Tiền Nhà nước bồi thường năm 2013 tăng mạnh
Với 37/82 vụ việc đã giải quyết xong, số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 15,7 tỷ đồng
Số tiền Nhà nước phải bồi thường trong năm 2013 đã tăng gần năm lần số tiền bồi thường trung bình 3 năm trước đây, Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác bồi thường nhà nước năm 2013.
Báo cáo cho biết, theo số liệu của Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành, địa phương, năm 2013, có tổng số 82 đơn yêu cầu bồi thường, đã thụ lý 61 đơn và có 21 đơn không đủ điều kiện thụ lý.
Với 37/82 vụ việc đã giải quyết xong, số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 15,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó đã có 20 trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết bồi thường, tòa án cấp sơ thẩm thụ lý 18 trường hợp, đã giải quyết 11 vụ án, với số tiền bồi thường là 22,7 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường được xác định trong các văn bản giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là hơn 38,4 tỷ đồng.
Kết quả này được nhấn mạnh là so với số liệu trung bình của năm 2012 và các năm trước đó thì số vụ việc thụ lý cao hơn 34%, tuy nhiên, số vụ việc đã giải quyết xong trong năm 2013 thấp hơn 30%.
Số tiền Nhà nước phải bồi thường trong năm 2013 đã tăng gần năm lần số tiền bồi thường trung bình 3 năm trước đây vì đã phát sinh một số vụ việc có yêu cầu bồi thường lớn, bên cạnh đó, đã giải quyết xong một số vụ việc tồn đọng từ những năm trước.
Ở kết quả giải quyết bồi thường trong từng lĩnh vực cụ thể, báo cáo cung cấp một số thông tin đáng chú ý.
Trong hoạt động quản lý hành chính có 19 vụ việc được giải quyết thì 17 vụ thuộc trách nhiệm bồi thường của UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Lĩnh vực phát sinh nhiều vụ việc bồi thường nhà nước gồm: đất đai, xử lý vi phạm hành chính.
Với hoạt động thi hành án, theo báo cáo thì năm 2013, yêu cầu bồi thường mới chỉ phát sinh trong lĩnh vực thi hành án dân sự, mà chưa phát sinh trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã giải quyết 17 vụ việc, đã giải quyết xong 16 vụ việc với tổng số tiền phải bồi thường là gần 6,9 tỷ đồng. So với kết quả giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và tố tụng thì số lượng vụ việc được giải quyết xong trong lĩnh vực thi hành án dân sự chiếm tỷ lệ cao nhất.
Việc xem xét trách nhiệm hoàn trả đã thực hiện đối với 8 vụ việc (trong lĩnh vực quản lý hành chính và thi hành án), với tổng số tiền là 233,7 triệu đồng, báo cáo cho hay.
Chính phủ nhìn nhận, kết quả này cho thấy, so với các vụ việc Nhà nước đã chi trả tiền bồi thường, việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả đạt tỷ lệ thấp 8/25 vụ việc (32%).
Đánh giá hoạt động giải quyết bồi thường đã được các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện nghiêm túc hơn, song Chính phủ cũng cho rằng hoạt động này chưa phản ánh đúng thực chất tình hình thực tiễn, nhất là trong hoạt động quản lý hành chính. Khi có tới 20 bộ, ngành và 53 địa phương chưa phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường. Trong khi đó, năm 2013 cả nước đã giải quyết trên 40 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong đó, có gần 40% khiếu nại và trên 50% tố cáo được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho rằng khiếu nại, tố cáo đúng hoặc đúng một phần.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, báo cáo nêu rõ, một số nộ, ngành, địa phương do chưa nhận thức đầy đủ và đúng mức về ý nghĩa, vai trò của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước nên chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước một cách thường xuyên, có hiệu quả tại bộ, ngành, địa phương mình.
Thậm chí, tại nhiều cơ quan nhà nước, do chưa phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường nên có tâm lý chủ quan, không thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Chỉ đến khi có vụ việc mới phân công, chỉ đạo công chức tham mưu thực hiện, dẫn đến việc thiếu chủ động và không kịp thời trong thực hiện công tác bồi thường nhà nước gây bức xúc trong nhân dân mà đặc biệt là đối với người bị thiệt hại;
Với năm 2014 và những năm tiếp theo, Chính phủ dự báo số vụ việc yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong các lĩnh vực sẽ gia tăng đáng kể.
Mặc dù Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước có hiệu lực thi hành mới 3 năm, song Chính phủ cũng xác định sau khi Hiến pháp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, trong năm 2014 sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá toàn diện những hạn chế, vướng mắc của luật để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Nhằm khắc phục những bất cập trong quá trình thi hành, tạo ra cơ chế thuận lợi để người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nhà nước.
Tại báo cáo, Chính phủ kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát đối với việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước để kịp thời phát hiện và phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức gây thiệt hại phải bồi thường cũng như hoạt động giải quyết bồi thường chưa đúng pháp luật của các cơ quan có trách nhiệm bồi thường, phản ánh tới Chính phủ để kịp thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.
Báo cáo cho biết, theo số liệu của Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành, địa phương, năm 2013, có tổng số 82 đơn yêu cầu bồi thường, đã thụ lý 61 đơn và có 21 đơn không đủ điều kiện thụ lý.
Với 37/82 vụ việc đã giải quyết xong, số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 15,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó đã có 20 trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết bồi thường, tòa án cấp sơ thẩm thụ lý 18 trường hợp, đã giải quyết 11 vụ án, với số tiền bồi thường là 22,7 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường được xác định trong các văn bản giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là hơn 38,4 tỷ đồng.
Kết quả này được nhấn mạnh là so với số liệu trung bình của năm 2012 và các năm trước đó thì số vụ việc thụ lý cao hơn 34%, tuy nhiên, số vụ việc đã giải quyết xong trong năm 2013 thấp hơn 30%.
Số tiền Nhà nước phải bồi thường trong năm 2013 đã tăng gần năm lần số tiền bồi thường trung bình 3 năm trước đây vì đã phát sinh một số vụ việc có yêu cầu bồi thường lớn, bên cạnh đó, đã giải quyết xong một số vụ việc tồn đọng từ những năm trước.
Ở kết quả giải quyết bồi thường trong từng lĩnh vực cụ thể, báo cáo cung cấp một số thông tin đáng chú ý.
Trong hoạt động quản lý hành chính có 19 vụ việc được giải quyết thì 17 vụ thuộc trách nhiệm bồi thường của UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Lĩnh vực phát sinh nhiều vụ việc bồi thường nhà nước gồm: đất đai, xử lý vi phạm hành chính.
Với hoạt động thi hành án, theo báo cáo thì năm 2013, yêu cầu bồi thường mới chỉ phát sinh trong lĩnh vực thi hành án dân sự, mà chưa phát sinh trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã giải quyết 17 vụ việc, đã giải quyết xong 16 vụ việc với tổng số tiền phải bồi thường là gần 6,9 tỷ đồng. So với kết quả giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và tố tụng thì số lượng vụ việc được giải quyết xong trong lĩnh vực thi hành án dân sự chiếm tỷ lệ cao nhất.
Việc xem xét trách nhiệm hoàn trả đã thực hiện đối với 8 vụ việc (trong lĩnh vực quản lý hành chính và thi hành án), với tổng số tiền là 233,7 triệu đồng, báo cáo cho hay.
Chính phủ nhìn nhận, kết quả này cho thấy, so với các vụ việc Nhà nước đã chi trả tiền bồi thường, việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả đạt tỷ lệ thấp 8/25 vụ việc (32%).
Đánh giá hoạt động giải quyết bồi thường đã được các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện nghiêm túc hơn, song Chính phủ cũng cho rằng hoạt động này chưa phản ánh đúng thực chất tình hình thực tiễn, nhất là trong hoạt động quản lý hành chính. Khi có tới 20 bộ, ngành và 53 địa phương chưa phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường. Trong khi đó, năm 2013 cả nước đã giải quyết trên 40 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong đó, có gần 40% khiếu nại và trên 50% tố cáo được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho rằng khiếu nại, tố cáo đúng hoặc đúng một phần.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, báo cáo nêu rõ, một số nộ, ngành, địa phương do chưa nhận thức đầy đủ và đúng mức về ý nghĩa, vai trò của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước nên chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước một cách thường xuyên, có hiệu quả tại bộ, ngành, địa phương mình.
Thậm chí, tại nhiều cơ quan nhà nước, do chưa phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường nên có tâm lý chủ quan, không thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Chỉ đến khi có vụ việc mới phân công, chỉ đạo công chức tham mưu thực hiện, dẫn đến việc thiếu chủ động và không kịp thời trong thực hiện công tác bồi thường nhà nước gây bức xúc trong nhân dân mà đặc biệt là đối với người bị thiệt hại;
Với năm 2014 và những năm tiếp theo, Chính phủ dự báo số vụ việc yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong các lĩnh vực sẽ gia tăng đáng kể.
Mặc dù Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước có hiệu lực thi hành mới 3 năm, song Chính phủ cũng xác định sau khi Hiến pháp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, trong năm 2014 sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá toàn diện những hạn chế, vướng mắc của luật để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Nhằm khắc phục những bất cập trong quá trình thi hành, tạo ra cơ chế thuận lợi để người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nhà nước.
Tại báo cáo, Chính phủ kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát đối với việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước để kịp thời phát hiện và phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức gây thiệt hại phải bồi thường cũng như hoạt động giải quyết bồi thường chưa đúng pháp luật của các cơ quan có trách nhiệm bồi thường, phản ánh tới Chính phủ để kịp thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.