Tiền của Nga rục rịch chạy sang châu Á
Các công ty Nga đang muốn bảo vệ dự trữ tiền mặt trước nguy cơ phương Tây tung những đòn trừng phạt quyết liệt hơn
Các công ty lớn của Nga đang chuyển một phần tiền mặt dự trữ của họ sang các ngân hàng của châu Á do lo ngại các lệnh trừng phạt mới nhất từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) rốt cục có thể đóng hoàn toàn cánh cửa thị trường vốn USD.
Tờ Financial Times cho hay, Megafon, nhà mạng di động lớn thứ nhì của Nga, ngày 31/7, cho biết đã chuyển 40% dự trữ tiền mặt sang đồng Đôla Hồng Kông gửi tại ngân hàng Trung Quốc. 60% dự trữ tiền mặt còn lại của nhà mạng này được giữ bằng đồng Rúp Nga.
Nguồn tin thân cận với hãng Norilsk Nickel và tập đoàn sản xuất khí đốt lớn thứ nhì của Nga là Novatek thì nói rằng, hai công ty này cũng đã bắt đầu chuyển một phần dự trữ tiền mặt từ đồng USD sang các đồng tiền khác.
“Chúng tôi đang nhận được nhiều đề nghị của khách hàng nhờ giúp chuyển sang đồng Đôla Hồng Kông”, một nhà ngân hàng làm việc trong lĩnh vực tài chính thương mại và quản lý tiền mặt tại một ngân hàng lớn của phương Tây ở Moscow cho hay. “Ban đầu chủ yếu là chuyển từ USD sang Euro, giờ thì khách muốn đổi sang Đôla Hồng Kông ngày càng nhiều”.
Giới phân tích và những người làm việc trong ngành ngân hàng nói rằng, những động thái này phản ánh mối lo ngại ngày càng gia tăng của các nhà tài phiệt Nga trước các lệnh trừng phạt gia tăng của phương Tây.
“Thật ngạc nhiên khi thấy Megafon, một công ty chủ yếu hoạt động tại thị trường nội địa, lại chọn giữ một phần lớn dự trữ tiền mặt bằng đồng Đôla Hồng Kông. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã tính đến tình huống xấu nhất”, ông Charlie Robertson, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu của công ty quản lý quỹ Renaissance Captial, nhận xét. “Kịch bản xấu ‘kiểu Iran’ khó có thẻ xảy ra, nhưng người ta vẫn đang lo ngại”.
Từ thứ Sáu tuần trước, một số ngân hàng quốc doanh và ngân hàng phát triển lớn của Nga đã bị cấm bán trái phiếu mới với kỳ hạn hơn 90 ngày cho các công dân và tổ chức của châu Âu. Lệnh trừng phạt mới này của châu Âu tương tự như lệnh trừng phạt mà trước đó Mỹ đã áp dụng với Nga.
Nhà mạng Megafon nằm dưới quyền kiểm soát của ông Alisher Usmanov, người giàu nhất nước Nga và được cho là có quan hệ thân cận với điện Kremlin. Hãng Norilsk Nickel thì có hai tỷ phú Vladimir Potanin và Oleg Deripaska nắm cổ phần. Cả ba nhà tài phiệt này cũng như công ty của họ đến nay chưa “dính” đòn trừng phạt nào của phương Tây.
Hãng khí đốt Novatek cũng chưa bị EU trừng phạt, nhưng đã vấp phải những hạn chế trên thị trường vốn mà Mỹ công bố hồi tuần trước đối với các doanh nghiệp Nga. Ngoài ra, cổ đông tỷ phú Gennady Timchenko của hãng này, một nhân vật thân cận với Tổng thống Putin, là một trong những nhà tài phiệt Nga đầu tiên bị Mỹ tuyên bố cấm visa và đóng băng tài sản.
Megafon cho biết đã quyết định chuyển 40% dự trữ tiền mặt sang Đôla Hồng Kông gửi ở ngân hàng Trung Quốc với lý do đồng tiền của Hồng Kông “rất dễ chuyển đổi sang đồng USD ngay cả khi thị trường có bất ổn” và vì việc có sẵn Đôla Hồng Kông tại một ngân hàng Trung Quốc sẽ giúp họ thanh toán dễ dàng hơn với đối Tác Huawei - nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc đã giành hợp đồng lớn với Megafon hồi tháng trước.
Giới doanh nghiệp và ngân hàng Nga nói, các ngân hàng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ mối lo ngại gia tăng về việc các giao dịch bằng đồng USD có thể sẽ bị cấm hoàn toàn đối với Nga.
Hai vị quan chức ngân hàng Nga tiết lộ, một số công ty Nga đang muốn bảo vệ dự trữ tiền mặt của họ trước nguy cơ phương Tây tung những đòn trừng phạt quyết liệt hơn bằng cách thiết lập những cấu trúc mà ở đó, họ có thể giao dịch bằng đồng USD giữa các tài khoản khác nhau trong cùng một ngân hàng. Các nhà ngân hàng phương Tây nói, định chế của họ từ chối những đề nghị như vậy từ phía khách hàng, nhưng không loại trừ khả năng các ngân hàng Trung Quốc sẽ chấp nhận đề nghị như vậy.
Mối lo của doanh nghiệp Nga đang đẩy mạnh xu hướng chuyển sang các đồng tiền châu Á và gửi tiền vào các ngân hàng ở châu Á. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở “thiên đường thuế” Cyprus, nơi tập trung một phần lớn trong tài sản của Nga ở nước ngoài, nhiều khối tài sản Nga bắt đầu rục rịch chuyển sang Hồng Kông và Singapore. Việc Chính phủ Nga dự định quản lý chặt hơn các luồng tiền của cá nhân và doanh nghiệp Nga ở nước ngoài và chống trốn thuế cũng có hiệu ứng tương tự.
Tờ Financial Times cho hay, Megafon, nhà mạng di động lớn thứ nhì của Nga, ngày 31/7, cho biết đã chuyển 40% dự trữ tiền mặt sang đồng Đôla Hồng Kông gửi tại ngân hàng Trung Quốc. 60% dự trữ tiền mặt còn lại của nhà mạng này được giữ bằng đồng Rúp Nga.
Nguồn tin thân cận với hãng Norilsk Nickel và tập đoàn sản xuất khí đốt lớn thứ nhì của Nga là Novatek thì nói rằng, hai công ty này cũng đã bắt đầu chuyển một phần dự trữ tiền mặt từ đồng USD sang các đồng tiền khác.
“Chúng tôi đang nhận được nhiều đề nghị của khách hàng nhờ giúp chuyển sang đồng Đôla Hồng Kông”, một nhà ngân hàng làm việc trong lĩnh vực tài chính thương mại và quản lý tiền mặt tại một ngân hàng lớn của phương Tây ở Moscow cho hay. “Ban đầu chủ yếu là chuyển từ USD sang Euro, giờ thì khách muốn đổi sang Đôla Hồng Kông ngày càng nhiều”.
Giới phân tích và những người làm việc trong ngành ngân hàng nói rằng, những động thái này phản ánh mối lo ngại ngày càng gia tăng của các nhà tài phiệt Nga trước các lệnh trừng phạt gia tăng của phương Tây.
“Thật ngạc nhiên khi thấy Megafon, một công ty chủ yếu hoạt động tại thị trường nội địa, lại chọn giữ một phần lớn dự trữ tiền mặt bằng đồng Đôla Hồng Kông. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã tính đến tình huống xấu nhất”, ông Charlie Robertson, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu của công ty quản lý quỹ Renaissance Captial, nhận xét. “Kịch bản xấu ‘kiểu Iran’ khó có thẻ xảy ra, nhưng người ta vẫn đang lo ngại”.
Từ thứ Sáu tuần trước, một số ngân hàng quốc doanh và ngân hàng phát triển lớn của Nga đã bị cấm bán trái phiếu mới với kỳ hạn hơn 90 ngày cho các công dân và tổ chức của châu Âu. Lệnh trừng phạt mới này của châu Âu tương tự như lệnh trừng phạt mà trước đó Mỹ đã áp dụng với Nga.
Nhà mạng Megafon nằm dưới quyền kiểm soát của ông Alisher Usmanov, người giàu nhất nước Nga và được cho là có quan hệ thân cận với điện Kremlin. Hãng Norilsk Nickel thì có hai tỷ phú Vladimir Potanin và Oleg Deripaska nắm cổ phần. Cả ba nhà tài phiệt này cũng như công ty của họ đến nay chưa “dính” đòn trừng phạt nào của phương Tây.
Hãng khí đốt Novatek cũng chưa bị EU trừng phạt, nhưng đã vấp phải những hạn chế trên thị trường vốn mà Mỹ công bố hồi tuần trước đối với các doanh nghiệp Nga. Ngoài ra, cổ đông tỷ phú Gennady Timchenko của hãng này, một nhân vật thân cận với Tổng thống Putin, là một trong những nhà tài phiệt Nga đầu tiên bị Mỹ tuyên bố cấm visa và đóng băng tài sản.
Megafon cho biết đã quyết định chuyển 40% dự trữ tiền mặt sang Đôla Hồng Kông gửi ở ngân hàng Trung Quốc với lý do đồng tiền của Hồng Kông “rất dễ chuyển đổi sang đồng USD ngay cả khi thị trường có bất ổn” và vì việc có sẵn Đôla Hồng Kông tại một ngân hàng Trung Quốc sẽ giúp họ thanh toán dễ dàng hơn với đối Tác Huawei - nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc đã giành hợp đồng lớn với Megafon hồi tháng trước.
Giới doanh nghiệp và ngân hàng Nga nói, các ngân hàng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ mối lo ngại gia tăng về việc các giao dịch bằng đồng USD có thể sẽ bị cấm hoàn toàn đối với Nga.
Hai vị quan chức ngân hàng Nga tiết lộ, một số công ty Nga đang muốn bảo vệ dự trữ tiền mặt của họ trước nguy cơ phương Tây tung những đòn trừng phạt quyết liệt hơn bằng cách thiết lập những cấu trúc mà ở đó, họ có thể giao dịch bằng đồng USD giữa các tài khoản khác nhau trong cùng một ngân hàng. Các nhà ngân hàng phương Tây nói, định chế của họ từ chối những đề nghị như vậy từ phía khách hàng, nhưng không loại trừ khả năng các ngân hàng Trung Quốc sẽ chấp nhận đề nghị như vậy.
Mối lo của doanh nghiệp Nga đang đẩy mạnh xu hướng chuyển sang các đồng tiền châu Á và gửi tiền vào các ngân hàng ở châu Á. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở “thiên đường thuế” Cyprus, nơi tập trung một phần lớn trong tài sản của Nga ở nước ngoài, nhiều khối tài sản Nga bắt đầu rục rịch chuyển sang Hồng Kông và Singapore. Việc Chính phủ Nga dự định quản lý chặt hơn các luồng tiền của cá nhân và doanh nghiệp Nga ở nước ngoài và chống trốn thuế cũng có hiệu ứng tương tự.