CPI tăng gần 1% trong quý 1
Năm 2017, Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát ở mức 4%
Sáng 29/3, Tổng cục Thống kê đã họp báo công bố tình hình kinh tế xã hội quý 1/2017. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2017 tăng 0,21% so với tháng trước, trong đó 8/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng.
Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 7,51% do trong tháng có 13 tỉnh thành phố thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế làm tăng CPI 0,38%.
Nhóm giáo dục tăng 0,75% thực hiện lộ trình tăng học phí. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,5%.
Nhóm giao thông tăng 0,39% chủ yếu do ảnh hưởng của lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngày 18/2. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%. Nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,04%. Bưu chính, viễn thông tăng 0,03%.
Các nhóm hàng hoá, dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm như hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,87% và nhóm may mặc, giày dép giảm 0,12%, nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,02%.
CPI bình quân quý 1 năm nay tăng 4,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. Tính đến tháng 3/2017, CPI tăng 0,9% so với tháng 12/2016 và tăng 4,65% so với cùng kỳ.
“CPI so với cùng kỳ đang giảm dần, tuy nhiên để kiểm soát CPI dưới 4% như chỉ tiêu Chính phủ đã đề ra cho cả năm 2017 thì các Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần phải theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là các mặt hàng thiết yếu như gạo, xăng dầu, sắt thép và phân bón để cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá mặt hàng do nhà nước quản lý”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nói trong trường hợp tăng giá thì cần tách ra các đợt và điều chỉnh trùng hoặc sau các tháng của năm trước đã điều chỉnh để số liệu thống kê không tăng cao. Nên các tỉnh tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng để hạn chế lạm phát kỳ vọng.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, CPI tăng trong quý 1 năm nay chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư số 37, thực hiện lộ trình tăng học phí của Nghị định 86, mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng 180.000 - 250.000 đồng so với năm 2016.
Ngoài ra, theo ông Lâm, CPI tăng còn do nhu cầu mua sắm Tết Đinh Dậu tăng cao, giá nhiên liệu, gas, ăn uống, dịch vụ, sắt thép…tăng cao. Dù vậy, nhờ chính sách kiềm chế lạm phát, điều hành tiền tệ ổn định đã kiềm chế CPI tăng cao.
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 3/2017 không đổi so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản bình quân 3 tháng đầu năm 2017 tăng 1,66% so với bình quân cùng kỳ.
Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 7,51% do trong tháng có 13 tỉnh thành phố thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế làm tăng CPI 0,38%.
Nhóm giáo dục tăng 0,75% thực hiện lộ trình tăng học phí. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,5%.
Nhóm giao thông tăng 0,39% chủ yếu do ảnh hưởng của lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngày 18/2. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%. Nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,04%. Bưu chính, viễn thông tăng 0,03%.
Các nhóm hàng hoá, dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm như hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,87% và nhóm may mặc, giày dép giảm 0,12%, nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,02%.
CPI bình quân quý 1 năm nay tăng 4,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. Tính đến tháng 3/2017, CPI tăng 0,9% so với tháng 12/2016 và tăng 4,65% so với cùng kỳ.
“CPI so với cùng kỳ đang giảm dần, tuy nhiên để kiểm soát CPI dưới 4% như chỉ tiêu Chính phủ đã đề ra cho cả năm 2017 thì các Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần phải theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là các mặt hàng thiết yếu như gạo, xăng dầu, sắt thép và phân bón để cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá mặt hàng do nhà nước quản lý”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nói trong trường hợp tăng giá thì cần tách ra các đợt và điều chỉnh trùng hoặc sau các tháng của năm trước đã điều chỉnh để số liệu thống kê không tăng cao. Nên các tỉnh tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng để hạn chế lạm phát kỳ vọng.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, CPI tăng trong quý 1 năm nay chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư số 37, thực hiện lộ trình tăng học phí của Nghị định 86, mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng 180.000 - 250.000 đồng so với năm 2016.
Ngoài ra, theo ông Lâm, CPI tăng còn do nhu cầu mua sắm Tết Đinh Dậu tăng cao, giá nhiên liệu, gas, ăn uống, dịch vụ, sắt thép…tăng cao. Dù vậy, nhờ chính sách kiềm chế lạm phát, điều hành tiền tệ ổn định đã kiềm chế CPI tăng cao.
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 3/2017 không đổi so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản bình quân 3 tháng đầu năm 2017 tăng 1,66% so với bình quân cùng kỳ.