Thủy Trầm - mùa chép đỏ lặng lẽ
Giờ này mọi năm, khắp các cánh đồng làng Thủy Trầm, từng ô nuôi cá chép đỏ san sát nhau đang tấp nập người mua người bán. Được hỏi về nguồn gốc của giống cá này, ông Bùi Đình Chữ - Trưởng Làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm kể: Vào những năm 60 của thế kỷ XX, người dân xã Tuy Lộc ra sông Hồng chọn các giống cá tự nhiên như cá trôi, trắm, măng, nhồng, chép, mè... về thả vào ao ương nuôi. Khi cá trong ao lớn lên thấy có lẫn loài cá lạ, tuy thuộc giống cá chép nhưng toàn thân có màu đỏ đẹp, người dân giữ lại nuôi làm cảnh. Sau đó, người dân trong vùng thấy cá chép đỏ đẹp nên dùng để thay cá chép ta cúng ông Công ông Táo dịp Tết 23 tháng Chạp. Nghề nuôi cá chép đỏ dần nổi tiếng từ đó.
Nghề nuôi cá chép đỏ trước kia chỉ tập trung ở làng Thủy Trầm nhưng nay đã nhân rộng ra nhiều nơi trong xã. Nghề này cũng không quá vất vả bởi cá chép đỏ ăn đúng giờ, dễ nuôi và dễ nhân giống. Qua nhiều năm, người dân đã dần tích lũy được kinh nghiệm chăm sóc để đảm bảo cá có màu sắc bắt mắt, hình dáng ưa nhìn và kích thước hợp lý để cung cấp cho thị trường.Được biết, người dân chỉ thả cá chép từ tháng 6 hằng năm để phục vụ Tết ông Công ông Táo. Thời gian còn lại vẫn nuôi các loại cá thương phẩm khác. Hiện nay, toàn xã Tuy Lộc có khoảng 250 hộ nuôi cá chép đỏ; sử dụng trên 1.000 lao động tại chỗ và cung cấp ra thị trường khoảng gần 50 tấn cá mỗi năm. Thu nhập bình quân của những hộ nuôi cá trong làng cũng khoảng vài chục triệu đồng/năm.Nhờ cá chép đỏ, làng Thủy Trầm đã nổi tiếng xa gần. Những ngày tháng Chạp, từng đoàn xe từ khắp các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội, Thái Nguyên... đổ về đây để thu mua cá. Có mặt tại chợ cá giữa làng Thủy Trầm, anh Trịnh Văn Quyết ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "3 năm nay, năm nào tôi cũng về đây thu mua khoảng 5 đến 6 tấn cá để về cung cấp cho bà con nhân dân trong huyện. Cá chép Thủy Trầm đẹp mắt, khỏe mạnh, có thể vận chuyển được đường dài và được rất nhiều người ưa thích".
Nghề nuôi cá chép đỏ trước kia chỉ tập trung ở làng Thủy Trầm nhưng nay đã nhân rộng ra nhiều nơi trong xã. Nghề này cũng không quá vất vả bởi cá chép đỏ ăn đúng giờ, dễ nuôi và dễ nhân giống. Qua nhiều năm, người dân đã dần tích lũy được kinh nghiệm chăm sóc để đảm bảo cá có màu sắc bắt mắt, hình dáng ưa nhìn và kích thước hợp lý để cung cấp cho thị trường.Được biết, người dân chỉ thả cá chép từ tháng 6 hằng năm để phục vụ Tết ông Công ông Táo. Thời gian còn lại vẫn nuôi các loại cá thương phẩm khác. Hiện nay, toàn xã Tuy Lộc có khoảng 250 hộ nuôi cá chép đỏ; sử dụng trên 1.000 lao động tại chỗ và cung cấp ra thị trường khoảng gần 50 tấn cá mỗi năm. Thu nhập bình quân của những hộ nuôi cá trong làng cũng khoảng vài chục triệu đồng/năm.Nhờ cá chép đỏ, làng Thủy Trầm đã nổi tiếng xa gần. Những ngày tháng Chạp, từng đoàn xe từ khắp các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội, Thái Nguyên... đổ về đây để thu mua cá. Có mặt tại chợ cá giữa làng Thủy Trầm, anh Trịnh Văn Quyết ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "3 năm nay, năm nào tôi cũng về đây thu mua khoảng 5 đến 6 tấn cá để về cung cấp cho bà con nhân dân trong huyện. Cá chép Thủy Trầm đẹp mắt, khỏe mạnh, có thể vận chuyển được đường dài và được rất nhiều người ưa thích".
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động kinh doanh cá của các hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều bể cá dù đã được đặt trước, nhưng thương lái vẫn không thể đến lấy hàng, vì lo sợ rủi ro dịch bệnh. Gia đình ông Nguyễn Huy Luận ở làng cá Thủy Trầm cho biết, mỗi năm, gia đình ông nuôi 1,5 tấn cá, nhưng năm nay bị lũ lụt, giảm chỉ còn 500 kg cá thương phẩm. Mặc dù vậy, ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã khiến tỷ lệ thương lái từ Hà Nội về mua giảm mạnh, chỉ còn khoảng 20% so với trước, nên việc kinh doanh vẫn lao đao.Anh Trần Văn Chí ở Khu 3 làng Thủy Trầm chia sẻ: "Bể cá của gia đình đang có 3 tấn cá, trị giá khoảng 300 triệu đồng và đã được khách hàng Hà Nội đặt hết, nhưng hiện vẫn chưa lấy. Khả năng bị lỗ vốn nặng...".
Trong khi đó, tại chợ cá Sở Thượng (Yên Sở, Hà Nội) - chợ cá lớn nhất thủ đô, giá cá chép đỏ tăng cao hơn mọi năm. Ngày hôm qua (21 tháng Chạp), cá chép được bán với giá bán buôn là 130.000đ/1kg, bán lẻ là 150.000đ/1kg. Tuy nhiên đến sáng nay, giá cá chép đã tăng gấp đôi khi được các tiểu thương bán với giá từ 280.000 – 300.000 đồng/kg. Trung bình cá chép cúng ông Công, ông Táo sẽ bán với giá 30.000 - 50.000 đồng/3 con.Ông Mao Văn Chín (52 tuổi, Sở Thượng) cho biết, giá cá chép năm nay có thể nói tăng và cao kỷ lục. "Giá tăng là do khan hiếm hàng nên đội giá lên cao. Bên cạnh đó, năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều gia đình đã thu hẹp diện tích nuôi. Năm nay sát đến ngày tiêu thụ thì dịch bệnh tái bùng phát nên thương lái thu mua cũng giảmlượng cá từ các nơi đổ về chợ tương đối ít, nên khá hiếm hàng," ông Chín cho biết.Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, năm nay nguồn cung cá chép bị hạn chế nên chỉ bán được khoảng từ 2 đến 3 tấn ra thị trường, thấp hơn khoảng môt nửa so với năm ngoái.