“Tiền mà cứ ngồi trong ngân hàng thì chết”
Phó chủ tịch nước: “Có dám mạnh dạn khoanh nợ, giãn nợ để giải quyết việc rót vốn tiếp không, chứ như này thì tôi thấy nguy cơ lắm”
Chính phủ đánh giá trong 4 tháng đầu năm 2013 kinh tế vĩ mô bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, song các ý kiến thảo luận tại phiên họp ngày 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tràn đầy lo lắng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, để đạt mức tăng GDP 5,5% cho năm nay là hết sức khó khăn. Với tăng trưởng tín dụng 4 tháng chỉ 1,44%, trong khi đó mức huy động là trên 5%, ông Hiển lo ngại khi dòng tiền vào nền kinh tế đang mất cân đối, hấp thụ vốn rất kém, trong khi các doanh nghiệp hoạt động dựa vào vốn ngân hàng là chủ yếu.
“Cả năm phải tăng tín dụng từ 14 đến 15% thì GDP mới tăng 5,5%, quý 1 thế này thì quý hai và ba còn khó khăn”, ông Hiển dự báo.
Theo Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, “kỳ họp tới Quốc hội không có quyết sách thì rất khó cho nhiệm vụ phát triển kinh tế những tháng cuối năm”.
Bởi huy động vốn vẫn hơn 5% mà cho vay chỉ tăng hơn 1% thì “quá là báo động rồi”. “Vốn ứ đọng như vậy là sản xuất đình đốn, doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn thì không giải quyết được vấn đề gì đâu”, bà Doan nói.
Về giải pháp, Phó chủ tịch nước cho rằng cần tập trung vào chính sách tiền tệ. “Có dám mạnh dạn khoanh nợ, giãn nợ để giải quyết việc rót vốn tiếp không, chứ như này thì tôi thấy nguy cơ lắm”, bà Doan nói.
Đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tiết kiệm chống lãng phí, đề cập đến các chương trình mục tiêu quốc gia mà cả đại biểu và cử tri đều phê là chồng chéo, lãng phí, Phó chủ tịch nước cho rằng, “Quốc hội đáng ra không nể nang gì cả, vì các bộ ai cũng muốn giữ phần một tý”.
“Ngay trong Quốc hội chúng ta cũng không dám mạnh dạn đề cập vấn đề này thì ai dám nói nữa?”, bà Doan phát biểu.
Nhìn nhận khó khăn của mức tăng GDP 5,5%, Phó chủ tịch nước nói bà hết sức lo lắng về bức tranh kinh tế hiện nay, khi nền kinh tế rất phụ thuộc vào thị trường thế giới, vào dòng vốn FDI, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp FDI ra sức mở rộng, phát triển nhưng lại báo lỗ để không nộp thuế.
Cũng bày tỏ lo ngại về tăng trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hàng tồn kho, đang được đánh giá là chậm.
“Ngân hàng cứ nói sẵn sàng, tiền không thiếu, nhưng lãi suất cao nợ cũ chưa trả được thì doanh nghiệp vẫn thiếu vốn, phải gỡ bằng được vốn cho doanh nghiệp, nếu không còn khó khăn nữa”, ông Phúc nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý phê báo cáo của Chính phủ còn thiếu cụ thể về vốn và nợ xấu. “Phải tạo đà cho doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn thì mới có nguồn thu, chứ nói mãi mà vẫn thế này thì rất khó”, ông Lý nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết một số ý kiến tại ủy ban cho rằng trong ba tháng đầu năm, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất kinh doanh, với số doanh nghiệp thành lập mới là 15,7 nghìn, giảm 6,8% về số lượng, giảm 16,1% về vốn so với cùng kỳ.
Xét về quy mô đăng ký vốn, mức vốn bình quân trên mỗi doanh nghiệp đăng ký cũng giảm 10% so với cùng kỳ, chỉ còn 5,05 tỷ đồng/doanh nghiêp và giảm 19% so với quý 4/2012 (6,24 tỷ đồng/doanh nghiệp). Trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,6% so với quý 1 năm 2012.
“Khả năng phục hồi của nền kinh tế là khó, trên 65% doanh nghiệp báo lỗ là hết sức đáng lo ngại, phần còn lại cũng ngắc ngoải”, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó ban Kinh tế Trung ương nhấn thêm mảng xám của bức tranh doanh nghiệp.
“Tiền mà cứ ngồi trong ngân hàng thì chết, nên phải tìm giải pháp để tháo nút thắt tín dụng”, ông Cường đề nghị.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, để đạt mức tăng GDP 5,5% cho năm nay là hết sức khó khăn. Với tăng trưởng tín dụng 4 tháng chỉ 1,44%, trong khi đó mức huy động là trên 5%, ông Hiển lo ngại khi dòng tiền vào nền kinh tế đang mất cân đối, hấp thụ vốn rất kém, trong khi các doanh nghiệp hoạt động dựa vào vốn ngân hàng là chủ yếu.
“Cả năm phải tăng tín dụng từ 14 đến 15% thì GDP mới tăng 5,5%, quý 1 thế này thì quý hai và ba còn khó khăn”, ông Hiển dự báo.
Theo Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, “kỳ họp tới Quốc hội không có quyết sách thì rất khó cho nhiệm vụ phát triển kinh tế những tháng cuối năm”.
Bởi huy động vốn vẫn hơn 5% mà cho vay chỉ tăng hơn 1% thì “quá là báo động rồi”. “Vốn ứ đọng như vậy là sản xuất đình đốn, doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn thì không giải quyết được vấn đề gì đâu”, bà Doan nói.
Về giải pháp, Phó chủ tịch nước cho rằng cần tập trung vào chính sách tiền tệ. “Có dám mạnh dạn khoanh nợ, giãn nợ để giải quyết việc rót vốn tiếp không, chứ như này thì tôi thấy nguy cơ lắm”, bà Doan nói.
Đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tiết kiệm chống lãng phí, đề cập đến các chương trình mục tiêu quốc gia mà cả đại biểu và cử tri đều phê là chồng chéo, lãng phí, Phó chủ tịch nước cho rằng, “Quốc hội đáng ra không nể nang gì cả, vì các bộ ai cũng muốn giữ phần một tý”.
“Ngay trong Quốc hội chúng ta cũng không dám mạnh dạn đề cập vấn đề này thì ai dám nói nữa?”, bà Doan phát biểu.
Nhìn nhận khó khăn của mức tăng GDP 5,5%, Phó chủ tịch nước nói bà hết sức lo lắng về bức tranh kinh tế hiện nay, khi nền kinh tế rất phụ thuộc vào thị trường thế giới, vào dòng vốn FDI, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp FDI ra sức mở rộng, phát triển nhưng lại báo lỗ để không nộp thuế.
Cũng bày tỏ lo ngại về tăng trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hàng tồn kho, đang được đánh giá là chậm.
“Ngân hàng cứ nói sẵn sàng, tiền không thiếu, nhưng lãi suất cao nợ cũ chưa trả được thì doanh nghiệp vẫn thiếu vốn, phải gỡ bằng được vốn cho doanh nghiệp, nếu không còn khó khăn nữa”, ông Phúc nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý phê báo cáo của Chính phủ còn thiếu cụ thể về vốn và nợ xấu. “Phải tạo đà cho doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn thì mới có nguồn thu, chứ nói mãi mà vẫn thế này thì rất khó”, ông Lý nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết một số ý kiến tại ủy ban cho rằng trong ba tháng đầu năm, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất kinh doanh, với số doanh nghiệp thành lập mới là 15,7 nghìn, giảm 6,8% về số lượng, giảm 16,1% về vốn so với cùng kỳ.
Xét về quy mô đăng ký vốn, mức vốn bình quân trên mỗi doanh nghiệp đăng ký cũng giảm 10% so với cùng kỳ, chỉ còn 5,05 tỷ đồng/doanh nghiêp và giảm 19% so với quý 4/2012 (6,24 tỷ đồng/doanh nghiệp). Trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,6% so với quý 1 năm 2012.
“Khả năng phục hồi của nền kinh tế là khó, trên 65% doanh nghiệp báo lỗ là hết sức đáng lo ngại, phần còn lại cũng ngắc ngoải”, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó ban Kinh tế Trung ương nhấn thêm mảng xám của bức tranh doanh nghiệp.
“Tiền mà cứ ngồi trong ngân hàng thì chết, nên phải tìm giải pháp để tháo nút thắt tín dụng”, ông Cường đề nghị.