Thuế nhà, đất: Khó khả thi?
Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế nhà, đất, chiều 21/11
Chiều 21/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế nhà, đất.
Phân tích từ quan điểm xây dựng đến nội dung cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng tính khả thi của luật chưa cao. Vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra là với mặt bằng thu nhập như hiện nay thì đã nên đánh thuế nhà hay chưa.
Giữ quan điểm như khi thảo luận tại tổ, nhiều ý kiến cho rằng chưa nên đưa nhà ở vào diện đối tượng phải chịu thuế. Vì, nhà là tài sản gắn liền với công sức, sự tích lũy lâu dài của người dân. Trước khi có được số tiền xây dựng nhà, người dân đã phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Trong quá trình xây dựng nhà, người dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế khi mua nguyên vật liệu xây dựng, thi công xây dựng… Việc đánh thuế nhà sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng lên thuế.
Nhấn mạnh là “thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM” phát biểu, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng với thu nhập như hiện nay thì nên đặt vấn đề mỗi người dân có một căn nhà yên ổn. "10 năm nữa cũng chưa nên tính thuế này", ông Lịch nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng cho rằng phần đông người dân còn có thu nhập thấp, nếu áp dụng sắc thuế này sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người dân, dễ dẫn đến việc phát sinh tâm lý không đồng thuận trong xã hội.
Nhiều đại biểu cũng cho rằng, nếu áp mức thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần tính theo năm đối với nhà ở từ 500 triệu trở lên, sẽ không khuyến khích người dân xây dựng khang trang…
Theo đại biểu Tống Văn Thóong, quy định này rườm rà, mất nhiều người, nhiều thời gian và phải có chuyên môn cao, dễ xuất hiện tiêu cực nảy sinh xin cho…
Một số ý kiến đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tính khả thi của căn cứ tính thuế. Theo dự luật, căn cứ tính thuế là diện tích nhà, đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; đối với nhà, đất không có giấy chứng nhận thì là diện tích thực tế đang sử dụng. Đối với người có nhiều đất thì căn cứ vào diện tích đất vượt hạn mức để áp dụng thuế suất lũy tiến (mỗi mức cao hơn 0,03%).
Theo phân tích của một số đại biểu, quy định này có tính khả thi không cao vì: tiến trình cấp giấy chứng nhận hiện rất chậm; nhiều nhà, đất chưa được cấp giấy giấy chứng nhận. Đối với nhà, đất không có giấy chứng nhận thì việc xác định diện tích sử dụng thực tế là rất phức tạp, khó khăn và tốn kém. Nếu chỉ dựa vào số liệu tự kê khai thì phần lớn là không chính xác, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; còn nếu Nhà nước tiến hành đo đạc, xác minh thì sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian do không đủ nguồn nhân lực để thực hiện.
Đại biểu Nguyễn Thị Mỹ Hương cho rằng không nên đưa ra mục tiêu tăng cường khả năng quản lý Nhà nước về nhà, đất. Bởi cách đặt vấn đề như vậy là đi ngược lại với logic quản lý. Về nguyên tắc, khi nào quản lý được thì mới ban hành chính sách, chứ không phải ban hành chính sách để tăng cường khả năng quản lý.
Phân tích từ quan điểm xây dựng đến nội dung cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng tính khả thi của luật chưa cao. Vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra là với mặt bằng thu nhập như hiện nay thì đã nên đánh thuế nhà hay chưa.
Giữ quan điểm như khi thảo luận tại tổ, nhiều ý kiến cho rằng chưa nên đưa nhà ở vào diện đối tượng phải chịu thuế. Vì, nhà là tài sản gắn liền với công sức, sự tích lũy lâu dài của người dân. Trước khi có được số tiền xây dựng nhà, người dân đã phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Trong quá trình xây dựng nhà, người dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế khi mua nguyên vật liệu xây dựng, thi công xây dựng… Việc đánh thuế nhà sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng lên thuế.
Nhấn mạnh là “thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM” phát biểu, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng với thu nhập như hiện nay thì nên đặt vấn đề mỗi người dân có một căn nhà yên ổn. "10 năm nữa cũng chưa nên tính thuế này", ông Lịch nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng cho rằng phần đông người dân còn có thu nhập thấp, nếu áp dụng sắc thuế này sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người dân, dễ dẫn đến việc phát sinh tâm lý không đồng thuận trong xã hội.
Nhiều đại biểu cũng cho rằng, nếu áp mức thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần tính theo năm đối với nhà ở từ 500 triệu trở lên, sẽ không khuyến khích người dân xây dựng khang trang…
Theo đại biểu Tống Văn Thóong, quy định này rườm rà, mất nhiều người, nhiều thời gian và phải có chuyên môn cao, dễ xuất hiện tiêu cực nảy sinh xin cho…
Một số ý kiến đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tính khả thi của căn cứ tính thuế. Theo dự luật, căn cứ tính thuế là diện tích nhà, đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; đối với nhà, đất không có giấy chứng nhận thì là diện tích thực tế đang sử dụng. Đối với người có nhiều đất thì căn cứ vào diện tích đất vượt hạn mức để áp dụng thuế suất lũy tiến (mỗi mức cao hơn 0,03%).
Theo phân tích của một số đại biểu, quy định này có tính khả thi không cao vì: tiến trình cấp giấy chứng nhận hiện rất chậm; nhiều nhà, đất chưa được cấp giấy giấy chứng nhận. Đối với nhà, đất không có giấy chứng nhận thì việc xác định diện tích sử dụng thực tế là rất phức tạp, khó khăn và tốn kém. Nếu chỉ dựa vào số liệu tự kê khai thì phần lớn là không chính xác, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; còn nếu Nhà nước tiến hành đo đạc, xác minh thì sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian do không đủ nguồn nhân lực để thực hiện.
Đại biểu Nguyễn Thị Mỹ Hương cho rằng không nên đưa ra mục tiêu tăng cường khả năng quản lý Nhà nước về nhà, đất. Bởi cách đặt vấn đề như vậy là đi ngược lại với logic quản lý. Về nguyên tắc, khi nào quản lý được thì mới ban hành chính sách, chứ không phải ban hành chính sách để tăng cường khả năng quản lý.