Thủ tướng yêu cầu tìm giải pháp tăng GDP
Tăng trưởng GDP quý 1 chỉ mới đạt 5,1% - theo đánh giá của Chính phủ là khá thấp
Hàng loạt điểm sáng lẫn tồn tại của nền kinh tế trong quý 1 đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, đồng thời yêu cầu các bộ ngành phải khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng thấp.
Tại phiên họp hôm 3/4, người đứng đầu Chính phủ cho hay, qua nắm tình hình giao ban của các bộ ngành, địa phương báo cáo lên, có thể thấy rõ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của nước ta trong tháng 3 và quý 1 có sự chuyển biến tích cực, đồng bộ.
10 điểm sáng
Thủ tướng đã khái quát 10 điểm sáng của kinh tế - xã hội Việt Nam trong quý 1 là kinh tế vĩ mô ổn định, CPI 3 tháng tăng 0,9% trong khi cùng kỳ tăng 0,99%. Tăng trưởng tín dụng cao đạt 2,81% trong khi cùng kỳ năm 2016 đạt 1,54%. Xuất khẩu tăng mạnh, ước đạt trên 43,7 tỷ USD, tăng 12,8%. Các khu vực nông nghiệp và dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ.
Khách quốc tế tiếp tục tăng nhanh, đạt trên 3,2 triệu lượt, tăng 29%. Vốn FDI tăng mạnh, đăng ký đạt 7,71 tỷ USD tăng 77,6%, bao gồm cấp mới, tăng vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện đạt 3,62 tỷ USD tăng 3,4%.
Thu ngân sách tăng mạnh, đạt 23,4% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng nhanh, có trên 26.400 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11,4% về doanh nghiệp và 45,8% về vốn đăng ký, đặc biệt tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 600.000 tỷ đồng.
Thủ tướng cũng cho biết, ông vừa nhận được thông tin rất vui là chỉ số sản xuất Nikkei của nước ta đạt 54,6, cao hơn so với bình quân của ASEAN là 50,9.
Một điểm nổi bật nữa là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Theo công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có 51 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành từ khá trở lên.
Tìm giải pháp tăng GDP
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng khẳng định, nền kinh tế vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế, trong đó đáng lo là tăng trưởng GDP quý 1 chỉ mới đạt 5,1% - theo đánh giá của Chính phủ là khá thấp.
Đáng chú ý, trong khi nông nghiệp, dịch vụ tăng khá thì khu vực công nghiệp, xây dựng tăng thấp.
Cho rằng một nguyên nhân chính là do khai thác dầu, công nghiệp chế tạo, do nhiều hoàn cảnh khác nhau, chưa đạt kế hoạch đề ra, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thảo luận để tìm ra biện pháp cụ thể trong từng ngành hàng, từng lĩnh vực, để có đối sách, phản ứng chính sách tốt hơn, khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng chậm trong quý 1.
Ở lĩnh vực xuất khẩu, nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,7%. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, quý 1 chỉ đạt 12,4% dự toán (cùng kỳ 2016 là 16%). Trong khi đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ tương đương 32% GDP, “như vậy mục tiêu huy động vốn xã hội của chúng ta đặt ra rất quyết liệt nhưng trong quý 1 cũng chưa cao, cần tìm ra nguyên nhân này”, Thủ tướng nói.
Hạn chế tiếp theo là cổ phần hóa doanh nghiệp chậm, chưa có doanh nghiệp lớn bán vốn, thoái vốn, cổ phần hóa đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông, cháy nổ, phá rừng và một số mặt nổi cộm của xã hội cần quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
Đề cập tình hình thế giới với một số chuyển biến tốt như một số nước có tăng trưởng nhưng Thủ tướng cũng cho rằng còn tiềm ẩn khó định, ảnh hưởng lớn đến Việt Nam và nêu ví dụ như chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ từ khi Donald Trump làm Tổng thống, có thể tác động đến xuất khẩu của nước ta. Dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp cũng như có thể bị tác động. Sức ép tăng lạm phát, tỷ giá gia tăng.
“Trong bối cảnh đó, chúng ta đặt vấn đề phải tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, thì mới bảo đảm các cân đối vĩ mô như ngân sách Nhà nước, nợ công, đầu tư, xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống của người dân”, Thủ tướng nói.
Để khắc phục, theo Thủ tướng phải có giải pháp căn cơ, cụ thể hơn. Phải theo dõi tình hình để phản ứng chính sách chặt chẽ, linh hoạt, chủ động hơn, đặc biệt là làm sao đẩy mạnh đầu tư xã hội.
Thủ tướng đặt vấn đề: “Có thể tăng vốn đầu tư xã hội thêm 3%, lên 35% GDP được không? Làm sao để nước ngoài không thôn tính các ngành quan trọng của Việt Nam? Làm sao phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường đạt kết quả tốt nhất? Làm sao công nghiệp khai thác được đẩy mạnh, cơ chế nào?”.
Tại phiên họp hôm 3/4, người đứng đầu Chính phủ cho hay, qua nắm tình hình giao ban của các bộ ngành, địa phương báo cáo lên, có thể thấy rõ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của nước ta trong tháng 3 và quý 1 có sự chuyển biến tích cực, đồng bộ.
10 điểm sáng
Thủ tướng đã khái quát 10 điểm sáng của kinh tế - xã hội Việt Nam trong quý 1 là kinh tế vĩ mô ổn định, CPI 3 tháng tăng 0,9% trong khi cùng kỳ tăng 0,99%. Tăng trưởng tín dụng cao đạt 2,81% trong khi cùng kỳ năm 2016 đạt 1,54%. Xuất khẩu tăng mạnh, ước đạt trên 43,7 tỷ USD, tăng 12,8%. Các khu vực nông nghiệp và dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ.
Khách quốc tế tiếp tục tăng nhanh, đạt trên 3,2 triệu lượt, tăng 29%. Vốn FDI tăng mạnh, đăng ký đạt 7,71 tỷ USD tăng 77,6%, bao gồm cấp mới, tăng vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện đạt 3,62 tỷ USD tăng 3,4%.
Thu ngân sách tăng mạnh, đạt 23,4% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng nhanh, có trên 26.400 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11,4% về doanh nghiệp và 45,8% về vốn đăng ký, đặc biệt tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 600.000 tỷ đồng.
Thủ tướng cũng cho biết, ông vừa nhận được thông tin rất vui là chỉ số sản xuất Nikkei của nước ta đạt 54,6, cao hơn so với bình quân của ASEAN là 50,9.
Một điểm nổi bật nữa là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Theo công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có 51 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành từ khá trở lên.
Tìm giải pháp tăng GDP
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng khẳng định, nền kinh tế vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế, trong đó đáng lo là tăng trưởng GDP quý 1 chỉ mới đạt 5,1% - theo đánh giá của Chính phủ là khá thấp.
Đáng chú ý, trong khi nông nghiệp, dịch vụ tăng khá thì khu vực công nghiệp, xây dựng tăng thấp.
Cho rằng một nguyên nhân chính là do khai thác dầu, công nghiệp chế tạo, do nhiều hoàn cảnh khác nhau, chưa đạt kế hoạch đề ra, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thảo luận để tìm ra biện pháp cụ thể trong từng ngành hàng, từng lĩnh vực, để có đối sách, phản ứng chính sách tốt hơn, khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng chậm trong quý 1.
Ở lĩnh vực xuất khẩu, nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,7%. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, quý 1 chỉ đạt 12,4% dự toán (cùng kỳ 2016 là 16%). Trong khi đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ tương đương 32% GDP, “như vậy mục tiêu huy động vốn xã hội của chúng ta đặt ra rất quyết liệt nhưng trong quý 1 cũng chưa cao, cần tìm ra nguyên nhân này”, Thủ tướng nói.
Hạn chế tiếp theo là cổ phần hóa doanh nghiệp chậm, chưa có doanh nghiệp lớn bán vốn, thoái vốn, cổ phần hóa đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông, cháy nổ, phá rừng và một số mặt nổi cộm của xã hội cần quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
Đề cập tình hình thế giới với một số chuyển biến tốt như một số nước có tăng trưởng nhưng Thủ tướng cũng cho rằng còn tiềm ẩn khó định, ảnh hưởng lớn đến Việt Nam và nêu ví dụ như chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ từ khi Donald Trump làm Tổng thống, có thể tác động đến xuất khẩu của nước ta. Dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp cũng như có thể bị tác động. Sức ép tăng lạm phát, tỷ giá gia tăng.
“Trong bối cảnh đó, chúng ta đặt vấn đề phải tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, thì mới bảo đảm các cân đối vĩ mô như ngân sách Nhà nước, nợ công, đầu tư, xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống của người dân”, Thủ tướng nói.
Để khắc phục, theo Thủ tướng phải có giải pháp căn cơ, cụ thể hơn. Phải theo dõi tình hình để phản ứng chính sách chặt chẽ, linh hoạt, chủ động hơn, đặc biệt là làm sao đẩy mạnh đầu tư xã hội.
Thủ tướng đặt vấn đề: “Có thể tăng vốn đầu tư xã hội thêm 3%, lên 35% GDP được không? Làm sao để nước ngoài không thôn tính các ngành quan trọng của Việt Nam? Làm sao phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường đạt kết quả tốt nhất? Làm sao công nghiệp khai thác được đẩy mạnh, cơ chế nào?”.