộ chung cư do doanh nghiệp đầu tư để bán cho cán bộ, công nhân viên chức là 3.862 căn.
So với cuối tháng 3/2013, lượng tồn kho này không tăng, nhưng so với tồn kho tháng 12/2012 trên địa bàn Hà Nội thì lại tăng 3.862 căn do mới có báo cáo bổ sung. Tại Tp.HCM, tổng tồn kho vào khoảng 26.698 tỷ đồng, tồn kho căn hộ chung cư là 12.613 căn; tồn kho nhà thấp tầng 326 căn; tồn kho đất nền nhà ở 265.753m2, tồn kho đất nền thương mại, văn phòng là 437 tỷ đồng.
Ở các thành phố lớn, nhìn chung giá cả hàng hóa bất động sản tiếp tục có xu hướng giảm, lượng giao dịch vẫn còn thấp trừ phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ và nhà ở đã hoàn thiện.
Nhiều chủ đầu tư đã chủ động giảm giá thành sản phẩm như: dự án khu đô thị Đặng Xá, chung cư VP5 Linh Đàm, chung cư CT11 Kim Văn - Kim Lũ (Hà Nôi), dự án Gia Phú Hưng, dự án Ehome4 (Tp.HCM)...
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Đó là kiến nghị của Bộ Xây dựng tại phiên họp thứ 11 Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì diễn ra tại Hà Nội.
Đối với các địa phương có ít dự án, trong khi vẫn có nhu cầu cấp bách về nhà ở thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để cho phép tiếp tục triển khai. Với các dự án giải phóng mặt bằng dở dang đạt trên 30% và dưới 70% diện tích thì giao cho địa phương rà soát, đề xuất phương hợp lý để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Xây dựng kiến nghị, đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng trên 70% đang thi công xây dựng, cho phép cơ cấu lại dự án theo hướng tăng căn hộ diện tích nhỏ dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Cho phép một số dự án chuyển công năng từ nhà ở sang nhà dịch vụ, văn phòng, trung tâm thương mại mà thị trường có nhu cầu. Lựa chọn một số trong các dự án này để chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động khu công nghiệp.
Các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì yêu cầu chính quyền địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm thời, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nghị định này sẽ giải quyết các bất cập trong việc phát triển nhà ở xã hội nói chung và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nói riêng. Đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng một lĩnh vực được điều chỉnh bởi nhiều văn bản, dẫn tới tình trạng chồng chéo, khó khăn trong quá trình áp dụng.
Cơ sở để Bộ Xây dựng đưa ra các đề xuất trên là thực trạng tồn kho bất động sản trên cả nước tuy có giảm, nhưng vẫn còn rất lớn.
Tại Hà Nội, tính đến hết tháng 6/2013, tổng tồn kho là 9.651 căn hộ/nhà ở, trong đó, tồn kho căn hộ chung cư 2.306 căn; tồn kho nhà thấp tầng là 3.483 căn; tồn kho căn hộ chung cư do doanh nghiệp đầu tư để bán cho cán bộ, công nhân viên chức là 3.862 căn.
So với cuối tháng 3/2013, lượng tồn kho này không tăng, nhưng so với tồn kho tháng 12/2012 trên địa bàn Hà Nội thì lại tăng 3.862 căn do mới có báo cáo bổ sung. Tại Tp.HCM, tổng tồn kho vào khoảng 26.698 tỷ đồng, tồn kho căn hộ chung cư là 12.613 căn; tồn kho nhà thấp tầng 326 căn; tồn kho đất nền nhà ở 265.753m2, tồn kho đất nền thương mại, văn phòng là 437 tỷ đồng.
Ở các thành phố lớn, nhìn chung giá cả hàng hóa bất động sản tiếp tục có xu hướng giảm, lượng giao dịch vẫn còn thấp trừ phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ và nhà ở đã hoàn thiện.
Nhiều chủ đầu tư đã chủ động giảm giá thành sản phẩm như: dự án khu đô thị Đặng Xá, chung cư VP5 Linh Đàm, chung cư CT11 Kim Văn - Kim Lũ (Hà Nôi), dự án Gia Phú Hưng, dự án Ehome4 (Tp.HCM)...
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)