Thuế đầu tư chứng khoán: Có nên tận thu?
“Sao thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán lại bằng thuế thu nhập của quán karaoke?”
“Sáng dậy thấy đau đầu vì giá cổ phiếu rớt cả tháng nay. Lại nghe dân tình nháo nhác khi nghe tin rằng, thuế đánh vào lợi nhuận chứng khoán lên đến 25% mặc dù không ít lời cảnh báo rằng, sưu cao thuế nặng có thể làm tổn thương thị trường chứng khoán non trẻ”, nhà đầu tư tên Hải tại sàn chứng khoán Bảo Việt, Tp.HCM than thở.
Từng nếm men say của những ngày đầu thành lập thị trường, trở về tay trắng trong 3 năm cay đắng của dân chứng khoán và mới vừa gượng dậy làm lại từ đầu được 2 năm nay, phần thưởng của thị trường chứng khoán dành cho những nhà đầu tư tiên phong (có thể xem là thành đạt) như Hải cũng không phải là quá lớn lao và dễ dàng như báo chí thường mô tả.
Ngẫm lại sẽ thấy, hàng ngàn nhà đầu tư cùng thời với Hải đã phá sản ngay từ chặng xuất phát của thị trường chứng khoán Việt Nam, cụt hết vốn liếng. Ngay cả những người đang hái được quả ngọt như Hải, cũng phải chuẩn bị cho những ngày khó khăn hôm nay và câu chuyện phá sản có thể lặp lại trong tương lai. “Cứ cho là tôi phải nộp thuế lợi nhuận từ chứng khoán. Vậy ai sẽ lo cho con cái tôi khi tôi phá sản?”, Hải tỏ ra băn khoăn khi ký lệnh bán tiếp để tiếp tục cắt lỗ.
“Tôi sẽ là người đầu tiên bán hết cổ phiếu”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc một công ty lớn khẳng định khi báo giới đặt câu hỏi về thuế lợi nhuận đánh vào chứng khoán. Theo ông thì để thành công trong kinh doanh, kể cả chứng khoán, phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cái giá có thể mất tất cả. Thật không thể hiểu nổi tại sao người ta lại nghĩ rằng, thành công trên thị trường chứng khoán là vận may dễ dàng, nên phải tận thu và đánh thuế thật cao. “Sao thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán lại bằng thuế thu nhập của quán karaoke?”, ông này đặt câu hỏi.
Bàn đến đây người viết bài này nhớ lại câu chuyện về thuế thu nhập đánh vào dân chứng khoán đã manh nha từ những ngày u ám của thị trường chứng khoán cách đây 3 - 4 năm, cái thời mà ngành thuế được tuyên dương nhiều lần trên báo Tuổi trẻ cười nhờ ý tưởng đánh thuế thu nhập đối với đội ngũ xe ôm và bán vé số dạo. Xưa hơn, nhiều ý kiến trong ngành thuế từng muốn thu thuế nông nghiệp, nhưng rồi có nhiều ý kiến lại trăn trở liệu khoản thuế thu được có đủ để nuôi bộ máy thu thuế hay không?
Thật may là cuối cùng những đối tượng như xe ôm, vé số và nông dân vẫn được hưởng chính sách chăm lo cho người nghèo của nước ta. Rồi có ngày các đối tượng này khá giả lên và mua chứng khoán, nghĩa vụ thuế tất nhiên là quyền lợi đóng góp cho đất nước. Câu hỏi là khi nào thì thu thuế chứng khoán và nên thu ở mức nào?
Ông Dominic Scriven, người điều hành một trong những quỹ đầu tư chứng khoán sớm nhất và thành công nhất tại Việt Nam, Dragon Capital, cho rằng, thu nhập từ chứng khoán nếu tính vào thu nhập chịu thuế khi áp dụng chính sách thuế thu nhập là không có gì bất hợp lý. Vấn đề là chính sách thuế nên khuyến khích các hoạt động tích cực trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, chính sách thuế cần xét đến mục tiêu lớn là cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa và khuyến khích người dân tích cực tham gia đầu tư phát triển đất nước thông qua thị trường chứng khoán.
“Nếu vì thu được thêm tiền thuế mà phải đánh đổi bằng sự phát triển trong giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán thì cái giá mà chúng ta sẽ phải trả trong tương lai sẽ rất đắt”, Giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần trăn trở.
Chuyện thuế suất quá cao cũng là chuyện đáng phải âu lo khi mà văn hóa xe máy và nền kinh tế vỉa hè đang là nỗi lo của mỗi người dân Việt Nam. Với những đất nước đang phát triển như Việt Nam, khối kinh tế ngầm (không thể tính thuế, không tính vào GDP...) luôn là một thực tế được nhìn nhận như là dấu hiệu của tình trạnh kinh tế chưa phát triển.
Do đó, chính sách của các Chính phủ thường khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư bằng con đường chính thức, qua việc lập doanh nghiệp hay tham gia thị trường chứng khoán. Khuyến khích ở đây bằng cách tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển và thu thuế ở mức dễ thở. Có thể nhìn thấy ngay một thực tế là mặt bằng thu nhập hiện nay của đại đa số những người trẻ có học thức và được gọi là thành đạt vẫn chưa cao và tích lũy là còn lâu mới giàu bằng giới trí thức ở các nước trong khu vực. Nếu họ đã chịu thuế thu nhập khi nhận lương mà khoản tích lũy để đầu tư cổ phiếu cũng bị đánh thuế 25% thì có lẽ chỉ khuyến khích họ tiêu xài cho… sành điệu.
Với tầng lớp triệu phú USD trên thị trường chứng khoán thì việc thu thuế là nên làm. Họ rất đáng đóng góp nhiều hơn cho phần còn lại của xã hội. Điều mà người viết bài này băn khoăn là thành phần này có bao nhiêu người? Vào những năm 2001, lượng người tham gia thị trường chứng khoán ước khoảng hơn 1.000 người và đa số những người này đã mất tất cả khi thị trường trì trệ từ giữa năm 2001 đến hết năm 2004. Trong 2 năm gần đây, số lượng người đến với thị trường chứng khoán tăng nhanh, tưởng chừng rất đông nhưng cũng không quá 250.000 người, tức là khoảng 0,3% dân số Việt Nam.
Thống kê như thế cho nhiều, chứ thực ra số người thường xuyên giao dịch trong 1 năm không đến 20.000 người và số người kiếm được triệu USD từ chứng khoán chỉ không quá 1.000 người. Có thể 1.000 triệu phú này sẽ đóng góp nhiều cho đất nước, nhưng mục tiêu của chúng ta không chỉ dừng lại ở con số 1.000 triệu phú cũng như 0,3% dân số tham gia mở tài khoản giao dịch, mà ít ra là phải khuyến khích 5 - 10% dân số bỏ vốn vào kênh đầu tư này.
Giả sử rằng, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục là nơi hái ra tiền trong 5 năm nữa và số tài khoản được mở có thể lên đến 10 triệu tài khoản. Khi đó, thị trường chứng khoán chắc sẽ đủ giàu có để xem thuế là chuyện vặt. Vào lúc này, việc nuôi dưỡng nguồn thu vẫn nên được đặt ra hàng đầu, chứ không phải tận thu ngay từ đồng lãi đầu tiên.
Từng nếm men say của những ngày đầu thành lập thị trường, trở về tay trắng trong 3 năm cay đắng của dân chứng khoán và mới vừa gượng dậy làm lại từ đầu được 2 năm nay, phần thưởng của thị trường chứng khoán dành cho những nhà đầu tư tiên phong (có thể xem là thành đạt) như Hải cũng không phải là quá lớn lao và dễ dàng như báo chí thường mô tả.
Ngẫm lại sẽ thấy, hàng ngàn nhà đầu tư cùng thời với Hải đã phá sản ngay từ chặng xuất phát của thị trường chứng khoán Việt Nam, cụt hết vốn liếng. Ngay cả những người đang hái được quả ngọt như Hải, cũng phải chuẩn bị cho những ngày khó khăn hôm nay và câu chuyện phá sản có thể lặp lại trong tương lai. “Cứ cho là tôi phải nộp thuế lợi nhuận từ chứng khoán. Vậy ai sẽ lo cho con cái tôi khi tôi phá sản?”, Hải tỏ ra băn khoăn khi ký lệnh bán tiếp để tiếp tục cắt lỗ.
“Tôi sẽ là người đầu tiên bán hết cổ phiếu”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc một công ty lớn khẳng định khi báo giới đặt câu hỏi về thuế lợi nhuận đánh vào chứng khoán. Theo ông thì để thành công trong kinh doanh, kể cả chứng khoán, phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cái giá có thể mất tất cả. Thật không thể hiểu nổi tại sao người ta lại nghĩ rằng, thành công trên thị trường chứng khoán là vận may dễ dàng, nên phải tận thu và đánh thuế thật cao. “Sao thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán lại bằng thuế thu nhập của quán karaoke?”, ông này đặt câu hỏi.
Bàn đến đây người viết bài này nhớ lại câu chuyện về thuế thu nhập đánh vào dân chứng khoán đã manh nha từ những ngày u ám của thị trường chứng khoán cách đây 3 - 4 năm, cái thời mà ngành thuế được tuyên dương nhiều lần trên báo Tuổi trẻ cười nhờ ý tưởng đánh thuế thu nhập đối với đội ngũ xe ôm và bán vé số dạo. Xưa hơn, nhiều ý kiến trong ngành thuế từng muốn thu thuế nông nghiệp, nhưng rồi có nhiều ý kiến lại trăn trở liệu khoản thuế thu được có đủ để nuôi bộ máy thu thuế hay không?
Thật may là cuối cùng những đối tượng như xe ôm, vé số và nông dân vẫn được hưởng chính sách chăm lo cho người nghèo của nước ta. Rồi có ngày các đối tượng này khá giả lên và mua chứng khoán, nghĩa vụ thuế tất nhiên là quyền lợi đóng góp cho đất nước. Câu hỏi là khi nào thì thu thuế chứng khoán và nên thu ở mức nào?
Ông Dominic Scriven, người điều hành một trong những quỹ đầu tư chứng khoán sớm nhất và thành công nhất tại Việt Nam, Dragon Capital, cho rằng, thu nhập từ chứng khoán nếu tính vào thu nhập chịu thuế khi áp dụng chính sách thuế thu nhập là không có gì bất hợp lý. Vấn đề là chính sách thuế nên khuyến khích các hoạt động tích cực trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, chính sách thuế cần xét đến mục tiêu lớn là cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa và khuyến khích người dân tích cực tham gia đầu tư phát triển đất nước thông qua thị trường chứng khoán.
“Nếu vì thu được thêm tiền thuế mà phải đánh đổi bằng sự phát triển trong giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán thì cái giá mà chúng ta sẽ phải trả trong tương lai sẽ rất đắt”, Giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần trăn trở.
Chuyện thuế suất quá cao cũng là chuyện đáng phải âu lo khi mà văn hóa xe máy và nền kinh tế vỉa hè đang là nỗi lo của mỗi người dân Việt Nam. Với những đất nước đang phát triển như Việt Nam, khối kinh tế ngầm (không thể tính thuế, không tính vào GDP...) luôn là một thực tế được nhìn nhận như là dấu hiệu của tình trạnh kinh tế chưa phát triển.
Do đó, chính sách của các Chính phủ thường khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư bằng con đường chính thức, qua việc lập doanh nghiệp hay tham gia thị trường chứng khoán. Khuyến khích ở đây bằng cách tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển và thu thuế ở mức dễ thở. Có thể nhìn thấy ngay một thực tế là mặt bằng thu nhập hiện nay của đại đa số những người trẻ có học thức và được gọi là thành đạt vẫn chưa cao và tích lũy là còn lâu mới giàu bằng giới trí thức ở các nước trong khu vực. Nếu họ đã chịu thuế thu nhập khi nhận lương mà khoản tích lũy để đầu tư cổ phiếu cũng bị đánh thuế 25% thì có lẽ chỉ khuyến khích họ tiêu xài cho… sành điệu.
Với tầng lớp triệu phú USD trên thị trường chứng khoán thì việc thu thuế là nên làm. Họ rất đáng đóng góp nhiều hơn cho phần còn lại của xã hội. Điều mà người viết bài này băn khoăn là thành phần này có bao nhiêu người? Vào những năm 2001, lượng người tham gia thị trường chứng khoán ước khoảng hơn 1.000 người và đa số những người này đã mất tất cả khi thị trường trì trệ từ giữa năm 2001 đến hết năm 2004. Trong 2 năm gần đây, số lượng người đến với thị trường chứng khoán tăng nhanh, tưởng chừng rất đông nhưng cũng không quá 250.000 người, tức là khoảng 0,3% dân số Việt Nam.
Thống kê như thế cho nhiều, chứ thực ra số người thường xuyên giao dịch trong 1 năm không đến 20.000 người và số người kiếm được triệu USD từ chứng khoán chỉ không quá 1.000 người. Có thể 1.000 triệu phú này sẽ đóng góp nhiều cho đất nước, nhưng mục tiêu của chúng ta không chỉ dừng lại ở con số 1.000 triệu phú cũng như 0,3% dân số tham gia mở tài khoản giao dịch, mà ít ra là phải khuyến khích 5 - 10% dân số bỏ vốn vào kênh đầu tư này.
Giả sử rằng, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục là nơi hái ra tiền trong 5 năm nữa và số tài khoản được mở có thể lên đến 10 triệu tài khoản. Khi đó, thị trường chứng khoán chắc sẽ đủ giàu có để xem thuế là chuyện vặt. Vào lúc này, việc nuôi dưỡng nguồn thu vẫn nên được đặt ra hàng đầu, chứ không phải tận thu ngay từ đồng lãi đầu tiên.